Làm rõ nguyên nhân 2 thuyền viên nhảy xuống biển ở Cà Mau
Khai tại cơ quan điều tra, 2 thuyền viên cho rằng bị bóc lột sức lao động nên 4 người ôm phao nhảy xuống biển nhằm bỏ trốn nhưng 2 người đi cùng đã mất tích.
Ngày 3.5, theo nguồn tin của Dân Việt, liên quan đến việc một tàu cá đang thả lưới cách cửa biển Rạch Tàu ( Cà Mau) phát hiện 2 ngư dân đang trôi dạt trên biển nên đã kịp thời cứu vớt, hiện 2 thuyền viên được cho là nhảy xuống biển được cứu sức khỏe đã ổn định và đã về nhà. Tuy nhiên vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ. Về thông tin còn lại 2 thuyền viên trên tàu, đến nay trên địa bàn tỉnh hiện chưa có thông tin tìm thấy. Đây là lần đầu tiên trên địa bàn có trường hợp thuyền viên nhảy xuống biển như thế này, trước đây chủ yếu là do tai nạn hoặc bị té.
“Nguyên nhân 2 thuyền viên này nhảy xuống biển vẫn đang được làm rõ. Trước mắt chỉ là trình bày của 2 người này, còn lực lượng vẫn chưa tìm được chủ tàu. Phải tìm được chủ tàu để đối chứng với nhau, điều tra làm rõ đây có phải là trường hợp bán lao động trên tàu hay không” – nguồn tin của Dân Việt cho biết.
Cũng theo nguồn tin của Dân Việt, cái khó cho quá trình điều tra là 2 thuyền viên này không nhớ được mình đi tàu nào. Đồng thời, ông Hà cũng khẳng định đến thời điểm hiện tại tỉnh chưa phát hiện trường hợp lao động được bán theo đường dây để làm việc trên các tàu cá.
2 thuyền viên được Đồn Biên phòng Đất Mũi tiếp nhận đã về nhà.
Trước đó, khoảng 8h ngày 29.4, một tàu cá đang thả lưới ở tọa độ 08033′N-104033′E cách cửa biển Rạch Tàu, Đất Mũi khoảng 18 hải lý về hướng Tây Nam thì phát hiện hai người đang trôi dạt trên biển nên đã kịp thời cứu vớt.
Video đang HOT
Hai người bị nạn được xác định là Huỳnh Văn Phong (19 tuổi) và Nguyễn Tuấn Kiệt (23 tuổi, cùng ngụ ấp 10, xã Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai). Khoảng 14h ngày cùng ngày, Đồn Biên phòng Đất Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) tiếp nhận 2 thuyền viên.
Theo lời khai của hai người này, trong quá trình làm việc trên biển, cả hai đều không được trả lương, không cho vào bờ và liên lạc với gia đình. Từ đó, Kiệt, Phong cùng hai người khác là Bi, Nghĩa (quê Tiền Giang) rủ nhau ôm phao nhảy xuống biển trốn. Khi trôi dạt trên biển, Kiệt, Phong bị lạc Bi và Nghĩa.
Theo Danviet
Cà Mau: Thương lái Trung Quốc- Hàn Quốc tranh nhau mua cua Năm Căn
Huyện Năm Căn (Cà Mau) có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh con tôm, một loại thủy sản khác cũng đã khẳng định được thương hiệu và hiệu quả kinh tế là con cua.
Nuôi cua sinh thái
Cua Cà Mau hầu hết được nuôi thâm canh theo hướng tự nhiên, sinh thái trong các vuông tôm, kết hợp với rừng và các loài thủy sản khác. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển, có hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ. Bên cạnh đó, môi trường khí hậu ổn định nên tạo được lượng thức ăn tự nhiên dồi dào cho con cua phát triển nhanh, thịt cua ngon hơn những vùng khác.
Người dân thu hoạch cua biển trong vuông tôm. Ảnh: Chúc Ly
Hiện nay Ban quản lý nhãn hiệu Cua Năm Căn Cà Mau đã ban hành quy chế hoạt động và có giải pháp kiểm tra, giám sát tình hình mua bán cua trên thị trường nội địa.
Theo nhiều nông dân địa phương, việc nuôi và chăm sóc cua cũng rất đơn giản, quan trọng nhất là khâu chọn con giống ban đầu. Sau khi chọn được giống cua ưng ý, chỉ cần thả vào vuông tôm sau thời gian 3-4 tháng là thu hoạch. Nếu nuôi ở mật độ dày, bà con sẽ thường xuyên thay nước trong vuông nuôi để kích thích quá trình cua lột vỏ và phát triển. Nếu cua phát triển tốt, mỗi mùa vụ có thể đem về hàng trăm triệu đồng.
