Làm rõ tình trạng có chất kích nạc trong thịt lợn
Chiều ngày 13/3, Lãnh đạo Cục chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ việc vừa phát hiện có chất cấm để kích thích nạc trong thịt lợn (thịt heo) bán ra thị trường thời gian gần đây gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Ngay sau cuộc họp về dịch bệnh trên gia súc, gia cầm do Bộ NN-PTNT tổ chức tại Hà Nội vào chiều ngày 13/3, ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi đã khuyến cáo người tiêu dùng không nên quá hoang mang về việc phát hiện có chất cấm để kích nạc trong thịt lợn bán trên thị trường hiện nay.
Lãnh đạo Cục chăn nuôi cũng cho biết, vừa qua các đơn vị chức năng đã phát hiện một số đại lý bán thuộc thú y, cơ sở chăn nuôi lợn có sử dụng một số chất trong diện cấm sử dụng để thực hiện việc kích thích tỷ lệ nạc trong thịt lợn
Theo ông Sơn thì việc sử dụng hóa chất cấm để chăn nuôi đã gây ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Đồng thời, vì tình trạng đó còn gây ra hậu quả là thịt heo hiện nay bắt đầu giảm giá tới 10-15% so với hồi trước tết và sau tết, do người dân lo ngại về chất lượng của thịt lợn.
Người tiêu dùng đang hoang mang với thông tin có chất cấm sử dụng để kích thích nạc trong thịt lợn.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra và công bố vừa rồi của các cơ quan chuyên môn chỉ là dừng lại ở một số ít mẫu thịt được thu thập để kiểm tra, nên chưa thể kết luận là có tới 30-40% thịt lợn bị nhiễm các chất tăng trọng, tăng nạc được, hiện các cơ quan chuyên môn của Cục Chăn nuôi, Cục Thú y vẫn đang khẩn trương tổ chức lấy mẫu. Dự kiến khoảng cuối tháng này sẽ có kết quả công bố chính xác tỷ lệ chất cấm được sử dụng trên đàn lợn hiện nay.
Video đang HOT
Trước đó, vào năm 2010, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư 54 quy định chi tiết về kiểm tra các chất tồn dư trong các sản phẩm chăn nuôi, trong đó có 3 chất đặc biệt cấm là Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol. Đây là những chất tạo nạc, yêu cầu không được dùng để chăn nuôi. Mặc dù một số nước như Mỹ vẫn cho sử dụng, nhưng hiện tại thì ở Việt Nam đang cấm sử dụng vì nó thuộc nhóm gây ra độc hại khi sử dụng sản phẩm thịt có nhiễm các chất kích nạc.
Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng mới phát hiện được, song ở tỷ lệ nhỏ và tập trung ở phía Nam, còn phía Bắc thì chưa phát hiện thấy.
Cục Chăn nuôi đang ráo riết vào cuộc làm rõ để xử lý các cơ sở vi phạm khi sử dụng chất cấm để kích thích nạc thịt lợn tại Việt Nam.
Lãnh đạo Cục chăn nuôi bước đầu khẳng định, tỷ lệ nhiễm chủ yếu ở một số cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ mà họ sử dụng trực tiếp chất cấm, còn các cơ sở chăn nuôi lớn thì qua kiểm tra, không hề có chất cấm như Ractopamine, Clenbuterol và Salbutamol. Ngay cả các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chúng tôi kiểm tra cũng không hề có chất cấm kể trên. Cũng có thông tin cho rằng, sở dĩ có các chất cấm trong heo là do các thương lái đã yêu cầu người nuôi sử dụng để tăng lượng nạc.
Để làm rõ hơn sự việc nhằm bảo đảm quyền lợi và sức khỏe cho người dân, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y và Cục Chăn nuôi tiếp tục đi kiểm tra, điều tra lấy các mẫu thịt để đánh giá một cách chính xác hơn, nhằm giúp cho người tiêu dùng biết tỷ lệ nhiễm chất cấm và tổ chức xử lý các điểm vi phạm.
Cùng đó, trong thời gian tới đây, Bộ NN-PTNT và Bộ Công thương sẽ kết hợp kiểm tra quyết liệt hơn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo.
Quan sát bằng mắt thường thì người tiêu dùng sẽ rất khó phát hiện. Theo Cục chăn nuôi thì không phải cứ tất cả thịt heo mà có nạc nhiều là có các chất kích nạc kể trên, vì hiện nay chúng ta đã có những giống lợn nuôi có năng suất cao, tỷ lệ nạc lên tới 64%. Nhưng theo lời khuyên của Cục chăn nuôi bằng kinh nghiệm thì những loại thịt có sử dụng chất cấm này sẽ có màu hơi khách thường, hơi đỏ.
Thế Cường
Theo dân trí
Dùng chất cấm trong chăn nuôi là tội ác
Dù các chất tăng trọng, kích nạc trong chăn nuôi đã bị cấm từ 10 năm nay, nhưng gần đây, vì chạy theo lợi nhuận nhiều, người chăn nuôi đã tái sử dụng những loại chất nguy hại này.
