Làm rõ nguyên nhân chậm trả hành lý tại sân bay, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi yêu cầu khắc phục ngay trình trạng chậm trả hành lý tại sân bay, nâng cao chất lượng dịch vụ hành khách.
Hành khách tại khu vực làm thủ tục, sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh tư liệu: Tiến Lực/TTXVN
Văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn ký nêu rõ: Qua theo dõi phản ánh của các phương tiện thông tin, báo chí và người dân, tình trạng hành khách phải chờ đợi quá lâu để lấy hành lý tại các sân bay vẫn đang diễn ra, đặc biệt tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hành khách và gây bức xúc cho người dân.
Khắc phục các tình trạng trên, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mặt đất, các cảng hàng không xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng chậm trả hành lý và có biện pháp khắc phục ngay.
Cơ quan này cũng có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không nâng cao chất lượng phương tiện vận tải, vận chuyển và dịch vụ phục vụ hành khách, đặc biệt là bảo đảm an toàn cho người, hành lý tại các cảng hàng không; Xây dựng kế hoạch, bố trí nhân lực và thực hiện các giải pháp nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, chất lượng phục vụ hành khách trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Mão năm 2023.
Chỉ đạo các Cảng vụ hàng không tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về an ninh, an toàn hàng không và các dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; cung cấp thông tin hướng dẫn người dân đi lại bằng đường hàng không bảo đảm đúng lịch trình.
Video đang HOT
Lập đoàn kiểm tra hoạt động vận tải, phục vụ hành khách trong dịp cao điểm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Mão năm 2023 tại các cảng hàng không, sân bay; đặc biệt là các Cảng hàng không quốc tế: Nội Bài và Tân Sơn Nhất; kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có).
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mặt đất khẩn trương xác định nguyên nhân gây ra tình trạng chậm trả hành lý và có biện pháp khắc phục ngay. Cùng với đó, cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh nhân lực, quy trình phục vụ, có phương án điều hành khai thác phù hợp đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; thực hiện đúng quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Mão năm 2023.
Phía các hãng hàng không, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các chuyến bay; phối hợp với các đơn vị phục vụ mặt đất, cảng hàng không khắc phục tình trạng chậm trả hành lý cho hành khách; cung cấp thông tin cho hành khách kịp thời, tránh gây bức xúc cho hành khách; xây dựng phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, điều hành lịch bay hạn chế tối đa việc chậm chuyến, hủy chuyến. Thực hiện đúng quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái quy định…
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/10: Giá dầu giảm, lúa mì tăng lên mức cao nhất 3 tháng
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/10 ghi nhận giá dầu giảm, giá lúa mì tăng cao nhất trong 3 tháng qua.
Thông tin từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hoá kết thúc ngày giao dịch hôm qua với diễn biến phân hoá. Lực bán rất mạnh trên nhóm năng lượng đã kéo chỉ số MXV- Index quay đầu giảm nhẹ 0,45%, xuống mức 2.547 điểm.
Tâm điểm chú ý của thị trường trong ngày hôm qua thuộc về diễn biến của các mặt hàng xăng dầu và nông sản. Sau liên tiếp 1 tuần tăng giá rất mạnh, giá năng lượng đồng loạt suy yếu từ mở cửa phiên đầu tuần. Trong khi đó, giá lúa mì trên Sở Chicago bật tăng mạnh mẽ trước các lo ngại về nguồn cung. Dòng tiền đến thị trường ổn định trở lại, tăng gần 10% so với ngày trước đó, đạt hơn 4.700 tỷ đồng.
Giá dầu giảm điều chỉnh trong phiên giao dịch đầu tuần, khi rủi ro suy thoái kinh tế quay trở lại thị trường. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch ngày 11/10, giá WTI giảm 1,63% xuống 91,13 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 1,77% xuống 96,19 USD/thùng.
