Làm rể nhà giàu quá khó!
Một lần tôi đi nhậu, bạn bè xỉa xói: “Lấy được vợ nhà mặt phố, bố làm quan nhé”. Nghe mà… tức! Không lẽ nghèo là không thể cưới vợ hoặc chỉ được cưới vợ nghèo?
Ảnh minh họa
Tôi và Nga là bạn hồi đại học. Nàng là tiểu thư xinh đẹp, nhà giàu; tôi chỉ là anh sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi, nhà ngoại thành. Ngày đầu tiên đến nhà Nga chơi, tôi đã choáng trước sự giàu có của gia đình nàng nhưng tự nhủ: “Mình yêu Nga chân thành, học giỏi, có chí cầu tiến thì sớm muộn cũng có sự nghiệp như ý. Mình sẽ không để ai khinh nghèo”.
Dường như bố mẹ Nga dần dần cũng nhận ra những ưu điểm của tôi nên đồng ý cho chúng tôi tiến đến hôn nhân sau khi đi làm được hai năm. Khi về chung sống, Nga bắt đầu thể hiện thói tiểu thư đỏng đảnh, thích chưng diện, không muốn làm việc nhà và hời hợt trong mọi cư xử. Tôi chỉ âm thầm chịu đựng vì hễ nói là cãi nhau, ba mẹ nàng bênh con ra mặt và tôi lại càng mặc cảm mình “dưới cơ”.
Video đang HOT
Vì có chút kinh nghiệm máy móc ô-tô nên vừa đi làm công ty, tôi vừa hùn hạp với bạn mua bán ô-tô. Nhờ trời, nhờ bạn bè giúp sức và sự siêng năng của bản thân, ba năm sau tôi cũng trở thành người giàu có, được ăn ngon, mặc đẹp và gặp gỡ những người trong tầng lớp sang trọng nhưng… đời sống tình cảm của vợ chồng tôi thì lụi dần.
Khi tôi làm ra nhiều tiền, cô ấy bắt đầu ganh tỵ, sợ tôi giúp đỡ ba mẹ và em út nhà tôi. Thật ra, dù tôi làm ra tiền nhưng mọi chi tiêu đều thông qua cô ấy để vợ chồng êm ấm. Thế mà hai chữ so sánh “nhà tôi”, “nhà anh” cứ luôn xuất hiện trong gia đình nhỏ của chúng tôi.
Một lần không chịu nổi thái độ khinh khi của vợ, tôi đã lớn tiếng và cô ấy kết thúc “cuộc chiến” bằng thách thức: “Anh thấy không hợp nữa thì ly dị, ra khỏi nhà tôi!”. Mẹ vợ tôi thì bênh con gái, sỉ vã tôi và chê bai gia đình tôi đủ điều. Đúng là tôi đã cố gắng hết sức, nhưng làm rể nhà giàu quá khó!
Tôi đành về nhà ba mẹ ruột một tuần cho khuây khỏa. Ba mẹ khuyên tôi về xin lỗi bố mẹ vợ, dịu ngọt với vợ… chứ không lẽ gây nhau là chia tay?
Một thời gian sau, bố vợ tôi bị tai biến. Tôi từ trưởng phòng kinh doanh được ông tin tưởng giao làm giám đốc chi nhánh. Tôi chẳng muốn chút nào nhưng vì bố vợ nói quá, tôi đành nhận việc. Áp lực công việc rất nhiều, mà những nhân viên là cháu bên mẹ vợ tôi cứ xì xào: “Ổng là con rể sếp tổng nên được như vậy, chứ biết gì mà làm giám đốc”.
Tôi đã gắng bỏ qua những điều tiếng nhưng mệt mỏi vô cùng vì nhận ra mọi cố gắng của mình chẳng được ghi nhận. Công ty nhà vợ lớn mạnh sẵn nên những đóng góp của tôi chỉ là hạt cát trong đại dương, chờ có dịp là mẹ vợ và vợ tôi rêu rao “rể này nhờ nhà vợ”.
