Làm phim thời sống chung Covid-19
Hollywood sẽ khởi động trở lại các dự án sản xuất phim, bất chấp mối đe dọa từ đại dịch Covid-19. Các đoàn phim buộc chấp nhận sống chung với dịch để tiếp tục hoạt động sản xuất.
Hollywood cần có tác phẩm mới nhưng vẫn phải tìm mọi cách để bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên trong đoàn làm phim.
Theo Reuters, các hãng sản xuất phim điện ảnh, mạng lưới phim truyền hình và các nhóm đại diện cho diễn viên, đạo diễn của Hollywood phải vắt óc suốt nhiều tuần qua để nghĩ cách bắt đầu tái sản xuất trong môi trường dịch bệnh chưa chấm dứt và phải bảo đảm an toàn cho ê-kíp sản xuất. Những ý tưởng được nghĩ đến bao gồm việc cách ly tất cả diễn viên, đoàn làm phim trong thời gian quay. Nhân viên y tế trên trường quay sẽ kiểm tra thân nhiệt các thành viên cứ sau 12 tiếng. Những cảnh đám đông có thể không được thực hiện mà dùng phương pháp kỹ xảo máy tính thay thế.
Video đang HOT
Đội ngũ người làm phim của Hollywood trang bị an toàn khi làm việc Nguồn: AP
Từ châu Âu, điện ảnh Iceland, Đan Mạch, Cộng hòa Czech dự kiến sẽ trở lại trước Mỹ. Đây đều là những bối cảnh mà phim và chương trình truyền hình ở Hollywood thường sử dụng. Nghĩa là Hollywood có thể khởi động sớm nếu quay ở những bối cảnh này nhưng vấn đề khó khăn vẫn là an toàn. Họ phải tính toán về bảo hiểm, số lượng diễn viên, đạo diễn muốn đến địa điểm khác quay trong thời gian dịch bệnh chưa được ngăn chặn tại nhiều nước.
Ngành công nghiệp phim người lớn ở Los Angeles được cho rằng sẽ có những bài học để giúp Hollywood an toàn hơn khi bị buộc sống chung cùng Covid-19. Bởi chính họ cũng đã từng đưa ra hệ thống xét nghiệm và cơ sở dữ liệu riêng vào những năm 1990 để bảo vệ diễn viên khỏi đại dịch HIV/AIDS. Hệ thống này có thể phát triển, biến đổi để phù hợp môi trường chống Covid-19.
Trong lúc Hollywood tìm cách vượt khó khăn, loạt phim truyền hình nhiều tập của Úc đã trở lại trường quay. Họ bảo đảm an toàn bằng cách cắt cảnh hôn, ôm hoặc va chạm vật lý khác. Các thành viên tuân thủ quy tắc “xa nhau để an toàn” một cách nghiêm ngặt nhằm hạn chế tối đa lây lan. Một số kỹ xảo quay dựng được sử dụng để thay thế cảnh thân mật của các diễn viên. Các diễn viên tự trang điểm và làm tóc cho mình. Nếu không thể tự làm, các chuyên gia trang điểm sẽ giúp đỡ nhưng tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt về sức khỏe và vệ sinh.
Trước đó, các đoàn phim Trung Quốc và Nhật Bản cũng có nhiều biện pháp bảo vệ nhân viên khi quay lại làm việc trong thời điểm dịch bệnh vẫn còn. Những khu vực quay phim được khử trùng, nước rửa tay được bố trí đầy đủ, các nhân viên trong ê-kíp đều mang khẩu trang, diễn viên chỉ cởi khẩu trang khi đứng trước máy quay diễn xuất.
Ở Việt Nam, hoạt động trường quay sôi nổi trở lại ngay sau giãn cách xã hội. Dù tình hình dịch bệnh đang được khống chế hữu hiệu nhưng nhà sản xuất vẫn không lơ là công tác phòng dịch. Các nhân viên đoàn phim vẫn mang khẩu trang đến trường quay và trong thời gian làm việc. Nước sát khuẩn cũng được chuẩn bị, một số nơi còn tiến hành đo thân nhiệt từng người trước khi vào nơi làm việc. Các nhà sản xuất nói họ buộc phải tuân thủ quy định phòng dịch bởi chẳng ai muốn rơi vào hoàn cảnh một người mắc bệnh, cả đoàn phải cách ly, vừa tốn chi phí, tốn nhân lực. Nếu làm tốt khâu phòng ngừa, những rủi ro sẽ được giảm đến mức thấp nhất.
EU thông báo kế hoạch đóng cửa biên giới
Ngày 8/5, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết khối ủng hộ việc tiếp tục hạn chế nhập cảnh trong 30 ngày nữa, tức đến giữa tháng 6, trong khuôn khổ áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, dù gây thiệt hại lớn cho thương mại và du lịch.
Biển báo biên giới đi vào lãnh thổ CHLB Đức từ Cộng hòa Czech. Ảnh: Mạnh Hùng/Pv TTXVN tại Đức
Tháng 3 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định về việc đóng cửa biên giới bên ngoài đối với tất cả các chuyến bay không thiết yếu, sau khi thất bại trong nỗ lực ngăn chặn 27 quốc gia thành viên đóng cửa biên giới nội khối trong không gian đi lại tự do của EU (Schengen).
Ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề nội vụ Ylva Johansson cho biết tuần này châu Âu sẽ phải quay trở lại để bàn về vấn đề mở cửa biên giới nội khối khi đại dịch được kiểm soát. Nhưng hiện tại, ít nhất 17 quốc gia của khu vực Schengen áp dụng nhiều mức độ hạn chế đi lại khác nhau. Khu vực Schengen bao gồm hầu hết các nước EU cùng với Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và một số quốc gia khác.
Ủy viên Johansson cho biết những hạn chế về đi lại tự do và kiểm soát biên giới nội bộ sẽ cần được dỡ bỏ dần dần trước khi có thể loại bỏ các biện pháp tương tự đối với biên giới bên ngoài và đảm bảo quyền nhập cảnh vì các mục đích không thiết yếu cho những người không phải là công dân EU.
Cùng ngày, các bộ trưởng của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đã chính thức thông qua số tiền lên tới 240 tỷ euro, tương đương 260 tỷ USD, để hỗ trợ các quốc gia châu Âu đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Số tiền này sẽ được triển khai theo hoạt động của Quỹ Bình ổn châu Âu. Đây được xem là động thái lớn đầu tiên trong nỗ lực chung tại châu Âu nhằm khôi phục nền kinh tế trong thời gian tới.
Cuộc khủng hoảng giáo dục do Covid-19: Các kỳ thi bị hoãn, thậm chí hủy bỏ, mọi thứ phút chốc đảo lộn Có quốc gia hủy bỏ cả kỳ thi THPT trong khi nhiều nước lựa chọn phương án hoãn thi, chờ diễn biến dịch bệnh mới đưa ra quyết định. Tính đến ngày 28/3, đại dịch Covid-19 đã khiến 1,6 tỷ học sinh ở 161 quốc gia toàn cầu phải nghỉ học. Con số này chiếm 80% số học sinh đang theo học trên...