Làm ra 1,6 tỷ USD/ngày: Nhân viên hải quan không màng?
Nếu giảm thời gian thông quan 1 ngày, nền kinh tế sẽ tiết kiệm được 1,6 tỷ USD. Lợi ích đó đã được đo đếm, nhưng thực tế, ách tắc hàng hóa vẫn thường xảy ra và DN luôn phải chịu sức ép tứ bề vì thủ tục nhiêu khê.
Làm ra 1,6 tỷ USD/ngày: Nhân viên hải quan không màng?
Qua cửa ải hải quan gian nan đủ đường
“Nếu nói những năm trước đây là khủng hoảng về tài chính thì năm nay khủng hoảng về vấn đề hải quan. Có nhiều cái do chính cán bộ hải quan gây ra chứ không phải do văn bản Luật, Nghị định”, bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam “tố”.
Thậm chí, bà Dung còn nói: “chỉ cần các cơ quan hải quan giải quyết tất cả các vướng mắc những năm trước đây DN kiến nghị là sướng lắm rồi. Chứ doanh nghiệp cũng không cần đưa thêm những kiến nghị mới nữa”. Bà Dung ví dụ, sản phẩm bông nhập khẩu thì liên quan đến nguồn gốc thực vật, nhưng sản phẩm sợi thì đã qua một quá trình chế biến rồi mà hải quan vẫn yêu cầu kiểm tra nguồn gốc thực vật, rất mất thời gian thông quan của doanh nghiệp.
Với lĩnh vực xuất nhập khẩu hóa chất, thủ tục bị đòi hỏi quá nhiều khiến DN phải bỏ rất nhiều thời gian để chuẩn bị.
Ông Tiến, Công ty cổ phần Tiếp vận và ngoại thương Việt cho biết, có tới 13 loại thủ tục trong hồ sơ kê khai liên quan đến hóa chất như bản giải trình nhu cầu kinh doanh hóa chất, bản kê khai sơ đồ nhà xưởng, bản kê khai phương tiện vận chuyển chuyên dùng, phiếu an toàn hóa chất, chứng chỉ tham gia lớp tập huấn về hóa chất…
Ông Tiến nhấn mạnh, quá nhiều quy định không cần thiết. Chết ở đây là chết doanh nghiệp, vì một ngày lưu kho là rất tốn kém.
Một thống kê khác ở Bộ Công Thương, nơi cấp các chứng nhận C/O về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa trong ASEAN được bà Đặng Bình An, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Hải quan kể, chỉ trong 2 tuần, hồ sơ của doanh nghiệp đã phải đựng trong 51 bao tải chất đầy phòng.
Video đang HOT
Hải quan cũng kêu khổ, ai giải quyết?
Ông Ngô Văn Hải, Phó Cục trưởng Cục giám sát hàng hóa sau thông quan thừa nhận, thủ tục hải quan rất phức tạp, được quy định ở 19 Luật, 30 Nghị định và 200 thông tư hướng dẫn. Nhưng nhiều trường hợp phát sinh, như việc đề nghị của doanh nghiệp đưa hàng hóa về bảo quản trong thời gian chưa thông quan, hải quan phải kiến nghị lên cấp trên, rồi lên Bộ Tài chính,Bộ cũng phải báo cáo lên Thủ tướng.
Làm ra 1,6 tỷ USD/ngày: Nhân viên hải quan không màng?
“Những loại hàng hóa cần kiểm dịch, hay máy móc thiết bị cũ, nếu để ngay tại cảng và chờ co quan có chức năng làm việc, lấy mẫu thì đến bao giờ mới xong? Cho nên, chúng tôi cũng đề nghị phải cho doanh nghiệp đưa hàng về kho bảo quan, nhanh chóng giải phóng cảng. Tuy nhiên, hải quan trước tiên vẫn phải làm đúng pháp luật”, ông Hải nhấn mạnh.
