Làm rõ thông tin “bố của Tổng giám đốc ở biệt thự, được mua nhà ở xã hội”
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Trí Dũng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đã nắm được thông tin báo chí phản ánh trường hợp ông Lục Minh Kim được cho là bố của bà Lục Thị Mai Trang – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bic Việt Nam “lọt” vào danh sách mua nhà xã hội tại dự án Rice City, Linh Đàm.
“Sáng nay (ngày 9/7) tôi đã nắm được thông tin, nhưng chưa đánh giá được cụ thể sự việc. Đến thứ hai tôi sẽ chỉ đạo phòng ban chuyên môn kiểm tra thông tin báo chí đăng xem như thế nào”, ông Nguyễn Trí Dũng – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói.
Nhà ở xã hội Rice City thuộc Tây Nam Linh Đàm
Trước đó, báo chí phản ánh thông tin ông Lục Minh Kim thường trú tại một căn biệt thự ở Bắc Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nằm trong danh sách được mua nhà ở xã hội đợt 2 tại dự án Rice City.
Video đang HOT
Điều đáng nói nữa, ông Kim được cho là bố của bà Lục Thị Mai Trang – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bic Việt Nam và ông Lục Minh Hoàn – Phó Tổng giám đốc Bic Việt Nam – đơn vị thực hiện dự án nhà ở xã hội Rice City Linh Đàm.
Dự án Nhà ở xã hội Rice City có quy mô 2,2 ha, diện tích xây dựng hơn 80.700 m2, gồm 7 tòa chung cư cao từ 18-21 tầng, nằm ở phía Tây Nam Linh Đàm, được đầu tư xây dựng từ năm 2012.
Theo Dân Trí
Nhà ở xã hội "khát" vốn... ngân sách
Chương trình nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 đang bị ách tắc. Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), vướng mắc lớn nhất của chương trình này là vấn đề bố trí nguồn vốn từ ngân sách để thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
TPHCM có quy mô dân số rất lớn lên đến 13 triệu người với hơn 2 triệu hộ gia đình. Trong đó có khoảng 3 triệu người nhập cư, hơn 200.000 cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, với đa số là người có thu nhập trung bình và thu nhập thấp đang có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội rất lớn.
Thời gian qua, nhờ gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, đã có nhiều người được thuê mua, mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, theo HoREA, hiện chính sách nhà ở xã hội đang "khát" vốn từ ngân sách.
Để chính sách nhà ở xã hội được "trơn tru", HoREA kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách để Ngân hàng Nhà nước có căn cứ tái cấp vốn và cấp bù lãi suất nhằm thực hiện sớm chính sách nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014.
Các dự án nhà ở xã hội đang "khát" vốn ngân sách
Mới đây, Bộ Tài chính đã đề xuất: "Bỏ nội dung quy định Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay chương trình nhà ở xã hội". Bởi vì Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định (Ngân hàng Nhà nước đã chỉ định Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) thực hiện cho vay ưu đãi nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2014 là phù hợp. Tuy nhiên, HoREA lại cho rằng Ngân hàng Chính sách xã hội mới là "nhân tố chính" tạo thêm nguồn vốn thực hiện chương trình nhà ở xã hội và đảm bảo công bằng cho các đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, Ngân hàng Nhà nước cần cho tổ chức tín dụng vay tái cấp vốn với lãi suất tái cấp vốn ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và hỗ trợ các ngân hàng thương mại tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội. Để không vượt quá khả năng ngân sách, Bộ Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần cân đối kế hoạch phát triển nhà ở xã hội hợp lý bố trí trong giai đoạn 2016-2020.
Cũng theo ông Châu, mức lãi suất cho vay ưu đãi nhà ở xã hội nên áp dụng ở mức 4,8%/năm là phù hợp, đảm bảo giấc mơ về "chốn an cư" với những người có thu nhập thấp sớm thành hiện thực.
Công Quang
Theo Dantri
"Chỉ số cấp phép xây dựng đi xuống"- Bộ trưởng Xây dựng phản ứng Bộ trưởng Phạm Hồng Hà đề nghị các bộ cẩn trọng hơn khi đưa những nhận định này vào báo cáo chính thức. Trong báo cáo của Bộ KHĐT có nêu, năm 2015 môi trường kinh doanh có sự cải thiện, duy nhất chỉ số về cấp phép xây dựng lại có xu hướng đi xuống. Thời gian thực tế để cấp giấy...