Làm rõ cái chết bất thường của mẹ con sản phụ tại bệnh viện 331
Sáng ngày 5/11, ông Dương Hoài Bắc, Giám đốc bệnh viện 331, TP. Pleiku (Gia Lai) xác nhận với các cơ quan báo chí có trường hợp hai mẹ con thai vụ tử vong tại bệnh viện.
Thông tin ban đầu cho biết, vào lúc 8h ngày 4/11 thai phụ Phạm Thị Ng. (32 tuổi) trú ở tổ 7, phường Yên Thế, TP Plieku (Gia Lai) nhập viện để sinh. Qua thăm khám, các bác sĩ kết luận sức khỏe chị Ng. bình thường, thai nhi tốt. Bệnh nhân không có tiền sử về các bệnh nguy hiểm.
Đến 17h cùng ngày, sản phụ vẫn chưa sinh nhưng có hiện tượng bị tê 2 tay, hạ canxi. Sau đó, bệnh nhân đột ngột chuyển sang tím tái, tim thai nhi rời rạc. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn và quyết định mổ. Đến 18h, thai phụ và con tử vong.
Bác sĩ Dương Hoài Bắc, Giám đốc bệnh viện 331 xác nhận thông tin vụ việc
Theo nhận định ban đầu của các bác sĩ bệnh viện 311, thai phụ tử vong do thuyên tắc mạch ối. Trước câu hỏi của nhiều phóng viên, liệu có sự tắc trách của các bác sĩ dẫn đến cái chết của chị Ng. và con không? Ông Dương Hoài Bắc, Giám đốc bệnh viện 331 cho biết, vấn đề tiêu cực trong bệnh viện là không có. Bác sĩ phụ trách kíp mổ cho chị Ng. là bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, người có kinh nghiệm trên 30 năm. Cũng theo ông Bắc, toàn bộ Hồ sơ về chị Ng., bệnh viện đã cung cấp cho cơ quan chức năng để điều tra xử lý.
Video đang HOT
Người nhà nạn nhân kể lại sự việc
Theo chị Nguyễn Thị Ph. (em dâu của thai phụ), người trực tiếp chăm sóc sản phụ Ng. tại bệnh viện cho biết: “Tổng cộng các bác sĩ tiêm cho chị Ng. 5 mũi thuốc, trong đó 2 mũi tiêm qua đường truyền dịch, 3 mũi tiêm trực tiếp. gia đình muốn chị Ng. đẻ thường, chứ nếu mổ thì đã mổ từ lúc sáng khi mới đưa vào nhập viện”.
Được biết, thai phụ Phạm Thị Ng. quê ở Thái Bình vào Gia Lai làm công nhân, đây là lần sinh thứ 2 của chị.
Hiện, cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
CHÍ DŨNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Hơn 30 năm sống chung với nguồn nước nhiễm dầu
Mấy chục năm nay, hàng trăm hộ dân thuộc phường Thắng Lợi, TP Pleiku (Gia Lai) phải sống chung với nguồn nước nhiễm dầu. Cả khu vực phường, chỗ nào cũng thấm dầu, dù khoan giếng sâu tới hàng trăm mét thì nước giếng vẫn có mùi dầu.
Giếng sâu 100m vẫn nhiễm dầu
Bể nước nhà ông Nguyễn Văn Thành, tổ 4, phường Thắng Lợi, TP Pleiku luôn đỏ ngầu, sặc mùi dầu và loang loáng vết váng dầu. Ông Thành cho biết, năm 1984, khi gia đình chuyển về đây định cư mới biết mảnh đất này bị nhiễm dầu từ thời chiến tranh. "Khu vực phường Thắng Lợi trước đây là kho xăng của sân bay phục vụ chiến tranh thời Mỹ - Ngụy, mọi loại dầu bẩn đều đổ xuống đất", ông Thành nói.
