Làm phim hành động Việt: Đùa với lửa
Làm phim thời thắt lưng buộc bụng như hiện nay vốn không còn là khái niệm xa lạ đối với các nhà sản xuất phim truyền hình.
Chính vì thế, việc giải quyết bài toán 180 triệu đồng/tập phim – con số trung bình được phía đài truyền hình TP.HCM công bố – để vừa đảm bảo chất lượng, rating và chi phí sản xuất cho cả đoàn phim là điều không hề đơn giản.
“ Giật gấu vá vai” để làm phim
Theo con số công bố hiện nay của đài truyền hình HTV, số tiền trung bình được trả cho mỗi tập phim dao động ở mức 180 triệu đồng. Tuy nhiên, đa phần các phim tâm lý xã hội đều được thực hiện với kinh phí thấp hơn. Cắt giảm chi phí ăn ở, đi lại, đẩy nhanh tiến độ làm phim… là những chiêu bài mà các nhà sản xuất vẫn thường áp dụng.
Trong khi đó, với các bộ phim thuộc đề tài chiến tranh, lịch sử, hành động… con số này thường lớn hơn. Bài toán về kinh phí luôn khiến các nhà sản xuất đau đầu trong quá trình thực hiện.
Đạo diễn Dũng Nghệ – người từng thực hiện series Cảnh sát hình sự chia sẻ, việc sản xuất phim thể loại hành động hình sự không hề đơn giản.
Đạo diễn Việt Trinh từng tâm sự, khi thực hiện series Trở về với các bối cảnh tại Lào, Campuchia, Thái Lan, ngoài chuyện được phía HTV hỗ trợ về kinh phí sản xuất, đoàn phim cũng phải nỗ lực rất nhiều để xin tài trợ ăn ở, đi lại.
Riêng với thể loại hình sự, hành động, bài toán khó về kinh phí sản xuất luôn khiến nhà sản xuất, các đạo diễn đau đầu.
Theo đạo diễn Dũng Nghệ – người từng thực hiện series phim Cảnh sát hình sự (Hành trình bí ẩn và Mặt nạ hoàn hảo) cách đây 6 năm, mức dự toán được đưa ra khoảng 120 triệu đồng/tập phim (cao hơn thể loại tâm lý xã hội). Tuy nhiên, với thể loại hình sự, con số này quá thấp để đảm bảo chất lượng. Ngoài việc nhận được sự hỗ trợ từ phía Bộ Công an để thực hiện các đại cảnh, cảnh chiến đấu, cảnh quay trong nhà tù…, phía đoàn phim cũng tìm mọi cách xoay sở để có thể đủ chi phí sản xuất như dự kiến.
“Khi nhận làm phim ở thể loại hình sự, hành động, bản thân người đạo diễn sẽ có cơ hội để sử dụng nhiều chiêu trò, kích thích quá trình làm việc cũng như khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo chất lượng, phim rất dễ bị khán giả quay lưng” – Dũng Nghệ chia sẻ.
Anh cũng cho hay, với các hãng phim tư nhân khi tiến hành thể loại hình sự, hành động thường gặp muôn vàn khó khăn. Để giải quyết bài toán này, anh thường nhờ sự hỗ trợ của các câu lạc bộ võ thuật, cascadeur, áp dụng các thủ thuật khi quay phim để hạn chế các đại cảnh, các cảnh đồn công an, nhà tù… Trong trường hợp bắt buộc phải có những bối cảnh này, giải pháp duy nhất là tổ chức dàn dựng để đảm bảo tính chân thật của bộ phim.
Bá Cường ngoài vai trò diễn viên còn được biết đến với vị trí phó đạo diễn của nhiều dự án phim đình đám.
Diễn viên Bá Cường, người thủ vai Đắc Vi trong series Những đứa con biệt động Sài Gòn đồng thời là phó đạo diễn nhiều dự án phim khác nhau khẳng định, không nên coi làm thể loại phim hành động, hình sự là đùa với lửa.
Video đang HOT
“Quan trọng nhất là mình biết cách tổ chức và tư duy đạo diễn mới quyết định tất cả” – anh chia sẻ.
