Làm rõ thông tin doanh nghiệp nhà nước tổ chức… thi nhậu
Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh An Giang khẳng định không có chủ trương nào để Công đoàn cơ sở thuộc 1 công ty khai thác đá ở tỉnh này đứng ra tổ chức hội thi nhậu với cái tên “ Tửu vương chi bảo”.
Ngày 18-8, ông Nguyễn Thiện Phú, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang, cho biết đã yêu cầu LĐLĐ huyện Tri Tôn làm việc với Công đoàn cơ sở thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến đá An Giang để báo cáo chính thức về thông tin đơn vị này tổ chức hội thi “Tửu vương chi bảo” gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.
Ông Danh khẳng định những người tham gia việc này đã lấy những chiếc cúp do đơn vị đoạt được tại các hội thao rồi dán chữ “Tửu vương chi bảo” và logo của công ty lên để đùa giỡn.
Cũng theo ông Phú, sau khi nắm thông tin sơ bộ từ Công đoàn cơ sở thì được biết vào ngày 16-8, phía Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến đá An Giang có tổ chức lễ cúng rằm như thông lệ hằng năm. Sau lễ cúng, công ty mời lãnh đạo huyện Tri Tôn, lãnh đạo UBND các xã lân cận đến chung vui cùng với đơn vị. Do bộc phát cá nhân nên một số người là cán bộ của công ty ngồi cùng bàn nghĩ ra chuyện thách đố nhau xem ai nhậu hơn ai. Thậm chí, những người này còn tự làm cúp để trao giải cho nhau.
“Tôi xin khẳng định đây chỉ là câu chuyện bộc phát của một vài cá nhân chứ không đơn vị nào trong hệ thống Công đoàn từ tỉnh đến cơ sở lại có chủ trương tổ chức hội thi như thế này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ đề nghị phía công ty có hình thức kiểm điểm hay góp ý, nhằm mục đích chấn chỉnh với những cá nhân tham gia sau khi có báo cáo chính thức”, ông Phú khẳng định.
Ông Nguyễn Tấn Danh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác và Chế biến đá An Giang, cho biết đang làm giải trình gửi về LĐLĐ tỉnh để trả lời về việc có hay không việc Công đoàn cơ sở của công ty tổ chức hội thi “Tửu vương chi bảo”?.
“Do hôm đó tôi bận tiếp khách ở bàn khác nên không để ý đến việc những người này tổ chức thi nhậu với nhau. Chủ yếu là anh em vui vẻ quá rồi thử với nhau vậy thôi. Thế nhưng, câu chuyện bị đẩy đi quá xa vì có một người trong đơn vị chụp ảnh đưa lên Zalo nên dư luận cho rằng chúng tôi tổ chức hội thi như nói trên, gây phản cảm như thế. Là lãnh đạo đơn vị nhưng để xảy ra chuyện như vậy nên tôi xin nhận khuyết điểm vì lỗi sơ ý này. Riêng phần 2 chiếc cúp dùng để trao giải là do anh em lấy lại từ phòng truyền thống của công ty rồi dán chữ “Tửu vương chi bảo” lên cho vui thôi”, ông Danh nói.
T.Nốt
Chia sẻ
Khoảnh khắc đám đông chen lấn giật 'cô hồn' Rằm tháng 7 ở Sài Gòn khiến nhiều người lắc đầu ngao ngán
Theo phong tục ngày Rằm tháng 7, nhiều gia đình thường bày mâm cỗ cúng "cô hồn". Trong đó, cảnh chen lấn giật '"ô hồn" ngày càng trở nên "xấu xí", một số thanh niên bất chấp để lấy được đồ cúng, khiến nhiều người phải lắc đầu ngao ngán.
Theo phong tục Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) được coi là ngày rằm lớn nhất trong năm. Ngay này, nhiều người còn gọi là ngày "Xá tội vong nhân" hoặc "Lễ Vu Lan".
Trong ngày này, nhiều người thường hay đi chùa cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất đến với đáng sinh thành. Bên cạnh đó, nhiều nhà thường bày mâm cỗ cúng với ý định mời vong lính người thân đã khuất, một nét văn hóa truyền thống thể hiện tính đặc trưng của người Việt.
Cảnh tượng bát nháo dễ bắt gặp mỗi dịp Rằm tháng 7. (Ảnh: VTC News).
Ngày xưa, việc "giật cô hồn" thường là trò chơi của trẻ nhỏ. Người ta quan niệm đồ cúng bị trẻ con tranh giành sạch sẽ được coi như điều may mắn cho gia chủ. Bữa tiệc cúng càng có nhiều người tranh giành càng may mắn.
Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, phong tục này ngày càng được coi là "xấu xí" khi nhiều người có hành động "cướp cô hồn" sẵn sàng tranh giành, xô đẩy, tấn công nhau để giành được đồ cùng.
Trong ngày Rằm tháng 7 vừa qua, theo nghi nhận trên báo Thanh Niên, nhiều người tụ tập trước một khách sạn trên đường Nguyễn Trãi (Q.5, TP.HCM) để chờ giật "cô hồn". Hành động của đám thanh niên càng khiến nhiều người ngao ngán khi trèo lên cả nốc nhà để giật tiền cúng.
Trong lúc gia chủ đang tiến hành lễ cúng thì phía ngoài sân, bên lề đường tấp nập người đến chờ sẵn để khi gia chủ rải đồ cúng thì giật. (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Nhiều người bất chấp leo hàng rào nhà dân để lấy tiền vướng vào tường. (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Khi gia chủ bắt đầu rải tiền, cảnh hỗn loạn, xô đẩy nhau xảy ra. (Ảnh: Báo Thanh Niên).
Đám đông lao vào giật tiền cúng gây náo loạn đường phố Sài Gòn. (Nguồn clip: Báo Lao Động).
Cảnh tưởng của đám thanh niên khiến những người dân xung quanh phải lắc đầu ngao ngán.
Ngọc Phượng (Tổng hợp)
Theo saostar
'Giật cô hồn' Rằm tháng 7: Phong tục hay trò vui của những kẻ u mê, hám lợi? Việc cúng cô hồn Rằm tháng 7 không chỉ còn là nét văn hóa truyền thống mà trở thành cơ hội cho những kẻ u mê, hám lợi. Rằm tháng 7 (15/7 âm lịch) là ngày rằm lớn nhất trong năm theo phong tục truyền thống của người Việt và thường được gọi là ngày "Xá tội vong nhân" hoặc "Lễ Vu Lan"....