Lúa mì bật tăng hơn 6% do lo ngại nguồn cung quanh khu vực biển Đen
Lúa mì là mặt hàng có diễn biến đáng chú ý nhất trong phiên hôm qua (10/10) khi nhảy vọt ngay từ khi mở cửa. Với mức tăng gần 6%, giá lúa mì đã ghi nhận mức đóng cửa cao nhất trong vòng hơn 3 tháng qua. Căng thẳng chính trị leo thang lại một lần nữa là nguyên nhân thúc đẩy đà tăng đối với mặt hàng này.
Theo Hãng tin AFP, cuối tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đổ lỗi cho các cơ quan mật vụ Ukraine về vụ nổ lớn gây hư hại nghiêm trọng cho cầu Crimea vào hôm 08/10, vụ việc mà ông mô tả là "hành động khủng bố". Điều này đã khiến cho giá bật tăng mạnh vào đầu phiên sáng. Không những thế, hãng thông tấn Belta dẫn lời Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, nước này sẽ triển khai một lực lượng quân sự chung với Nga để đối phó với tình hình căng thẳng gia tăng ở biên giới phía tây. Nguy cơ xảy ra các hoạt động chiến sự khiến cho thị trường lo ngại về khả năng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc trên Biển Đen chấm dứt và là thông tin hỗ trợ rất mạnh đối với giá lúa mì.
Cùng với đó, đóng cửa hôm qua, giá ngô đã bật tăng mạnh và đóng cửa ở ngay sát mốc kháng cự tâm lí 700 cents/giạ. Mặc dù đà tăng trong phiên sáng chủ yếu xuất phát từ ảnh hưởng của lúa mì nhưng lo ngại về hoạt động xuất khẩu ở các nước sản xuất chính đã giúp lực mua được duy trì.
Triển vọng thời tiết dài hạn vẫn cho thấy miền Nam Brazil và Argentina vẫn khô ráo. Mô hình La Nina được dự báo sẽ diễn ra muộn hơn vào khoảng tháng 10 và đầu tháng 11, tương tự với năm ngoái. Điều này sẽ dẫn tới các tác động khác nhau, ngoài sản lượng mùa vụ mà còn có đến chi phí vận chuyển hàng hóa và hậu cần.
Mực nước sông Parana đã giảm xuống mức rất thấp vào năm ngoái, buộc các con tàu phải chở tải trọng nhẹ hơn cũng như việc sử dụng phương tiện vận tải bằng xe tải tốn kém hơn. Điều này có nguy cơ có thể sẽ xảy ra một lần nữa vào năm nay nếu thời tiết khô hạn tiếp tục không cải thiện. Khoảng 80% sản lượng ngũ cốc của Argentina đi xuống sông Parana từ cảng Rosario, cảng nông nghiệp lớn thứ hai trên thế giới, sau New Orleans. Chính vì thế nên mặc dù dự báo sản lượng năm nay đạt mức cao nhưng lo ngại về việc La Nina vẫn có thể ảnh hưởng quá trình vận chuyển đã khiến giá ngô có thời điểm đã tăng vượt lên mức 700.
Giá heo hơi tăng 1.000 đồng/kg
Trên thị trường nội địa, ghi nhận trong sáng nay, giá thịt lợn hơi trong nước tăng giảm trái chiều tại các địa phương với mức điều chỉnh 1.000 đồng/kg. Theo đó, giá thịt lợn trên toàn quốc dao động trong khoảng 55.000 đồng/kg - 62.000 đồng/kg. Như vậy, giá thịt lợn liên tục đi ngang kể từ đầu tháng 10 đến nay. Các dịp lễ lớn cuối năm đang đến gần, giá nông sản thế giới ổn định sẽ là yếu tố quan trọng đối với nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành thức ăn chăn nuôi trong nước, giúp bình ổn giá thịt thành phẩm và đảm bảo tiêu dùng nội địa.
Nhiều nhà xe không giảm giá cước, Lâm Đồng lập đoàn kiểm tra đột xuất Ngày 3/10, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng cho biết, trước thực trạng nhiều đơn vị vận tải vẫn không có phương án giảm giá cước vận chuyển theo giá xăng liên tục giảm, đơn vị sẽ lập đoàn kiểm tra đột xuất các đơn vị vận tải hành khách. Phương tiện vận tải chờ đón khách tại bến xe. Ảnh:...