Cũng như đạo diễn Dũng Nghệ, Bá Cường khẳng định, với kinh phí làm phim được khống chế ở mức khá thấp như hiện nay, để giải quyết bài toán khó đó phải nhờ vào mối quan hệ với các đồng nghiệp theo tinh thần vừa làm vừa hỗ trợ. Anh cũng khẳng định, chuyện đẩy nhanh tiến độ làm phim là việc đoàn nào cũng muốn áp dụng nhưng quan trọng là năng lực nhân sự trong ekip có làm được hay không.
Chấp nhận mạo hiểm với “ Những đứa con biệt động Sài Gòn 2″
Trở lại câu chuyện với Những đứa con biệt động Sài Gòn 2, bản thân nhà sản xuất, đạo diễn cũng như ê-kíp thực hiện đều thừa nhận, họ gặp không ít áp lực.
Nói về lý do quyết định nhận dự án Những đứa con biệt động Sài Gòn 2, anh Vũ Ngọc Hà, giám đốc công ty cổ phần dịch vụ truyền thông Hoà Bình, đơn vị sản xuất phim cho hay.
Anh Vũ Ngọc Hà (ngoài cùng bên phải) tại buổi họp báo ra mắt Những đứa con biệt động Sài Gòn 2.
“Đây là một quyết định mạo hiểm về kinh tế. Thực chất, chi phí sản xuất bộ phim này gấp đôi những phim tâm lý, tình cảm xã hội. Nếu không được ưu ái và hỗ trợ nhiệt tình của Bộ Công an, chúng tôi không thể thực hiện được bộ phim với kinh phí như vậy. Khi bắt tay vào sản xuất phần 2, chúng tôi cũng rất áp lực, đặc biệt là sự kỳ vọng rất lớn của khán giả vào chất lượng phim”
Cũng theo anh Hà, với một dự án có quy mô và đòi hỏi tính xác thực rất cao, khó khăn là chuyện đương nhiên. Đầu tiên, phải kể đến việc chọn bối cảnh vì phim trải dài suốt từ Nam chí Bắc. Yêu cầu của kịch bản rất cao nên công tác đạo diễn không hề đơn giản. Cũng vì yếu tố này mà thời gian sản xuất phim gấp 2-3 lần so với những bộ phim bình thường.
Theo chia sẻ của nhà sản xuất, với 35 tập phim, cả ekip đã cùng làm việc cật lực trong 135 ngày trên phim trường. Trung bình 4 ngày mới thực hiện được một tập phim. Trong khi đó, với các bộ phim tâm lý xã hội hiện nay, tiến độ thực hiện dao động từ 1,5-2 ngày/tập phim.
Phim quy tụ diễn viên hai miền Nam – Bắc, vì thế, việc lên kế hoạch, sắp xếp lịch quay cũng rất phức tạp. “Diễn viên từ Sài Gòn ra Hà Nội và ngược lại, phải sắp xếp làm sao cho khoa học. Nhà sản xuất đôi khi còn phải chiều theo ý diễn viên, vì lịch làm việc của họ rất bận rộn. Do đó, chi phí di chuyển, ăn ở cũng khá tốn kém”.
Bối cảnh trải dài, nhiều cảnh quay phức tạp là những yếu tố khiến quá trình sản xuất vừa tốn kém vừa khó khăn.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi sản xuất Những đứa con biệt động Sài Gòn 2 là câu chuyện thương lượng giữa đơn vị sản xuất và phía đài truyền hình.
Anh Hà cho hay, về kinh phí sản xuất phía đài truyền hình HTV khá cởi mở để đảm bảo chất lượng cũng như doanh thu cho bộ phim. Tuy nhiên, có hai vấn đề được đặt ra khá rõ ràng. Thứ nhất, nếu nhà sản xuất chịu đầu tư để phim đạt chất lượng đồng nghĩa với việc có khán giả và doanh thu đảm bảo. Thứ hai, bài toán thương lượng dựa trên nguyên tắc cả phía đài truyền hình và nhà sản xuất đều có lợi.
