Làm rõ việc một nữ sinh tự tử suýt chết sau khi bị nhà trường kỷ luật thôi học
Sau khi bị nhà trường kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học tập, một nữ sinh ở Cà Mau đã uống thuốc tự tử. Rất may, gia đình em đã kịp thời phát hiện và đưa đến bệnh viện điều trị.
Quyết định chưa chú ý đến yếu tố nhân văn
Liên quan đến vụ việc nữ sinh Phạm Thảo Nguyên, học sinh lớp 8E, trường THCS Trần Quốc Toản (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) mắc sai phạm do đánh bạn nhiều lần và vi phạm nội quy khác của trường, Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức cuộc họp Hội đồng sư phạm quyết định kỷ luật buộc thôi học 1 năm đối với nữ sinh này.
Sau khi bị nhà trường kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học tập vào kỳ thi cuối năm học và buộc thôi học 1 năm (bắt đầu từ ngày 20-4-2015 đến hết ngày 19-3-2016), nữ sinh này đã uống thuốc tự tử vào ngày 5-5. Rất may, gia đình em Nguyên đã kịp thời phát hiện và đưa đến điều trị tại Bệnh viện sản nhi Cà Mau. Ngày 8-5, em Phạm Thảo Nguyên đã được gia đình xin xuất viện về nhà.
Trường THCS Trần Quốc Toản (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), nơi để xảy ra sự việc đáng tiếc
Video đang HOT
Bà Bùi Thị Diệp (bà nội em Thảo Nguyên) cho rằng, quyết định kỷ luật của nhà trường đối với cháu mình là quá nặng, từ nhỏ em Nguyên đã hay ốm đau, cha mẹ chia tay nhau nên phải sống với bà nội. Vì vậy, bà đã làm đơn gửi đến Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng GD-ĐT huyện Cái Nước đề nghị cho cháu mình sớm trở lại lớp học.
Theo ông Nguyễn Trung Thượng – Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cái Nước, quyết định kỷ luật của Hiệu trưởng trường THCS Trần Quốc Toản tuy không trái với quy định của ngành nhưng khi xem xét kỷ luật đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như em Phạm Thảo Nguyên, Hội đồng sư phạm nhà trường chưa chú ý đến yếu tố nhân văn, chưa phân tích, giải thích rõ cho học sinh và gia đình thông hiểu tường tận những quy định và hình thức kỷ luật học sinh sai phạm nội quy, dẫn đến vụ việc nữ sinh có thể do bất đồng với nhà trường nên uống thuốc tự tử.
Nghiêm túc rút kinh nghiệm
Ông Nguyễn Trung Thượng cũng chia sẻ, quan điểm của Phòng GD-ĐT huyện là sẽ chỉ đạo nhà trường xử lý vấn đề này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh. Tuy nhiên, việc sai phạm của học sinh cũng cần phải được xử lý theo quy định của ngành để đảm bảo tính giáo dục và răn đe đối với tất cả các em học sinh khác.
Ngày 14-5, Ban Giám hiệu trường THCS Trần Quốc Toản đã nhận hồ sơ và hướng dẫn gia đình em Phạm Thảo Nguyên bổ sung một số thủ tục để nhận em trở lại lớp. Ông Nguyễn Thanh Lũy, Hiệu trưởng nhà trường thừa nhận: Mặc dù quyết định kỷ luật học sinh Phạm Thảo Nguyên là đúng với quy định của ngành, song nhà trường chưa lường hết hậu quả của quyết định “cứng nhắc” này. Việc kỷ luật thiếu tính nhân văn bởi nữ sinh này thuộc diện hoàn cảnh éo le, cha mẹ bỏ nhau được bà nội nhận nuôi dưỡng từ nhỏ.
Qua đây, Ban Giám hiệu nhà trường sẽ rút kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục học sinh cá biệt hoặc có hoàn cảnh khó khăn, chú trọng đến việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, để có hướng giáo dục các em tốt hơn trong thời gian sắp tới.
Về vụ việc này, ông Lê Thanh Liêm, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau cho biết: Sở đã chỉ đạo Phòng GD-ĐT huyện Cái Nước phối hợp với Ban Giám hiệu trường THCS Trần Quốc Toản giải quyết theo hướng “thấu tình, đạt lý”, đồng thời đề nghị Phòng GD-ĐT huyện Cái Nước báo cáo toàn bộ vụ việc và hướng chỉ đạo giải quyết vụ việc kể trên theo đúng quy định của ngành.