Người dân dùng nước máy và bơm từ giếng
Theo ông Thành, sau 30 năm định cư ở phường Thắng Lợi, ông thấy lượng dầu nhiễm vào nguồn nước có bớt đi, nhưng vẫn nặng mùi rất khó chịu. Đã hai lần đào giếng trên mảnh đất này, mỗi lần đào giếng, ông Thành đều phải dùng dây nối quạt điện thả xuống để đẩy hơi dầu bay lên, hoặc dùng nhánh cây kéo lên kéo xuống vài lần thì thợ mới có thể đào tiếp được. "Giờ mỗi tháng, tôi đều phải thay toàn bộ cát, sỏi, than của bể lọc, chứ cứ để muộn một vài ngày nước lại bốc mùi dầu hăng hắc rất khó chịu. Chúng tôi chịu mùi dầu mãi cũng quen, nhưng khách đến chơi ai cũng sợ. Vả lại, lo nhất là ảnh hưởng đến con cái, cháu chắt sau này", ông Thành cho hay.
Anh Nguyễn Đức Long, cùng ở tổ 4, phường Thắng Lợi cho biết thêm, nhà anh cũng đã đào giếng rồi bỏ. Thậm chí, gia đình đã đầu tư khoan giếng sâu tới 100m trị giá 40 triệu đồng mà nước vẫn đỏ ngầu, mùi dầu và váng dầu bám quanh bể. Tiếc số tiền 40 triệu khoan giếng sâu, gia đình anh đã xây bể lọc thêm khoảng 30 triệu nữa, nhưng khi mang mẫu nước sang tỉnh Đắk Lắk kiểm nghiệm tại trung tâm dịch tễ, thì được biết nguồn nước bị nhiễm dầu, nồng độ sắt... quá lớn. "Cán bộ ở trung tâm dịch tễ nói rằng nước này không nên sử dụng, rất độc hại. Còn đối với nước qua lọc thì chỉ khử được khoảng 60% các chất độc. Vậy nên nước chỉ dùng để tắm giặt, sinh hoạt. Còn ăn uống thì đều mua bình 20 lít về sử dụng", anh Long chán nản.
Không đủ điều kiện như gia đình anh Long, anh Vũ Văn Đông, ở khu phố 6, phường Thắng Lợi cùng 7 nhà gần đó đã đầu tư khoan một giếng nước độ sâu hơn 70m để dùng. "Dù nước của giếng 70m cũng chưa chắc đã an toàn, nhưng không có tiền mua nước sạch thì cũng đành nhắm mắt dùng tạm", anh Đông nói.
"Bài ca" kiến nghị
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Đại tá quân đội về hưu, Bí thư Chi bộ khối phố 4 cho biết, các hộ dân phường Thắng Lợi rất lo lắng về nguồn nước bị nhiễm dầu. Riêng tại khối phố 4 đã có trên 150 hộ bị ảnh hưởng nguồn nước này. Nhiều gia đình đã đào tới 2 lần giếng vẫn thấy sặc mùi dầu. "Chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên thông qua các cuộc họp, các lần tiếp xúc cử tri, đại biểu Quốc hội nhưng rồi kiến nghị mãi cũng không được vì chính quyền nói rằng không có ngân sách đầu tư. Kiến nghị mãi hàng chục năm nay mà vẫn chả thấy hồi âm, ngay cả tôi cũng "nản", ông Hùng tâm sự.
Bà Nguyễn Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND phường Thắng Lợi thừa nhận có biết thực trạng trên địa bàn của phường có khu phố 3, 4, 6 bị nhiễm dầu từ nguồn nước. "Trên địa bàn vẫn chưa có nước sạch từ các nhà máy nên phải dùng nước giếng. Nhưng để có giếng, nhất là giếng sâu, thì không phải hộ dân nào cũng có điều kiện. Vậy nên người dân phải tương trợ nguồn nước lẫn nhau. Chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị lên cấp lãnh đạo nhưng vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề này. Thời gian tới, chúng tôi vẫn tiếp tục kiến nghị", bà Hương thông tin.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đi làm về, hãi hùng nghe em trai kể 'lỡ tay' đâm chết bố Nghe Lý nói rằng "lỡ tay đâm chết bố", anh B. vội vã chạy vào nhà và thấy bố nằm bất động trên giường với nhiều vết đâm trên ngực. Ngay sau đó, anh B. báo cơ quan công an đến bắt giam em trai. Hiện trường xảy ra vụ án mạng Khoảng 6h ngày 7/10, khi đi làm về, anh B. (trú...