Ông Hải còn cho rằng, sự phối hợp các Bộ khác có trách nhiệm liên đới làm khó doanh nghiệp. “Tuy nhiên, trong công việc hàng ngày, khi có bất cứ vướng mắc nào của doanh nghiệp, các cơ quan hải quan sẽ ngay lập tức phản ánh tới cấp trên, Bộ Tài chính để tháo gỡ, điều chỉnh.
Nhờ đó mà Thông tư 20 của Bộ KHCN kiểm soát về máy móc cũ nhập vào Việt Nam đáng lẽ áp dụng từ 1/9 năm nay đã được hoãn lại”, ông Hải nói.
Với cha sẻ của Tổng cục Hải quan, chuyên gia Nguyễn Văn Dũng lại chỉ ngay ra tình trạng cải cách theo kiểu khiến doanh nghiệp tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa. “Thông tư mới hướng dẫn doanh nghiệp muốn xin đưa hàng ở cảng về kho bảo quản trong thời gian chờ kiểm dịch, thông quan thì lại phải có giấy bảo lãnh của các cơ quan kiểm định, đảm bảo rằng lô hàng an toàn và cơ quan này phải chịu trách nhiệm nếu lô hàng có vấn đề rủi ro. Vậy là, doanh nghiệp lại phải chạy chọtđể xin được giấy bảo lãnh.”
Bà Đặng Bình An chia sẻ: “Khi làm khảo sát, có nhiều bộ ngành nói với tôi là đã làm đúng hiệp định mà Việt Nam cam kết, không còn gì để sửa. Nhưng tại sao, doanh nghiệp vẫn kêu nhiều?”
Theo bà An kiến nghị, nếu mỗi bộ chịu khó một chút, chắt chiu “thủ tục” một chút thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều cho doanh nghiệp.
Mặc dù hải quan điện tử được đánh giá cao, nhưng các bộ ngành cần tham gia chung trong chiến dịch cải cách này mới có kết quả thực sự. Các bộ cần chủ động rà soát toàn bộ danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành của mình để giảm tối thiểu danh mục, cùng đó là ban hành các quy chuẩn sản phẩm để làm căn cứ kiểm tra kiểm soát, chỉ định rõ cơ quan nào kiểm tra, phân loại hàng hóa nào cần kiểm tra ở cửa khẩu, loại nào có thể kiểm tra ở tuyến sau…
Đặc biệt, bà An cho rằng, các bộ cần sử dụng thông tin lẫn nhau khi thực hiện lấy mẫu, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn, mở rộng công nhận lẫn nhau về chất lượng hàng hóa với các nước để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Lien tục chủ trì các cuộc họp về cải thiện các chỉ số môi trường kinh doanh gần đây, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, bày tỏ, các giải pháp đơn giản hóa thủ tục của Bộ Tài chính ban hành mới chỉ mang tính tình thế. Doanh nghiệp đang bị o ép tứ bề, vì có những công chức có thói quen tùy tiện trong việc đòi hỏi nhiều loại giấy tờ nằm ngoài quy định đối với doanh nghiệp. Các công chức chỉ muốn làm sao để tạo thuận tiện nhấtcho mình, phòng tránh rủi ro cho mình”.
“Tuy nhiên, nếu như người đứng đầu quyết liệt giám sát, phê bình, kỷ luật những công chức làm sai thì mọi thứ sẽ nghiêm trở lại”, ông Cung nói.
Theo VietnamNet
Vụ 600 bánh heroin qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất: Khởi tố 3 bị can người nước ngoài
Ngày 17.4, Viện KSND Tối cao đã có quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ CA đối với 3 đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc) về tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Đây là 3 đối tượng có liên quan trong đường dây mua bán 600 bánh heroin giấu trong thùng loa được gửi đi từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Đào Viên (Đài Loan).
600 bánh heroin bị cảnh sát Đài Loan bắt giữ. ảnh: AFP
Những đối tượng bị khởi tố là Sung Yuan Hsuan (34 tuổi); Pan Po Chung (40 tuổi) và Chen Kuo Shun (37 tuổi). Theo cơ quan điều tra: Ngày 11.9.2013, Sung Yuan Hsuan và Pan Po Chung nhập cảnh vào VN qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất với tư cách đi du lịch. Ngày 13.9, Lâm Hán Văn - nhân viên du lịch của một Cty du lịch đóng trên địa bàn TPHCM - đón, hướng dẫn và làm phiên dịch cho hai người này.