Theo_An ninh thủ đô
Bước đi lầm lạc của cậu nhóc con trước ngưỡng cửa cuộc đời
Phạm Thanh Tùng, SN 1995, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội bỏ học hồi cuối năm lớp 11. "Em vẫn muốn đến trường học cùng các bạn nhưng đợt ấy, em đánh nhau nên bị nhà trường đình chỉ học 1 tuần! Vậy là em nghỉ luôn". Sau bước ngoặt ấy, Tùng đã liên tiếp đi lầm đường và những bước đi ấy đã dẫn Tùng vào song sắt trại giam...
Mua xe máy bằng tiền trộm nhà bạn
Bỏ học, Tùng ở nhà lang thang và suốt ngày lấy chơi điện tử làm trò giải khuây. Thấy thằng con còn ít tuổi mà lông bông, bố mẹ Tùng đã bảo cậu con lớn tạo điều kiện cho Tùng vào khuôn khổ, đó là đưa Tùng vào vị trí trông coi cửa hàng. Khi cảm thấy là người có trách nhiệm, tự khắc Tùng sẽ ý thức dần về vai trò của bản thân mình. Tùng răm rắp thực hiện công việc được bố mẹ và anh trai giao phó được khoảng thời gian rất nhắn thì bắt đầu có biểu hiện xao nhãng công việc và mải chơi. Trưa ngày 26-6-2012, Tùng sang nhà cậu bạn thân để rủ bạn đi chơi điện tử thì cả nhà cậu này đang ngủ trưa. Tùng nhìn thấy 1 túi xách màu đen treo trên móc tường. Đoán trong túi có nhiều tiền, Tùng nảy sinh ý đồ trộm cắp chiếc túi trên để lấy tiền ăn chơi. Nghĩ vậy, Tùng đã lấy chiếc túi.
Bỗng thấy 3 chiếc ĐTDĐ để trên bàn, Tùng nhanh tay cất 3 chiếc điện thoại này vào túi quần rồi đi ra nhà để xe. Tại đây, Tùng kiểm tra túi xách có 29 triệu đồng cùng tờ 100 USD. Tính toán một hồi, Tùng gửi 25 triệu đồng vào tài khoản của mình, bán tờ đô được 2 triệu đồng. Ngày hôm sau, Tùng lại đi rút tiền trong thẻ để mua 1 chiếc xe máy nhãn hiệu Wave màu trắng hết 19,2 triệu đồng. Sợ bị lộ, Tùng đem chiếc xe gửi nhà một người bạn thân còn 3 chiếc điện thoại Tùng đã mang đi cất giấu. Cho đến ngày bị bắt giữ, Tùng đã chi tiêu cá nhân hết số tiền trộm cắp được chỉ còn lại số tiền mặt là 2,9 triệu đồng.
Tại CQCA, Tùng đã khai nhận toàn bộ hành vi trộm cắp đã gây nên. Ngoài chiếc xe máy mới mua chưa sử dụng lần nào, cùng 3 ĐTDĐ được CQCA thu hồi trả lại bị hại thì gia đình Tùng đã bồi thường cho bị hại 15 triệu đồng; vì vậy, gia đình bị hại không đặt vấn đề giải quyết dân sự nào khác. Bởi khi gây nên hành vi phạm tội Tùng mới 17 tuổi 8 tháng 8 ngày nên tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 20-11-2012, TAND quận Long Biên đã tuyên phạt Tùng mức án 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 30 tháng tính từ ngày tuyên án.
Phạm nhân Phạm Thanh Tùng ngậm ngùi kể về hành vi phạm tội. Ảnh: Linh Anh
Khi đang trong thời gian thử thách của bản án đầu tiên, Tùng lại tiếp tục phạm phải sai lầm. Lần này, khi đã đến tuổi thành niên, Tùng đã không còn được nhận bất cứ đặc ân nào của pháp luật nữa. Theo hồ sơ vụ việc, qua mạng internet, Tùng quen một cô bé tên H, mới 13 tuổi, đang là học sinh lớp 7. Sau nhiều lần nói chuyện trên mạng, cả hai trở nên thân thiết với nhau. Ngày 1-4-2014, cũng qua mạng, H tâm sự với Tùng là đang gặp chuyện buồn, chán nản nên muốn Tùng đến đón đi chơi. Nghe vậy, Tùng đến đón H và hai bên đi ăn, dạo phố với nhau.
