Làm phim về công tử Bạc Liêu
Bộ phim về một trong những người giàu có nhất Nam Kỳ lục tỉnh đầu thế kỷ 20 sẽ được bấm máy vào quý 1/2012.
Đây là nỗ lực của Hãng phim Thanh Niên trực thuộc Công ty CP Tập đoàn truyền thông Thanh Niên sau thời gian dài tìm kiếm tư liệu liên quan đến công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy để bổ sung trọn vẹn và hoàn chỉnh hơn cho kịch bản văn học.
Phim dự kiến dài 70 tập với kinh phí 25 tỉ đồng. Cùng hợp tác với Hãng phim Thanh Niên là một đài truyền hình trong nước và một công ty của Việt kiều tại Mỹ.
Với vai trò tổ chức sản xuất, nhà văn Võ Đắc Danh, Phó giám đốc Hãng phim Thanh Niên cho biết thêm về nội dung. Thông qua những câu chuyện mang tính giai thoại về công tử Bạc Liêu (còn gọi là Hắc công tử), bộ phim sẽ chuyển tải một không gian lịch sử, văn hóa trong tiến trình khẩn hoang miền Nam Việt Nam.
Video đang HOT
Một nền văn hóa cộng cư giữa nhiều dân tộc trong đó có người Việt, người Hoa, người Khơ-Me trên vùng đất mới đồng thời tiếp nhận làn gió của văn minh phương Tây đã phát sinh ra nhiều xung đột giữa các giai tầng xã hội: tư sản, địa chủ, nông dân, trí thức, chính quyền Pháp, nhà nước thuộc địa và cả băng nhóm Bình Xuyên. Trong xã hội hỗn độn ấy, công tử Bạc Liêu là nhân vật có thể nói tiêu biểu cho giai cấp thượng lưu đầy tiền của. Công tử Bạc Liêu là người mang nhiều giai thoại trong đó có thú chơi xe ô tô, người Việt đầu tiên sở hữu máy bay, là người mê võ thuật…
Biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây năm 1917 – Ảnh: Đoàn phim cung cấp
Phim khắc họa những tình tiết về công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy như quan hệ khá mật thiết với nhạc sĩ Cao Văn Lầu qua những cuộc vui chơi, đờn ca tài tử và cũng từng là tình địch của nhau. Phim cũng thể hiện xung đột giữa công tử Bạc Liêu và công tử Mỹ Tho – Bạch công tử Lê Công Phước trong cuộc tranh giành cô Bảy Phùng Há, một cô đào hát vang bóng. Phim còn đề cập đến nhân vật cô Ba Trà, một người đẹp “nghiêng thành đổ nước” lúc bấy giờ, cũng là mục tiêu săn đuổi của hai vị công tử Bạc Liêu và Mỹ Tho, từng làm tán gia bại sản, làm tan nát gia đình của nhiều bậc công tử khác…
Đạo diễn và diễn viên tham gia phim sẽ được công bố trong thời gian tới.
Theo Thanh Niên
Hãng phim tư nhân gặp nhiều khó khăn
" Giá như khi làm phim lịch sử, các hãng phim tư nhân cũng được Nhà nước hỗ trợ phần nào như với các hãng phim Nhà nước thì đỡ quá" - Bà Nguyễn Thị Trúc Mai - Giám đốc Hãng phim M&T Pictures thở dài
Bà Nguyễn Thị Trúc Mai - Giám đốc Hãng phim M&T Pictures:
Nhân kỷ niệm 1.000 Thăng Long - Hà Nội, hãng phim chúng tôi quyết định làm bộ phim lịch sử dài 40 tập "Về đất Thăng Long".
Thực sự khi bắt tay vào làm phim, chúng tôi biết chắc chắn là sẽ khó thu hồi vốn, phim phát sóng mà nguồn thu quảng cáo không đủ bù đắp chi phí, chúng tôi phải xoay nguồn vốn khác để "bù lỗ". Giá như khi làm phim lịch sử, các hãng phim tư nhân cũng được Nhà nước hỗ trợ phần nào như với các hãng phim Nhà nước thì đỡ quá.
Đạo diễn, NSƯT Lý Huỳnh:
Khi tôi bỏ tiền nhà ra làm phim lịch sử "Tây Sơn hào kiệt", nhiều người bảo tôi là "có vấn đề", tại sao không xin tài trợ... Cũng may là gia đình tôi ai cũng ủng hộ tôi làm. Với tôi, mục đích làm phim này là không vì lãi lời mà nhằm phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long. Quyết là làm, làm theo cái tâm, làm đến cùng.
Phim "Tây Sơn hào kiệt" do gia đình NSƯT Lý Huỳnh bỏ vốn đầu tư sản xuất.
Làm phim lịch sử khó khăn, tốn kém hơn nhiều so với phim tình cảm hiện đại mà thực sự chiếu ra khó thu hồi vốn, biết vậy nhưng tới đây tôi sẽ làm phim về nữ tướng Bùi Thị Xuân và nhiều danh nhân lịch sử khác để lớp trẻ hiểu thêm về truyền thống dân tộc.
Đạo diễn Phan Hoàng - Giám đốc Hãng phim Cửu Long:
Chúng tôi đang làm phim lịch sử "Anh hùng Nguyễn Trung Trực", tốn kém không biết bao nhiêu mà kể. Chỉ riêng một cái tàu chiến đóng sao cho thật giống chiến hạm Espérence (Hy vọng) của thực dân Pháp, đoàn phim đã phải sang Pháp, vào Bảo tàng Paris để tìm hiểu rồi về chi hơn 1 tỉ đồng để đóng...
Cái khó chung của các đoàn phim lịch sử ở VN là hiện nay vẫn chưa có những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ về đạo cụ, trang phục... như các nước trong khu vực. Chúng tôi phải tự đầu tư, xoay xở, thế nhưng khi kết thúc các cảnh quay, hầu hết những đạo cụ coi như xếp xó trong kho vì chưa biết khi nào mới được sử dụng lại. Chỉ tính riêng chuyện đó đã thấy làm phim lịch sử là lỗ to rồi.
Bà Lê Minh Tâm - Giám đốc Công ty Kỷ Nguyên Sáng:
Mặc dù phim "Khát vọng Thăng Long" của chúng tôi được báo chí đánh giá tốt, nhưng khi ra rạp phim gặp quá nhiều khó khăn. Chỉ sau 2 tuần công chiếu, phim đã phải rút hết ra khỏi các rạp, chỉ còn trụ lại ở 1 phòng chiếu nhỏ của Megastar.
Tại thời điểm đông người xem nhất, phim cũng chỉ bán được 300 vé, so với số vốn hơn chục tỷ đồng đầu tư sản xuất phim thì không biết bao giờ mới thu về được một phần nhỏ.
Với các hãng phim tư nhân đầu tư làm phim lịch sử quá nhiều tiền nhưng không được Nhà nước trợ giúp gì thì thật là thiệt thòi. Cũng số vốn ấy, đầu tư cho một bộ phim tâm lý đề tài đương đại thì khả năng thu hồi vốn cao hơn.
Theo Dân Việt
Dự án 'Làm phim 48 giờ' sẽ khởi động tại Hà Nội Lần thứ hai tổ chức tại Việt Nam, cuộc thi dành cho các nhà làm phim độc lập sẽ diễn ra tại Hà Nội vào 9 - 11/9 và tại TP HCM vào 14 - 16/10. Sau khi tổ chức thành công lần đầu tiên tại TP HCM cuối tháng 10 năm ngoái, dự án Làm phim 48 giờ tiếp tục trở lại...