Sau khi đón khách, hai người này đã yêu cầu Văn dẫn đi các siêu thị điện máy Chợ Lớn, Thiên Hòa, Nguyễn Kim, chợ Nhật Tảo để xem các mặt hàng loa thùng, amly. Sau chuyến du lịch vài ngày trở về nước, 2 đối tượng này gọi điện yêu cầu Văn đến Cty điện tử Thiên Thành Đạt (Q.Tân Phú) xin bảng báo giá và danh mục hàng loa, sau đó gửi thông tin cho Sung Yuan Hsuan bằng thư điện tử.
Ngày 15.10.2013, Sung Yuan Hsuan và Pan Po Chung từ Đài Loan quay lại TPHCM, cùng đi còn có Chen Kua Shun - GĐ Cty Air Sea Worldwide có trụ sở tại Đài Loan. Trước khi đến Tân Sơn Nhất, Sung Yuan Hsuan gọi điện cho Lâm Hán Văn đến đón.
Ngày 16.10.2013, Lâm Hán Văn đưa 3 đối tượng đi mua 2 cặp loa Dalton. Ngày 21.10, các đối tượng mua tiếp 5 cặp loa nữa, đưa về nơi ở là khách sạn 127 Pasteurs. Cũng trong ngày, Chen Kua Shun về nước. Đến 22.10, Yang Chia Ming và Chang Yung An từ Đài Loan bay sang TPHCM, ở cùng khách sạn với Sung Yuan Hsuan và Pan Po Chung.
Cũng trong khoảng thời gian này, Sung Yuan Hsuan đã gặp Benson - Giám đốc chi nhánh Air Sea Worldwide tại TPHCM - và nói rằng, sẽ thành lập Cty ở VN và nhờ Benson chuyển 12 thùng loa đã mua tại VN về Đài Loan bằng các chuyến bay của China Airlines và Cathay Pacific.
Sau khi được Sung Yuan Hsuan cung cấp các chứng từ lô hàng, Benson chuyển cho Trần Thị Anh Thảo - phụ trách bộ phận chứng từ của Cty Air Sea Worldwide - xử lý. Thảo liên lạc với hãng Korchina để thuê vận chuyển lô hàng trên với yêu cầu xuất lô hàng đi Đài Loan trên chuyến bay C1784 ngày 16.11.2013.
Ngoài việc tìm kiếm hãng vận chuyển, Benson còn chỉ đạo chi nhánh Cty Air Sea Worldwide tìm đến Cty TNHH TM&DV giao nhận Lê Hòa đề nghị Cty Lê Hòa tìm đơn vị đứng tên ủy thác xuất khẩu và làm thủ tục hải quan để xuất khẩu lô hàng trên. Chấp nhận dịch vụ này, Cty Lê Hòa đã liên lạc với Cty Long Vân để DN này đứng tên là người xuất khẩu lô hàng trên tờ khai hải quan điện tử.
Sáng 15.11.2013, các đối tượng đã vận chuyển 12 thùng loa ra đóng gói tại Cty TNHH dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất, cân và làm các thủ tục gửi hàng. Do lô hàng có độ từ tính cao nên đã được đặt chỗ và sắp xếp lên chuyến bay số hiệu C15886.
Sau đó, lô hàng được hoàn tất thủ tục vận chuyển, thủ tục hải quan, an ninh hàng không và được vận chuyển đi Đài Loan ngày 16.11.2013 trên chuyến bay C15886. Khi đến sân bay Đào Viên, lô hàng đã bị cảnh sát Đài Loan bắt giữ và phát hiện bên trong có chứa 600 bánh heroin, trọng lượng 229kg.
Theo thông tin chúng tôi có được, hiện cả 3 đối tượng này đều không có mặt ở VN. Hiện cơ quan điều tra đang tổ chức truy bắt các đối tượng này.
Theo Chí Tùng
Lao động