Nông dân Nguyễn Văn Hồng (ngụ thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn), cho biết: "Trước kia gia đình tôi làm rẫy nhưng thu nhập không cao, nên tôi luôn tìm kiếm mô hình kinh tế mới. Sau khi được tập huấn nâng cao kỹ thuật, tôi về thực hiện mô hình tôm cua kết hợp. Ngoài con tôm, gia đình tôi thu lợi nhuận hàng chục triệu đồng/vụ từ việc nuôi cua, có khi trúng thì đạt hơn 100 triệu đồng/vụ".
Cũng theo ông Hồng, số lượng cua tăng nhiều hơn vào thời điểm đầu con nước (ngày 15 hoặc ngày 30 âm lịch hàng tháng). Khoảng cuối tháng 8 âm lịch giá cua sẽ tăng dần và giữ mức cao vào cuối năm. Lúc này thị trường sôi động do nông dân tập trung thu hoạch vì được giá cao.
Theo nhiều thương lái thu gom cua, sau khi mua cua từ trong dân về sẽ phân loại tùy theo chủ vựa đặt hàng để xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa. Từ đó, sẽ lựa chọn về trọng lượng, kích cỡ dây trói cua để thực hiện.
Giữ vững nhãn hiệu tập thể
Nói đến cua biển thì không đâu sánh bằng chất lượng và mùi vị của cua biển Năm Căn. Thịt cua ngọt, thơm bùi và chắc thịt, còn gạch cua thì béo ngậy. Chính vì chất lượng thịt hảo hạng nên trên thị trường, cua Năm Căn thường có giá cao hơn cua các vùng khác từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Việt Nhân (ngụ khóm 5, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) khẳng định: "Thương hiệu cua Năm Căn đã có tiếng trên thị trường Việt Nam từ lâu. Con cua Năm Căn được nuôi trong vùng nước ở độ mặn ổn định, từ đó thịt cua và gạch cua ngon hơn so với cua của các địa phương khác trong tỉnh. Vì thế bà con ở đây xem cua là mặt hàng chủ lực, mô hình nuôi cua tôm kết hợp cũng đã được thực hiện mấy chục năm nay".
Anh Nguyễn Văn Niêm (ngụ khóm 5, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) cho rằng cua đang được các thương lái thu gom mạnh. Ảnh: Chúc Ly.
Thương hiệu cua Năm Căn Cà Mau là một trong những mặt hàng tươi sống được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu đầu tiên của Cà Mau. Hiện nay Ban quản lý nhãn hiệu Cua Năm Căn Cà Mau đã ban hành quy chế hoạt động và có giải pháp kiểm tra, giám sát tình hình mua bán cua trên thị trường nội địa.
Ông Trương Quốc Duẫn - Phó trưởng Phòng NNPTNT huyện Năm Căn, cho biết: "Cua Năm Căn hiện tại được tiêu thu mạnh trong và ngoài nước. Các địa phương như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh là những nơi tiêu thụ lớn nhất. Bên cạnh đó, cua Năm Căn còn xuất khẩu qua các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc...".
"Chúng tôi sẽ quy hoạch các vùng nuôi cụ thể, từ đó thống nhất mẫu tem để đóng trực tiếp lên con cua Năm Căn tại nơi bà con nuôi, không phải qua thương lái. Hướng đến mục tiêu đảm bảo thương hiệu cua Năm Căn không bị mạo danh, đúng chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho bà con nông dân trong thời gian tới" - ông Duẫn thông tin.
Theo ngành chức năng tỉnh Cà Mau, việc công nhận những nhãn hiệu tập thể cho địa phương - như "Cua Năm Căn" sẽ mở ra một cơ hội mới đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường. Có nhãn hiệu, thương hiệu nông dân cũng không phải lao đao vì được mùa mất giá.
Theo Danviet
Vì sao giám đốc Sở Y tế Cà Mau bị kiểm điểm? UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn yêu cầu kiểm điểm Ban giám đốc (BGĐ) Sở Y tế tỉnh vì để xảy ra hàng loạt sai phạm. UBND tỉnh Cà Mau có công văn chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện kiểm điểm đối với BGĐ Sở Y tế tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Giám đốc Sở...