Tâm lý rể nghèo khiến tôi dễ dàng bực tức, dẫn đến thiếu tự tin trong công việc, thiếu cả tự tin trước vợ con. Tôi cũng biết vậy nhưng đôi lúc chữ “sĩ” của người đàn ông đã đè nặng lên tâm trí tôi.
Bạn bè cũng từng khuyên tôi hãy cố gắng lấy lại thiện cảm của mẹ vợ; kiên định với quan điểm tiền bạc rạch ròi, khoản tiền nào ông bà nhạc cho mượn làm ăn thì trả sòng phẳng… Tôi đã làm tất cả nhưng tại sao chàng rể nghèo vẫn bị yếu thế trong cuộc sống vợ chồng? Tôi không muốn đánh mất chính mình nhưng làm sao để vượt qua rào cản này?
Theo VNE
Xin lỗi tình yêu
Con trăng 16 treo lơ lửng trên đầu. Đêm nay, trời rất lạnh. Mẹ bảo mặc thêm áo ấm nhưng anh vờ không nghe. Lâu lắm rồi anh mới có dịp về lại con sông Ba quê mình. Sông vẫn còn đây nhưng người đã phiêu bạt chốn nào?
Anh bỗng nhớ một ngày đã xa trong kỷ niệm. Ngày đó, có 2 người trẻ yêu nhau và sắp phải xa nhau. Anh nhận công tác ở miền Nam xa xôi, em ở lại quê nghèo làm cô giáo. Dù chẳng biết bao giờ trở lại nhưng anh vẫn hẹn 3 năm...
Một lần 3 năm anh vẫn chưa về. Em một mình ra sông. Mẹ kể em rất buồn, cứ ngồi mãi cho đến khi sương xuống ướt đẫm cả mái đầu. "Vào nhà đi con kẻo bệnh, thằng Huy sớm muộn gì cũng về mà" - mẹ đã nói với em như thế. Nhưng em bảo rằng nếu lần đầu người con trai lỗi hẹn thì sẽ có lần thứ hai, thứ ba và rất nhiều lần sau đó... Đến bây giờ, anh cũng không hiểu tại sao mình lại sai hẹn. Có lẽ vì anh nghĩ đơn giản rằng đã chờ đợi 3 năm thì thêm vài tháng, thậm chí 1 năm nữa có sao đâu?
Khi anh trở về, mẹ nói: "Con Mai đã sang sông". Thoạt đầu, anh hiểu câu nói của mẹ là một thông báo về sự thay đổi địa điểm cư trú. Anh hỏi mẹ: "Ở quãng nào vậy mẹ?". Không có tiếng trả lời, mẹ vẫn lúi húi nhặt đậu trước hiên nhà. Tưởng mẹ không nghe, anh lặp lại. Mẹ ngẩng lên, chậm rãi từng lời: "Cũng không biết ở đâu. Nó có gửi thiệp cho con kìa...".
Anh lần giở tấm thiệp màu đỏ tươi có in hình hai con chim bồ câu. Thiệp báo hỷ. Vậy là em đã đi lấy chồng. Chỉ mới hơn 3 năm mà sao em không chờ đợi? Anh tự hỏi rồi tự trả lời: Vì anh không về, lại không có một lời xin lỗi. Đã hẹn nhau thì chớ quên lời.
Rất nhiều lần 3 năm đã trôi qua nhưng mỗi lần về lại bến sông này, anh vẫn muốn gửi theo gió ngàn lời xin lỗi đến tình yêu của mình...
Theo VNE
Đừng sợ người ta chê ế Quen nhau hơn 2 năm, V. ngỏ lời yêu em. Thế nhưng chính lúc đó, em lại để ý một người con trai khác. Biết vậy, V. rất buồn và nói rằng sẽ ở vậy suốt đời chứ không bao giờ lấy vợ nữa. Trớ trêu là người con trai em để ý lại chẳng yêu em mà lại yêu cô bạn đồng...