Nếu tiếp tục chạy theo lợi nhuận, chăn nuôi trong nước sẽ không còn lối thoát (Ảnh minh họa)
Đầu độc người tiêu dùng
Câu chuyện về lợn siêu nạc, lợn được nuôi bằng chất siêu tăng trọng ngày một nhức nhối hơn. Theo nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, tình hình sử dụng chất cấm đang có chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp. Bằng chứng là tỷ lệ phát hiện chất cấm trong thức ăn, trong thịt lợn tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam mà trọng tâm là Đồng Nai, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh.
Kết quả kiểm tra, giám sát của Cục Thú y cho thấy, 43% số mẫu nước tiểu được lấy tại các trang trại chăn nuôi cho kết quả dương tính với nhóm B - Agonit, 26% số mẫu thịt được lấy tại các lò mổ phát hiện các chất cấm. Con số này đã gây chấn động cả ngành chăn nuôi cũng như các chuyên gia an toàn thực phẩm. Các chất kích thích, kích nạc gốc B - Agonit đã bị cấm ở Việt Nam từ năm 2002. Tương tự, Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) đã nhiều lần bác bỏ chất này trong chăn nuôi bởi tính nguy hại của nó đối với sức khỏe con người. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng tỏ ra lo ngại bởi con số trên mới là kiểm tra trên diện hẹp tại một số tỉnh phía Nam, nếu kiểm tra cả nước, chắc chắn sẽ có những kết quả đáng giật mình hơn. "Người tiêu dùng đang quay lưng lại với thịt lợn trong nước là đúng. Chỉ vì người chăn nuôi hám lợi mà đầu độc hàng chục triệu người".
Tiêu hủy hay giữ lại?
Thực trạng là như vậy, nhưng làm thế nào để quản lý, dẹp bỏ tình trạng này thì lại chưa có câu trả lời thỏa đáng. Ông Dương cho biết, do đặc điểm chăn nuôi nước ta nhỏ lẻ, người bán cũng như người sử dụng đều khó xác định nên việc quản lý và phát hiện là rất khó. Trong khi đó, các ngành, các địa phương vẫn chưa thực sự nhận thức được tầm nguy hại của sự việc để cùng ngành NN&PTNT vào cuộc, truy quét đến cùng những hành vi này. "Không phải chúng ta chưa có chế tài, quy định để xử lý những trường hợp vi phạm. Luật Hình sự cũng có quy định phạt tù từ 3-5 năm đối với người sản xuất thức ăn giả, chất cấm trong thực phẩm, NĐ 08 quy định phạt hành chính từ 10-40 triệu đồng vì sử dụng chất vấn trong chăn nuôi. Điều cốt yếu là chúng ta chưa thực sự vào cuộc".
Khó khăn nữa khiến Bộ NN&PTNT cũng như các địa phương đau đầu là việc xử lý "tang vật" có chất cấm. Tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... sau khi kiểm tra phát hiện lợn dương tính với chất cấm, nhưng lại lúng túng trong xử lý. Nhiều người cho rằng, yêu cầu các cơ sở giết mổ lưu giữ lại đàn lợn có chất cấm từ 7-10 ngày nuôi đào thải, sau đó cho phép lưu thông giết mổ trở lại. Song, ông Dương cho rằng, với những con lợn đã phát hiện chất cấm B - Agonit nên tiêu hủy 100%. "Nếu cho phép đưa về trang trại nuôi tiếp một thời gian rồi cho giết thịt trở lại, chúng ta đã vô tình đồng ý với hành động cho phép sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Quan điểm của tôi, nên tiêu hủy toàn bộ những con lợn có chất cấm". Sau 7-10 ngày, B - Agonit chỉ đào thải hết trong nước tiểu và trong máu, nhưng trong quá trình chăn nuôi, chất này đã tụ lại trong các mô cơ, mô thần kinh, không thể đào thải được.
Để có những con số xác thực hơn, Bộ trưởng Cao Đức Phát mới đây yêu cầu các Cục Chăn nuôi, Thú y tiếp tục lấy mẫu rộng rãi trên cả nước để có bức tranh toàn diện về tình hình sử dụng chất cấm hiện nay. Tuy nhiên, việc kiểm tra, phát hiện ra những con số rồi dừng lại, thì chẳng khác nào "đánh trống bỏ dùi". Bộ NN&PTNT cần xử lý nghiêm, triệt để và kiến nghị Bộ Y tế loại khỏi danh mục một số hoạt chất nguy hại dùng trong chăn nuôi như các chất kích thích gốc B - Agonit.
"Muốn dẹp, truy quét được tình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện nay thì cần phải làm như bắt ma túy mới mong mang lại kết quả, từ bắt giữ 1-2 tép heroin là truy ra cả đường dây buôn bán. Bởi, sử dụng chất cấm nguy hại trong chăn nuôi là một tội ác, không chỉ là vi phạm quy định nữa", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát.
Theo ANTD
Kỳ lạ cừu con 6 chân và... lưỡng tính Con cừu này có nhiều đặc điểm "bất thường" lắm í! Ông Albert Abadzhanov đến từ Velistsikhe, Georgia là chủ nhân của một con cừu 6 chân kỳ lạ. Con cừu này là thành viên mới nhất trong đàn gia súc của gia đình ông Albert, em í đã trở nên nổi tiếng ngay sau khi được sinh ra. Con cừu này có...