Tối đó, H nói muốn tìm chỗ ngủ. Định đi tìm nhà nghỉ cho H thì Tùng nảy ra ý định đưa H về nhà mình vì ở nhà bố mẹ đi lễ cả tuần không về. Vậy là Tùng đưa cô bạn mới quen về nhà và đi thẳng lên phòng mình ở tầng 2. Tối hôm đó, cả hai đã cùng nhau làm "chuyện người lớn" 3 lần. H còn ở nhà Tùng đến ngày 6-4 nên trong khoảng thời gian đó, hai bên đã quan hệ với nhau nhiều lần khác. Tất cả những lần đó, H đều chủ động hoặc có sự đồng thuận cùng với Tùng.
Về phía gia đình H, khi thấy con gái bỏ đi nhiều ngày không về, phụ huynh của H tỏa đi tìm. Đến ngày 7-4, khi Tùng chở H đi chơi thì bị bố mẹ H bắt gặp và trình báo CQCA. Ngay hôm đó, Tùng bị bắt giữ. Sau khi vào cuộc điều tra, CQCA xác định hành vi của Phạm Thanh Tùng đã đủ dấu hiệu cấu thành tội Giao cấu trẻ em với tình tiết phạm tội nhiều lần. Tuy nhiên, Tùng đã thành khẩn khai nhận tội, ăn năn hối cải, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế, bên cạnh đó, người bị hại là cháu H cũng có một phần lỗi là chủ động đề nghị và tham gia tích cực trong quá trình giao cấu. Những chi tiết trên là cơ sở để tòa án xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho Tùng. Do vậy, HĐXX đã tuyên phạt Phạm Thanh Tùng mức án 45 tháng tù. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt 15 tháng tù cho hưởng án treo của bản án trước đó, nay chuyển thành án giam. Tổng hợp hình phạt, bị cáo Phạm Thanh Tùng phải chấp hành là 60 tháng tù.
Sau khi kể lần lượt về hai lần phạm tội, Tùng ngậm ngùi nói: "Người em cảm thấy có lỗi nhất là bố mẹ mình. Em nghịch ngợm, bị nhà trường đình chỉ học đã khiến bố mẹ phiền lòng rồi; vậy mà sau đấy em lại liên tục có hành vi phạm pháp. Ngày ra tòa lần 1, bố mẹ em đã gạt đi nỗi mặc cảm mà có mặt để an ủi em, mong em cố gắng vượt qua vì bên cạnh luôn có bố mẹ nhưng đến phiên xử lần 2, bố mẹ giận em quá mà vắng mặt. Em nhớ rõ, hôm đó em đã rảo mắt nhìn xung quanh nhưng cảm giác cô đơn cứ bủa vây lấy mình. Thêm vào đó, người em thấy có lỗi nữa là bạn gái của mình. Lúc gây án đối với H, thực ra em đã có người yêu. Hôm đó em giận cô ấy nên khi H rủ đi chơi, em cũng đi luôn và suốt mấy ngày ở bên H, em tắt điện thoại để người yêu không liên lạc được với mình. Người yêu em còn ít tuổi và vẫn đang đi học nhưng đã rộng lòng tha thứ cho em. Thỉnh thoảng cô ấy vẫn vào trại thăm em và gửi đến em những lời an ủi, động viên. Cả bố mẹ và những người thân của em, không ai quay lưng với em cả. Đó là động lực lớn để em đã cố gắng và luôn cố gắng cải tạo tốt, sớm được trở về làm lại cuộc đời...".
Theo Phap luât Xa hôi
Nữ thủ quỹ trường học tham ô hàng trăm triệu đồng mua vé số Khát vọng mau được đổi đời, một nữ thủ quỹ trường học đã tham ô hàng trăm triệu đồng chủ yếu để mua vé số với hy vọng sẽ được trúng độc đắc. Đến khi vỡ nợ, không biết lấy chi bù đắp, nữ nhân viên thủ quỹ này đã đột ngột "mất tích" không rõ nguyên do... Ngày 21/4, Tòa phúc thẩm...