Làm rõ sự việc nữ bệnh nhân sốc thuốc tử vong sau phẫu thuật ruột thừa
Sau khi uống thuốc kháng sinh, chị H. có dấu hiệu sốc thuốc và tử vong sau đó dù đã được chuyển đến bệnh viện tuyến trên cấp cứu.
Ngày 19/12, ông Lê Đình Thao, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) thị xã Hương Trà xác nhận sự việc một nữ bệnh nhân đã tử vong trong quá trình điều trị ruột thừa tại Trung tâm Y tế này.
Theo đó, nữ bệnh nhân bị tử vong là chị M.H (32 tuổi, trú tổ dân phố Liễu Nam, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế).
TTYT thị xã Hương Trà nơi xảy ra sự việc.
Thông tin ban đầu, trước đó khoảng 15h15, ngày 8/12, chị H. được đưa đến nhập viện tại TTYT thị xã Hương Trà với các triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa. Đến 16h cùng ngày, bệnh nhân được phẫu thuật ruột thừa, sức khỏe ổn định chờ xuất viện.
Video đang HOT
Sau phẫu thuật, đến ngày 14/12, bệnh nhân H. có dấu hiệu bị sốt do nhiễm trùng. Các bác sĩ khoa ngoại của TTYT thị xã Hương Trà đã hội chẩn và cho bệnh nhân uống một loại kháng sinh.
Sau khi uống kháng sinh trên, bệnh nhân bị sốc thuốc, nguy kịch đến tính mạng nên được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2 tuy nhiên không qua khỏi.
Được biết chị M.H đã có chồng và 2 người con. Sau khi sự việc xảy ra, TTYT thị xã Hương Trà đã báo cáo việc này lên Sở Y tế Thừa Thiên – Huế. Đồng thời đã đến gia đình bệnh nhân để thăm hỏi, động viên.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ.
Lê Chung
Theo toquoc
Hơn 80% trường hợp bệnh nhân sởi không tiêm chủng
Cách phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất là tiêm vắc xin sởi. Tuy nhiên, 86,4% bệnh nhân mắc sởi đều không tiêm vắc xin phòng hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố. Trong đó, 1.093 trường hợp dương tính với sởi tại 40 tỉnh, thành phố, trong đó một trường hợp tử vong tại Hưng Yên (do bệnh nhân có bệnh lý nền viêm phổi kéo kéo dài). So với cùng kỳ năm 2017, số mắc phát ban tăng 10,2 lần. Các ca mắc sởi lẻ tẻ, tản phát, không phát thành ổ dịch lớn.
Các tỉnh, thành phố có số mắc sốt phát ban và sởi dương tính trên 100.000 dân cao nhất như Hà Nội, Lào Cai, Điện Biên, Thanh Hóa, Sơn La, Quảng Ninh, Đồng Nai, Vĩnh Phúc,...
Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên như bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2,... đã dẫn đến tình trạng bùng phát sởi và lây nhiễm chéo bệnh sởi, tay chân miệng. Ảnh: Liêu Lãm.
Độ tuổi mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi có 628 trường hợp (chiếm 21,4%) và độ tuổi từ 1-4 tuổi có 1.106 trường hợp (chiếm 37,8%). Trong số đó, 399 trường hợp đã được tiêm chủng (chiếm 13,6%) còn lại là các trường hợp chưa được tiêm chủng và không rõ tiền sử tiêm chủng (chiếm 86,4%).
Trong thời gian tới, dịch có thể tiếp tục gia tăng tại các địa phương do tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt 95% quy mô xã, phường. Đặc biệt là khu vực có biến động cư dân lớn, các khu công nghiệp tập trung công nhân, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc sinh sống.
Bệnh sởi mắc rải rác ở khu vực miền Bắc, tuy nhiên, tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2,... tăng nguy cơ lây nhiễm chéo bệnh sởi, tay chân miệng.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên và lây lan rất mạnh qua đường hô hấp, trẻ em, người lớn chưa bị bệnh, chưa được tiêm phòng khi tiếp xúc với nguồn bệnh đều có thể mắc bệnh. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân.
Các khuyến cáo của Bộ Y tế đến người dân:
- Chủ động đưa con em từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường, để tiêm vắc xin phòng sởi.
- Khi phát hiện các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi, hạn chế đưa trẻ tới các bệnh viện lớn nhằm tránh tình trạng lây nhiễm sởi từ bệnh viện.
- Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ và đảm bảo các biện pháp tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Theo Zing
Bộ Y tế vào cuộc vụ 7 người tử vong tại Đại nhạc hội công viên nước Hồ Tây Liên quan đến vụ việc 7 người tử vong tại sự kiện Đại nhạc hội công viên nước Hồ Tây (Hà Nội), Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) trưa ngày 17/9 đã có công văn khẩn gửi đến Sở Y tế thành phố Hà Nội, Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai. Theo thống kê của của cơ quan chức...