Làm rõ việc TPHCM trả trước cho chủ đầu tư bãi rác Đa Phước 9 triệu USD
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan xem xét mức độ sai phạm trong việc TPHCM trả trước cho nhà đầu tư Dự án Bãi xử lý chất thải rắn Đa Phước 9 triệu USD và kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.
Bãi rác Đa Phước (Ảnh: Pháp luật TPHCM).
Ngoài những nội dung mà Dân trí đã phản ánh qua bài viết “Dự án bãi rác Đa Phước: Đô la hoá quan hệ kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam”, Thanh tra Chính phủ còn chỉ rõ nội dung tố cáo của công dân liên quan đến khoản tiền 9 triệu USD mà TPHCM đã trả trước cho nhà đầu tư bãi rác này.
Báo cáo giải trình của UBND TPHCM cho thấy khoản tiền 9 triệu USD là chi phí xử lý rác mà thành phố trả trước cho nhà đầu tư, đồng thời để làm giảm chi phí xử lý rác lẽ ra là 17,77 USD/tấn xuống còn 16,4 USD/tấn. Đây không phải là số tiền thành phố hỗ trợ cho nhà đầu tư và việc ứng tiền sẽ thực hiện theo lộ trình tương ứng với kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng cầu vào khu liên hợp, san lấp nền, đê bao chống lũ,… mà chủ đầu tư cam kết thực hiện.
Căn cứ hợp đồng giao nhận và xử lý chất thải rắn ký năm 2006 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM với Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS), “khoản tiền trả trước” có nghĩa là số tiền thanh toán trước 9 triệu USD đã được đưa vào tính và khấu trừ trong giá xử lý rác theo tấn lúc ban đầu để đi đến giá thoả thuận là 16,4 USD/tấn do UBND TPHCM trả trước cho Công ty VWS cho các khoản phí xử lý rác và được thanh toán cho VWS theo phụ lục hợp đồng.
Kiểm toán Nhà nước cho rằng việc sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường để thực hiện tạm ứng cho Công ty VWS (doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) thực hiện đầu tư dự án Bãi xử lý chất thải rắn Đa Phước là chưa phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Năm 2010 UBND TPHCM đã có văn bản đề nghị Kiểm toán Nhà nước xem xét điều chỉnh nội dung thông báo kết luận theo hướng không xem đây là khoản tạm ứng xây dựng cơ bản cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên cho đến nay, các cơ quan liên quan ở TPHCM chưa nhận được thông tin chỉ đạo về các bước xử lý tiếp theo của Kiểm toán Nhà nước.
Chính vì thế, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước xem xét mức độ sai phạm và kiến nghị biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Loại bỏ những bất hợp lý trong hợp đồng
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TPHCM tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra một số thiếu sót trong việc tham mưu đề xuất và triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước; tổ chức đàm phán, thương thảo lại hợp đồng để loại bỏ những bất hợp lý và có biện pháp xử lý nghiêm việc gây ô nhiễm môi trường đối với Công ty VWS.
“Xây dựng, công bố rộng rãi lộ trình hạn chế, tiến tới áp dụng mô hình giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải (3R) để giảm tỷ lệ chôn lấp rác so với hiện nay. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc trồng cây xanh tạo hành lang phân cách giữa khu dân cư và bãi chôn lấp rác của Công ty VWS. Nghiên cứu áp dụng công nghệ đốt rác phát điện thay thế cho công nghệ chôn lấp để tiết kiệm tài nguyên đất đai do hạn chế chôn lấp”- Thanh tra Chính phủ kiến nghị.
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị chỉ đạo Công ty VWS tích cực, khẩn trương khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường theo giải pháp do Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu ra.
“Nghiêm túc hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ mô trường, công khai, minh bạch các mặt hoạt động để nhân dân giám sát, tránh để dư luận hiểu lầm gây bất lợi cho doanh nghiệp”- cơ quan thanh tra nêu quan điểm.
Thế Kha
Theo Dantri
Người dân phản ứng bãi rác Đa Phước vì nghi nước thải tràn ra ngoài
Thấy nước sủi bọt, có màu lạ từ Đa Phước (TP HCM) chảy ra kênh rạch, người dân kéo đến khu xử lý phản đối gay gắt.
Người dân tập trung trước trụ sở Công ty VWS - bên trong Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước suốt đêm 2/10. Ảnh người dân cung cấp.
Người dân sống quanh Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (huyện Bình Chánh) kéo tới cổng bãi rác Đa Phước khá đông, từ đêm 2/10 đến sáng hôm sau.
Họ cho rằng nước thải từ khu xử lý chảy tràn ra ngoài gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm chết thủy hải sản, yêu cầu Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS, chủ đầu tư) giải quyết sự việc...
Nhiều người cho biết phát hiện nước từ bãi rác Đa Phước tràn ra ngoài rạch Dơi sủi bọt và có màu lạ. Họ nói đây là nước thải, rỉ rác và sự việc đã xảy ra nhiều lần.
Việc tập trung đông người đã khiến các xe vận chuyển rác không thể vào bãi chôn lấp. Sở Tài nguyên - Môi trường, Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải, UBND và Công an huyện Bình Chánh, xã Đa Phước... có mặt ngay sau đó để ghi nhận ý kiến người dân, kiểm tra hiện trường và lấy mẫu nước giám định.
Nước từ bên trong hàng rào bãi rác Đa Phước tràn ra ngoài. Ảnh người dân cung cấp
Trong văn bản khẩn gửi Thành ủy và UBND TP HCM mới đây, ông Kavin Moore (Giám đốc điều hành VWS) cho biết, nước chảy từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước xuất hiện khi nhà thầu bơm hơn 15.000 m3 cát ở phía đông vào trong, để xây dựng. Do trời mưa lớn, nước tạo lối thoát trôi khoảng 200 m3 cát ra ngoài.
Khẳng định hiện tượng này không phải là nước rỉ rác, song chủ đầu tư bãi rác Đa Phước cho hay khoảng một tuần nữa mới có kết quả phân tích. "Nếu có vi phạm, VWS hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và cam kết thực hiện theo đúng quy định", văn bản nêu.
Theo VWS, sau khi sự việc xảy ra một số người dân loan tin không đúng, xâm nhập vào trụ sở công ty... khiến các chuyên gia nước ngoài và hàng trăm nhân viên khu xử lý rác Đa Phước bất an.
Nước từ bãi rác Đa Phước tràn ra ngoài được cho là nước thải. Ảnh người dân cung cấp.
Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước rộng 128 ha, tổng vốn đầu tư hơn 107 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự án (tổng vốn hơn 32 triệu USD) được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2007.
Bãi rác Đa Phước là nguyên nhân gây mùi hôi thối khiến cả khu Nam Sài Gòn bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Vụ việc cũng được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có phương án giải quyết.
Đến cuối tháng 9/2016, chính quyền TP HCM xác định mùi hôi mà người dân khu Nam Sài Gòn phản ánh bắt nguồn từ khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước (huyện Bình Chánh). Đồng thời, thành phố sẽ cùng doanh nghiệp thực hiện cam kết để dự án thực sự mang lại hiệu quả.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Thanh tra làm rõ chất lượng lát đá vỉa hè Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu Thanh tra TP.Hà Nội trong tháng 12 phải báo cáo kiểm tra, làm rõ chất lượng lát đá tự nhiên tại vỉa hè các tuyến đường. Văn phòng UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung giao Thanh tra...