Liên quan đến vấn đề này, bà Huỳnh Mai Hương – Phó ban khai thác phim truyện HTV cho hay: “Đề tài của Những đứa con biệt động Sài Gòn 2 luôn được nhà đài ưu tiên. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của nhà sản xuất khi quyết định thực hiện một bộ phim rất khó. Quan điểm của HTV là luôn khích lệ, động viên những bộ phim như thế này”.
Được biết, khi phần 2 của bộ phim đã hoàn thành và chuẩn bị lên sóng HTV7 từ ngày 26/5 tới đây kịch bản đề cương của phần 3 đã sẵn sàng. Cả ekip thực hiện, tác giả kịch bản cũng như phía nhà sản xuất đang bàn bạc để đưa ra quyết định cuối cùng.
Theo anh Vũ Ngọc Hà: “Phần 3 tập trung khai thác sâu hơn về yếu tố tâm lý do đó sẽ gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm kĩ hơn ở khâu tiền kỳ để có thể giảm thiểu tối đa kinh phí”.
Theo Khám Phá
Nghèo nhất cơ quan, tôi sợ Tết hơn sợ nợ
Ba tháng nay, vợ chồng em đói lắm vì chỉ trông vào đồng lương còm của em, trả tiền nhà đã mất gần nửa lương rồi. Vay cũng không còn chỗ vay. Em không mong Tết đến chút nào, nghe các anh chị ở đây bàn tiêu đến cả vài chục triệu, em buồn quá.
Em làm ở đơn vị sự nghiệp thuộc nhà nước hẳn hoi, tuy nhiên, em chỉ đang làm hợp đồng. Chồng em làm tự do, tính ra cả hai vợ chồng đều có công ăn việc làm nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Thu nhập hàng tháng của cả 2 chưa đầy 8 triệu đồng.
Năm ngoái gom cả lương cả thưởng vợ chồng em mới được gần 15 triệu. Em và chồng lấy nhau được 3 năm (em kết hôn từ lúc 22 tuổi) thì năm nào hai đứa cũng phải đi vay mượn về lo Tết. Người ta vui đón Tết còn chúng em sợ Tết như sợ nợ.
Người ta vui đón Tết còn chúng em sợ Tết như sợ nợ (Ảnh minh họa)
Đây là danh sách các khoản nhà em tiêu tháng Tết đây ạ:
- Trả tiền phòng trọ: 2 triệu (tuy về quê mất 10 ngày nhưng người ta vẫn bắt đóng đủ. Sống ở thành phố mà phòng trọ chỉ có 2 triệu là mọi người biết em "thảm" tới mức nào rồi.
- Quà cáp 2 bên bố mẹ: 4 triệu
- Mứt kẹo mang về quê cho gia đình và chòm xóm: 4 triệu
- Tàu xe về quê: 1 triệu 500 nghìn
- Tiền mừng tuổi ông bà, bố mẹ và các cháu hai bên: 2 triệu. Họ hàng nhà nội ngoại đông lắm, mỗi cháu chỉ cho tầm 10-30 nghìn mà hết hơn triệu rồi.
- Hai vợ chồng, mỗi người một triệu dằn túi để đi chúc Tết riêng với bạn bè là 2 triệu.
- Sữa, áo quần cho con: 1 triệu.
Hai vợ chồng em chẳng năm nào mua sắm gì cho bản thân. Các chị ở cơ quan chắc biết hoàn cảnh nghèo khó nên hay cố ý thải đồ mặc rồi cho em cũng được xúng xính mặc Tết. Em tủi thân lắm vì em quê nhất và nghèo nhất cơ quan. Nhưng em an phận, thôi thì cũ người mới ta. Còn chồng em toàn bị em cho mặc hàng thùng thôi.
- Tàu xe quay lại thành phố: 1 triệu 500 nghìn nữa.
Thế mà năm nào Tết quê nội, Tết quê ngoại xong, vợ chồng em quay lại thành phố thì may lắm chỉ còn khoảng vài trăm nghìn trong túi. Nhỡ có chuyện gì là không biết xoay xở làm sao. Ngặt nỗi, lương tháng đem ra tiêu sạch cho Tết nên còn nửa tháng sau toàn phải đi vay.
