Làm rõ hơn về mô hình chính quyền đô thị
Góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2020-2025, một số ý kiến đặc biệt quan tâm tới hiệu lực điều hành của chính quyền các cấp.
Đặc biệt, trong bối cảnh sắp tới Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, các ý kiến mong muốn làm rõ, sâu sắc hơn tính hiệu quả của thiết chế này.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước cần tiếp tục phát huy khi thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị. Ảnh: Hiền Chi
Đảng viên Trương Khánh Toàn (Chi bộ Khu dân cư số 7, Đảng bộ phường Mai Động, quận Hoàng Mai):
Đẩy mạnh tuyên truyền về chính quyền đô thị
Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề cập khái quát, toàn diện các nội dung quan trọng trên tất cả lĩnh vực. Tuy nhiên, trong phần thứ hai về “Mục tiêu, nhiệm vụ và những trọng tâm phát triển Thủ đô giai đoạn 5 năm 2020-2025″, ở nội dung thứ 11 “Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp gắn với thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị” mới đề cập đến việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, đặc biệt ở quận, thị xã nơi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, mà chưa đề cập rõ khi thực hiện chính quyền đô thị thì điều thay đổi cụ thể như thế nào, đem lại lợi ích gì cho người dân?
Qua tìm hiểu, tôi thấy, khi đó chính quyền sẽ thay đổi cách làm việc để thích ứng với việc điều hành của chính quyền đô thị. Với quá trình cải cách hành chính mạnh mẽ vừa qua, cơ quan hành chính nhà nước cấp quận, cấp phường đã có nhiều chuyển biến tích cực (một người kiêm nhiều việc, cán bộ bộ phận “một cửa” có kỹ năng giao tiếp tốt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc…). Nhưng tôi còn băn khoăn là điều đó đã đáp ứng được với yêu cầu của chính quyền đô thị hay chưa? Rồi khi không còn HĐND phường thì vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường sẽ nặng hơn, vậy hình thức hoạt động của tổ chức này sẽ như thế nào? Theo tôi, thành phố cần cụ thể hóa hơn nữa nội dung này trong dự thảo Báo cáo chính trị, đẩy mạnh tuyên truyền để đảng viên, người dân biết về chính quyền đô thị, tạo đồng thuận trong xã hội.
Video đang HOT
Đảng viên Phạm Văn Trường (Chi bộ số 9, Đảng bộ phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm):
Chú trọng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ
Về mục tiêu, nhiệm vụ, trong nhiệm kỳ 2020-2025, cụ thể là ở phần “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của UBND và cơ quan hành chính các cấp”, tôi đồng tình với phương hướng: “Tiếp tục thực hiện quan điểm “người dân và doanh nghiệp” là đối tượng phục vụ của chính quyền các cấp và “sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp” là tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, từ thành phố tới chính quyền các cấp cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ trong khâu sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Theo đó, cần chú trọng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chính quyền các cấp cần phát huy tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp, coi “sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp” là thước đo để đánh giá hiệu quả công việc và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
Đảng viên Bùi Thị Trưng (Chi bộ số 1, Đảng bộ phường Láng Thượng, quận Đống Đa):
Phát huy tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp
Tôi đánh giá cao Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đề cập được những kết quả tiêu biểu trong thực hiện các chương trình công tác của Thành ủy khóa XVI, đặc biệt là Chương trình 08-CTr/TU về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020″.
Sắp tới, Hà Nội thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, do đó tôi cho rằng phần phương hướng của báo cáo cần nêu rõ phương án triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả mô hình này. Dự thảo Báo cáo chính trị đã nêu: “Tăng cường phân cấp, ủy quyền cho các cấp, các ngành theo Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố”, vì vậy, cần xác định rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị để góp phần hoàn thiện hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan hành chính thành phố Hà Nội.
Giảm gần 24.000 biên chế, 6 huyện và 546 xã trong 5 năm
Trong 5 năm từ 2015-2020, tổng số biên chế trong các cơ quan hành chính của bộ, ngành, địa phương giảm gần 24.000 người. 6 huyện và 546 xã cũng được giảm trong giai đoạn này.
Bộ Nội vụ có báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Với phương châm "Hoàn thiện thể chế, tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ cương, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin", Bộ Nội vụ cho biết đã đạt nhiều kết quả trong 6 tháng đầu năm.
Đặc biệt, trong tổ chức bộ máy và biên chế, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, đánh giá mô hình tổ chức các Tổng cục thuộc bộ và đã hoàn thiện việc đánh giá lại mô hình tổ chức cấp tổng cục, đề xuất phương án sắp xếp lại cho phù hợp theo hướng giảm cấp trung gian, trình Chính phủ theo quy định.
Kết quả thực hiện đối với bộ, cơ quan ngang bộ là giảm 12 tổ chức cấp vụ và tương đương (còn 249 tổ chức); tăng 7 cục (thành 126 cục); giảm 10 tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập (còn 100 tổ chức).
Cơ cấu tổ chức cơ quan thuộc Chính phủ đã giảm 1 tổ chức (còn 52 ban và tương đương); giảm 24 đơn vị sự nghiệp công lập (còn 142 đơn vị sự nghiệp công lập)...
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân. Ảnh: Hồng Quang.
Về tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ cho biết số lượng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính của các bộ, ngành và địa phương (từ cấp huyện trở lên) năm 2020 là 251.135 người, giảm 23.896 người so với năm 2015 (giảm 8,68%).
Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập là hơn 1,8 triệu người, giảm 150.040 người so với năm 2015 (giảm 7,56%); số người hợp đồng lao động theo Nghị định số 68 là 70.755 người, giảm 13.322 người so với năm 2015 (giảm 15,84%).
Cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố là 1.031.851 người, giảm 147.290 người so với năm 2015 (giảm 12,49%).
Về xây dựng chính quyền địa phương, địa giới hành chính, Bộ Nội vụ đã hoàn thành trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 43/43 Nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã giai đoạn 2019-2021 của các địa phương.
Kết quả đã giảm 6 đơn vị hành chính cấp huyện, 546 đơn vị hành chính cấp xã và giảm 38.369 thôn, tổ dân phố so với năm 2015.
Về chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các bộ, cơ quan thành viên Ban chỉ đạo báo cáo Bộ Chính trị về xây dựng cụ thể chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và dự thảo Thuyết minh thiết kế bảng lương mới năm 2021, gửi lấy ý kiến các bộ, cơ quan ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy.
Đồng thời, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương xây dựng Đề án rà soát các chức danh, chức vụ lãnh đạo trong hệ thống chính trị và xây dựng bảng danh mục chức vụ tương đương từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng hệ thống danh mục, bản mô tả vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.
Trong 6 tháng cuối năm, Bộ Nội vụ sẽ triển khai nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực; đánh giá lại mô hình cấp tổng cục, đề xuất phương án sắp xếp lại cho phù hợp theo hướng giảm cấp trung gian; kiểm soát chặt chẽ số lượng cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.
Cùng với đó, tập trung xây dựng, hoàn thiện Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài.
Bộ Nội vụ cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các sai phạm trong tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ không đúng quy định, kịp thời thay thế cán bộ, công chức, viên chức tham nhũng.
Phấn đấu nâng tỷ lệ dân số tham gia BHYT lên 90,7% Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành đã kịp thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,bảo đảm an sinh xã hội, ứng phó với đại dịch Covid-19. BHXH Việt Nam cũng đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan...