“Lạm phát” trường đại học ở Trung Quốc
Theo Tân Hoa Xã, trong tuần này khoảng 9,42 triệu học sinh tốt nghiệp phổ thông Trung Quốc (gần bằng dân số của Thụy Sĩ) sẽ tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học nổi tiếng và đầy căng thẳng “Gaokao”.
Hơn 9 triệu người thi, đại học vẫn không có sinh viên
Mặc dù Trung Quốc có một “đội quân khủng” đeo đuổi con đường đại học, nước này vẫn phải đối mặt với nạn “ lạm phát” trường đại học sau mấy thập kỷ bùng nổ hệ thống trường đại học.
Số lượng học sinh tham gia kỳ thi Gaokao đã giảm trong 5 năm liền kể từ năm 2009. Năm 2008, số sĩ tử lên đến đỉnh điểm là 10,5 triệu.
Sắp có hơn 9 triệu thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học “Gaokao” tại Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Theo một báo cáo về tuyển sinh đại học ở Trung Quốc năm 2015 đăng trên China Education online, năm 2014 lượng thí sinh tham gia kỳ thi Gaokao có dấu hiệu ngưng suy giảm, tuy nhiên vẫn không cứu vãn nổi các trường đại học trước nạn “lạm phát”: trường thì nhiều, thi thì đông, mà sinh viên thì chẳng có.
Khó mà tuyển đủ chỉ tiêu Các trường đại học trên khắp Trung Quốc đang đối mặt với những khó khăn để đáp ứng được chỉ tiêu tuyển sinh trong những năm gần đây. Như ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, việc theo đuổi con đường đại học quá khốc liệt. Năm 2014, tất cả trường đại học cao đẳng tỉnh này bị “hụt” 70.000 sinh viên, chiếm 11,36% chỉ tiêu toàn tỉnh. Tình trạng “trường thì nhiều – sinh viên chẳng bao nhiêu” đã tồn tại tồn tại suốt 3 năm ở Hà Nam. Tình trạng này xảy ra tương tự như với Bắc Kinh, nơi được đánh giá là có các trường đại học danh giá nhất ở Trung Quốc. Chỉ tiêu học sinh ở Bắc Kinh tham gia kỳ thi Gaokao bị cắt xuống 52,200 sinh viên trong năm 2014, giảm 30% so với chỉ tiêu 76,700 sinh viên trong năm 2008. Tuy nhiên, việc cắt giảm chỉ tiêu như vậy cũng không “lấp” được tình trạng vắng học sinh trong quá trình tuyển sinh đại học. Thống kế cho thấy các trường đại học, cao đẳng hạng nhì ở Bắc Kinh từ năm 2010 còn thê thảm hơn khi không tuyển đủ chỉ tiêu trong suốt 4 năm liên tiếp.
Trường đại học “cái gì cũng dạy”
Video đang HOT
Kỳ thi Gaokao luôn là nổi ám ảnh của học sinh Trung Quốc (Ảnh minh họa)
Theo học đại học không đảm bảo được một việc làm tốt sau khi tốt nghiệp. Năm nay, gần 7,5 triệu sinh viên “sống sót” qua kỳ thi Gaokao cách đây 4 năm vẫn loay hoay tìm việc làm trước một thị trường lao động đang khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
Các nhà phê bình cho hay một lượng lớn trường đại học Trung Quốc đang “chạy đua” để mở rộng quy mô trường học bằng cách mở rộng thêm nhiều ngành học trong cùng mộ trường. Tuy nhiên, nền giáo dục “đa ngành” khiến sinh viên mới ra trường có cơ hội việc làm khó hơn. “Khủng hoảng trong tuyển sinh, trong vấn đề tìm kiếm việc làm quả thực là khủng hoảng của chất lượng nền giáo dục” – ông Chen Zhiwen, tổng biên tập của trang điện tử China Education online cảnh báo. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, các trường đại học ở Trung Quốc đã bổ sung 1.681 chuyên ngành năm 2014, hầu hết trong số các chuyên ngành đó đều bị chồng chéo với các chuyên ngành khác. Chẳng hạnh như ngành kỹ sư mạng có thể xem là ngành phổ biến nhất tại các trường. Có 54 trường đại học, cao đẳng Trung Quốc đã bổ sung chuyên ngành này và ngành “góp mặt” ở tổng cộng 250 trường cao đẳng – đại học. Mở ra chuyên ngành đại trà và không quản lý đã gây nên sự quá tải cho phân khúc thị trường lao động. Hệ lụy là sinh viên tốt nghiệp hóa thành thất nghiệp, còn thí sinh thì không muốn thi vào ngành đó nữa. Thống kê của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho thấy sinh viên đại học chuyên ngành Tiếng Anh và Khoa học &Công nghệ Máy tính khó tìm việc làm hơn do mỗi chuyên ngành có tới 100.000 sinh viên ra trường vào năm 2013.
Đổ xô đi du học
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp mặt du học sinh Trung Quốc tại Mỹ (Ảnh: Telegraph)
Đặt nặng vấn đề vào các kỳ thi tuyển và khó có cơ hội vào được các trường hàng đầu ở Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến việc ngày càng nhiều phụ huynh, đặc biệt là các gia đình giàu có tìm kiếm các lựa chọn thay thế khác.
Hiện xu hướng sinh viên Trung Quốc nộp đơn vào các trường đại học ở nước ngoài ngày càng tăng. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, trong số một triệu học sinh đủ điều kiện tham gia kỳ thi Gaokao năm 2010 nhưng quyết định không thi. Hết 1/5 tổng số học sinh đó đã quyết định đi du học. Theo thống kê từ Mỹ, số học sinh phổ thông ở Trung Quốc theo học đại học tại Mỹ lên đến 110.550 người trong thời gian 2013-2014, tăng gần 50% so với thời gian 2010-2011.
Nền giáo dục của Trung Quốc cứ thế đang bị đẩy vào tình cảnh. Trường đại học và cao đẳng tại Trung Quốc vì thế cũng đang dần đối mặt với câu hỏi hóc búa: “Làm sao để sống sót?”
(Lược dịch Tân Hoa Xã)
Ngọc Như
Theo_PLO
Nga đối mặt với áp lực sau bản danh sách đen
Phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép nhằm vào Nga sau khi Moscow thông qua một danh sách đen bao gồm 89 chính trị gia EU bị cấm vào nước này.
Nga hứng đòn trả đũa
Theo hãng thông tấn AP, Nghị viện của Liên minh châu Âu (EP) sẽ tiến hành 3 biện pháp nhằm vào các quan chức Nga trong động thái trả đũa việc Moskva công bố bản danh sách cấm 89 chính trị gia của 17 nước châu Âu nhập cảnh Nga.
Ngày 2/6, Chủ tịch EP Martin Schulz tuyên bố trong khi chờ Nga dỡ bỏ bản danh sách này, EP sẽ hạn chế việc lui tới các cơ sở của tổ chức này đối với 2 quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga, đánh giá quyền tiếp cơ quan lập pháp này của các thành viên thuộc Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) dựa trên cơ sở từng trường hợp cụ thể và đình chỉ hợp tác với Ủy ban Nga - Liên minh châu Âu (EU).
Không chỉ bị EP gia tăng sức ép, Nga còn đang sức ép lớn khi Kiev cáo buộc Moscow phá hoại các cuộc đàm phán về cuộc khủng hoảng ở Ukraine sau khi một cuộc họp ở Minsk (Belarus) nhằm giải quyết cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đã bị hoãn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (bên phải) và người đồng cấp Mỹ John Kerry.
Phát biểu trước truyền thông, Đại diện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Heidi Tagliavini cho biết các quan chức đến từ Ukraine, Nga và nhóm trung gian hòa giải của OSCE đã quyết định hoãn cuộc họp với các đại diện của lực lượng ly khai.
Hãng thông tấn Interfax của Ukraine, được xem là thân cận với nhà thương thuyết của Chính phủ Ukraine Leonid Kuchma, dẫn một nguồn tin Ukraine cáo buộc đại diện Nga phải chịu trách nhiệm vì sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán trên.
Nguồn tin trên nói: "Đại diện của Nga, ông Azamat Kulmukhametov đã rời phòng họp. Như vậy, trên thực tế Nga đã phá hoại cuộc họp của nhóm này."
Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước RIA Novosti của Nga dẫn một nguồn tin gần gũi với các cuộc đàm phán ở thủ đô của Belarus cho biết các bên có thể tổ chức một cuộc họp mới vào ngày 16/6.
Nga bảo vệ quyết định của mình
Sau khi Liên minh châu Âu (EU) có phản ứng mạnh về danh sách đen gồm 89 công dân châu Âu bị cấm vào Nga và cho rằng đây là động thái "hoàn toàn độc đoán và vô lý" của Moskva, Nga đã lên tiếng bảo vệ cho quyết định của mình.
Phát biểu trước truyền thông hôm 1/6, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định tuyên bố của EU là hoàn toàn "vô lý." Ông nêu rõ Moskva đã kiềm chế quá lâu và bản danh sách trên là nhằm đáp trả bước đi đơn phương không thân thiện của EU chứ không phải là hành động khiêu khích.
Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, trước đó, phương Tây đã áp đặt trừng phạt đối với các quan chức Nga khi họ thông qua các quyết định về các vấn đề cấp thiết của nước Nga, trong đó có vấn đề sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea theo ý nguyện của người dân vùng lãnh thổ này, do đó lệnh trừng phạt của EU và Mỹ là vô lý.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga đồng thời cho biết các chính khách EU có tên trong danh sách cấm nhập cảnh vào Nga là những người đã "ủng hộ mạnh mẽ cuộc đảo chính" tại Ukraine hồi năm ngoái, lật đổ chính quyền hợp pháp của Tổng thống khi đó là ông Viktor Yanukovych.
Trước đó, ngày 28/5, Nga đã thông qua một danh sách đen gồm 89 chính trị gia EU bị cấm vào Nga để đáp trả các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga liên quan vấn đề Crimea và Ukraine.
Ngọc Hòa (tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ngân hàng thế giới lạc quan về kinh tế Nga Sau Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) vừa nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế của nước Nga vì giá dầu cùng đồng rúp đã phục hồi trong vài tháng qua và lạm phát ở nước này cũng dần chậm lại. WB vừa lạc quan hóa dự báo tăng trưởng kinh tế Nga - Ảnh: Reuters Reuters...