Làm rõ tin hổ xuất hiện tại rừng cao su
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đặt bẫy ảnh tại khu vực rừng cao su nơi 1 công nhân nhìn thấy con thú nghi là hổ.
Chiều 19-5, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã đặt bẫy ảnh tại khu vực rừng cao su và những vị trí giáp ranh rừng cao su ở địa bàn xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng để làm rõ thông tin có hổ xuất hiện tại khu vực này.
Dấu chân của động vật rừng nghi là hổ để lại hiện trường. Ảnh: KL
Theo Chi cục Kiểm lâm, song song với việc đặt bẫy ảnh, cơ quan chức năng cũng đã phối hợp với chính quyền địa phương phát thông báo đến người dân các khu vực cảnh giác, giữ khoảng cách an toàn với khu vực phát hiện động vật hoang dã nghi là hổ.
Bẫy ảnh để xác minh thông tin nghi hổ xuất hiện tại rừng cao su ở huyện Bảo Lâm. Ảnh: KLK
Đồng thời trấn an người dân không hoang mang, gây ảnh hưởng đời sống sinh hoạt và sản xuất.
Trước đó, khoảng 5 giờ sáng ngày 8-5, trong lúc bốc mủ cao su ở lô 144, tiểu khu 373, một công nhân của Công ty CP cao su Bảo Lâm phát hiện một con thú lớn đang di chuyển.
Công nhân này cho biết, từ khoảng cách 15m thấy con thú có màu xám, hình thù giống hổ, đang di chuyển về phía đám rừng lồ ô ven suối, qua khu vực rừng tự nhiên thuộc quản lý bảo vệ của công ty.
Video đang HOT
Vị trí được cho là động vật rừng nghi hổ nằm nghỉ để lại một số mẫu lông
Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm lập tức vào cuộc xác minh, kiểm tra hiện trường nơi công nhân này nhìn thấy con thú.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện một số dấu chân, nhưng do trời mưa nên chưa xác định được dấu chân của loài động vật nào.
Tại vị trí nói trên, cơ quan chức năng còn nhận thấy cây cỏ bị đè bẹp nghi là chỗ nằm nghỉ của loài thú này, cơ quan chức năng phát hiện và thu thập một số mẫu lông của con thú để lại.
Khu vực rừng tại xã Lộc Bảo nghi hổ xuất hiện. Ảnh: KL
Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng đề nghị các đơn vị nghiên cứu áp dụng quy định về xử lý trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản con người.
Đà Lạt: Vác từng can nước lên đồi cao chữa cháy rừng khu vực đèo Prenn
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cho biết tổng diện tích vụ rừng phòng hộ bị cháy ở khu vực đèo Prenn, TP.Đà Lạt là hơn 10 ha, cơ bản được dập tắt.
Chiều 8.4, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cho biết diện tích vụ cháy rừng phòng hộ ở khu vực đèo Prenn, TP.Đà Lạt là hơn 10 ha, đến nay cơ bản được dập tắt, nhưng vẫn cử lực lượng phòng cháy túc trực.
Chữa cháy bằng bình xịt. Ảnh LÂM VIÊN
Như Thanh Niên đã phản ánh khoảng 14 giờ 30 ngày 7.4, một khoảnh rừng rộng lớn thuộc tiểu khu 267a, thuộc khu vực đèo Prenn, trên địa bàn P.3 (TP.Đà Lạt) bốc cháy và lan rộng.
Do đây là khu vực núi cao, dốc đứng, núi nhiều đá, phương tiện cơ giới không thể vào tới nơi. Lực lượng chữa cháy huy động hàng chục người và phải khoanh vùng để dập lửa theo phương pháp thủ công.
Lực lượng chữa cháy mang từng can nước lên đồi để dập lửa. Ảnh LÂM VIÊN
Đêm 7.4, ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cùng lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng trực tiếp đến hiện trường vụ cháy chỉ đạo công tác chữa cháy rừng.
Ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (đứng giữa cầm chai nước) đến hiện trường chỉ đạo việc dập lửa trong đêm 7.4. Ảnh CTV
Lúc này tỉnh Lâm Đồng huy động khoảng 150 người, ngoài lực lượng chữa cháy của TP.Đà Lạt, Chi cục Kiểm Lâm Lâm Đồng, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, còn huy động lực lượng kiểm lâm các huyện: Lạc Dương, Đức Trọng và Lâm Hà đến hỗ trợ dập lửa.
Có những vị trí xe chữa cháy không thể tiếp cận, lực lượng tham gia chữa cháy không quản vất vả, hiểm nguy, chở từng can nước bằng xe máy và vác bộ vào sâu bên trong để dập lửa, kết hợp dùng cây dập lửa. Đến hơn 23 giờ cùng ngày vụ cháy rừng cơ bản được khống chế.
Sáng 8.4 lực lượng chữa cháy tiếp tục mang từng can nước để dập lửa. Ảnh LÂM VIÊN
Tuy nhiên, đến sáng 8.4, tại khu vực Tổ 19, P.3 (Đà Lạt) do nắng hanh khô và gió nên tiếp tục phát sinh một số đám cháy nhỏ. Do đó lực lượng chữa cháy thuộc Ban Quản lý rừng Lâm Viên, Hạt Kiểm lâm Đà Lạt và các hộ nhận khoán...vẫn bơm nước và vác từng can nước lên đồi để dập lửa.
Quan sát của PV, sau vụ cháy rừng có những khu rừng thông đổi từ màu xanh sang màu vàng, nhiều cây rừng nhỏ sát lớp thực bì bị thiêu rụi, có những cây thông lửa bén vào thân cháy đen. Lực lượng chữa cháy dùng bình xịt phun nước để dập lửa.
Nhiều cây rừng nhỏ sát lớp thực bì bị thiêu rụi. Ảnh LÂM VIÊN
Có những cây thông lửa bén vào thân cháy đen. Ảnh LÂM VIÊN
Theo báo cáo nhanh của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích rừng thông phòng hộ bị cháy là hơn 10 ha; đây là khu vực rừng thông tự nhiên lớn. Vụ cháy rừng bùng lớn do khu vực này có lớp thực bì dày.
Khu rừng thông đổi từ màu xanh sang màu vàng sau vụ cháy rừng. Ảnh LÂM VIÊN
Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết, hiện đơn vị vẫn đang tiếp tục theo dõi khu vực rừng xảy ra cháy; điều tra xác định nguyên nhân xảy ra cháy rừng và đánh giá chính xác thiệt hại tài nguyên rừng.
Ăn hạt ngô đồng, 14 học sinh nhập viện 14 học sinh cấp 2 ăn hạt ngô đồng bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu. Ngày 27-3, Sở Y tế Lâm Đồng cho biết nguyên nhân khiến 14 học sinh của Trường THCS Quang Trung, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm phải nhập viện điều trị là bị ngộ độc thực phẩm. Ngô đồng là loại cây được trồng phổ biến...