Chẳng lẽ phận vợ chồng nghèo như hai chúng em sẽ mãi mãi chẳng bao giờ có Tết sao? (Ảnh minh họa)
Đang nuôi con nhỏ nên hầu như tháng nào em cũng phải vay thêm ít nhất vài trăm nghìn, ngay cả Tết cũng vay dù không muốn thế. Nhưng hai vợ chồng còn có thể ăn qua loa bữa đói bữa no, còn thì nhịn làm sao được. Vì vậy mà nửa tháng còn lại sau Tết là khoảng thời gian thảm nhất của chúng em.
Đi làm về hai đứa chỉ dám ăn mỳ tôm suông. Quê em trồng rau chứ không trồng lúa nên cũng không có gạo mang lên mà ăn. Mà có nấu cơm cũng chỉ ăn tạm với ít mắm ruốc. Thực phẩm sau Tết thì giá trên trời còn hơn cả trước Tết.
Cứ lên mạng là trông thấy người ta bàn đến tiêu Tết hàng triệu hàng chục triệu, em thấy mình như thuộc về một cuộc sống hoàn toàn khác. Lắm lúc ăn cơm mà nước mắt còn nhiều hơn cả nước canh và miếng nào cay cay sống mũi miếng đó. Bạn bè làm việc ở quê mà thu nhập còn cao hơn cả vợ chồng em. Mang tiếng là lập nghiệp thành phố mà chẳng bằng ai cả.
Mà đó là năm ngoái, ít ra vẫn còn lương tiền để trang trải. Năm nay em còn khó khăn hơn. Công ty chồng em sắp giải thể, nợ lương đến tháng thứ 3 rồi. Tết lại sắp đến, có khi còn phải trắng tay trắng túi không nhận được đồng nào.
Đến cơ quan em toàn phải giả vờ bận công văn giấy tờ để tránh những cuộc nói chuyện của chị em về Tết nhất. Nghe người ta xôn xao em thêm buồn phiền. Chị em đã bắt đầu rủ nhau đi chợ, tăm tia món này món nọ cho Tết làm em càng tủi thân.
Tránh Tết ở cơ quan không khổ tâm bằng tránh Tết ở nhà. Bố mẹ gọi điện hỏi thăm bao giờ về, về được mấy ngày. Quê em quê lắm, hầu như ai cũng mong hai vợ chồng em về để mang thức ngon món lạ từ thành phố về. Bố mẹ chồng em thì muốn được con cháu báo hiếu bằng chút tiền mừng tuổi. Chính vì thế mà em càng não nề.
Ba tháng nay, vợ chồng em đói lắm vì chỉ trông vào đồng lương còm của em, trả tiền nhà đã mất gần nửa lương rồi. Vay cũng không còn chỗ vay. Em không mong Tết đến chút nào, nghe các anh chị bàn tiêu đến cả vài chục triệu, em buồn quá.
Buồn hơn là từ khi lấy chồng em không hề biết niềm vui Tết đến là gì. Thấy Tết là thấy bao nhiêu khoản phải lo, thấy tiền ra, thấy gia đình mình thảm hại. Tết cũng là lúc mà người giàu và người nghèo phân cấp rõ ràng nhất.
Có cách nào chỉ tiêu Tết trong khoảng vài triệu không mọi người ơi? Chẳng lẽ phận vợ chồng nghèo sẽ mãi mãi chẳng bao giờ có Tết?
Theo VNE
Nghèo nhất cơ quan, tôi sợ Tết như sợ nợ Ba tháng nay, vợ chồng em đói lắm vì chỉ trông vào đồng lương còm của em, trả tiền nhà đã mất gần nửa lương rồi. Vay cũng không còn chỗ vay. Em không mong Tết đến chút nào, nghe các anh chị ở đây bàn tiêu đến cả vài chục triệu, em buồn quá. Em làm ở đơn vị sự nghiệp thuộc...