Lạm phát toàn cầu tăng nhiệt nếu hạ tầng dầu mỏ tại Trung Đông lâm nguy?
Giới chuyên gia cảnh báo nguy cơ xung đột toàn diện giữa Iran và Israel có thể làm xáo trộn nguồn cung dầu mỏ thế giới và cản trở nỗ lực kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương.
Một số chuyên gia cảnh báo giá dầu có thể tăng vọt tới 200 USD/thùng nếu xung đột tại Trung Đông leo thang. Ảnh: Theprint
Khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện ở Trung Đông đã gia tăng sau khi Iran thực hiện hành động quân sự nhắm vào Israel hôm 1/10 vừa qua.
Chính quyền của Thủ tướng Benjamin Netanyahu cảnh báo sẽ đáp trả, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung dầu khí từ khu vực giàu năng lượng này.
Về phần mình, Iran cũng tiên bố sẽ “phản ứng mạnh mẽ hơn” với bất kỳ hành động quân sự nào nhắm vào cơ sở hạ tầng của nước này.
Giá “vàng đen” tăng đột biến sau khi truyền thông Israel đưa tin rằng Tel Aviv có thể tấn công trả đũa nhắm vào các cơ sở dầu mỏ hoặc hạt nhân của Iran. Giá dầu Brent nhảy vọt 17% chỉ trong một tuần, đạt mức 81,16 USD/thùng. Tuy nhiên, sau khi lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn phát tín hiệu sẵn sàng ngừng bắn trong cuộc xung đột với Israel tại biên giới Lebanon, giá dầu đã hạ nhiệt.
Theo tờ DW, nếu Israel làm tổn hại đến các tài sản dầu mỏ quan trọng nhất của Iran, ước tính gần 2 triệu thùng dầu mỗi ngày có thể bị loại khỏi thị trường toàn cầu. Với kịch bản này, một số nhà giao dịch dự đoán giá dầu có thể một lần nữa tăng vọt lên mức ba chữ số. Lần gần đây nhất giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng là ngay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Video đang HOT
Thậm chí, chuyên gia phân tích hàng hóa Bjarne Schieldrop của Ngân hàng SEB (Thụy Điển) mới đây nhận định với đài CNBC rằng nếu Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran, giá dầu có thể dễ dàng vượt qua ngưỡng 200 USD/thùng.
Iran, nhà xuất khẩu dầu lớn thứ ba trong nhóm Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đang phải chịu các lệnh trừng phạt khắc nghiệt từ quốc tế do tranh chấp kéo dài liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran.
Mặc dù vậy, Công ty phân tích năng lượng Vortexa cho biết, xuất khẩu dầu của Iran đã đạt mức cao nhất trong 5 năm với 1,7 triệu thùng vào tháng 5, trong đó 90% lượng dầu này được chuyển đến Trung Quốc.
Giới chuyên gia nhận định, nếu Israel tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran, đảo Kharg có thể sẽ là mục tiêu gây thiệt hại lớn nhất. Khu vực này là nơi đặt cảng xuất khẩu dầu chính của Iran, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động thương mại dầu mỏ chính thức và bí mật của Tehran.
Đảo Kharg nằm ở vịnh Ba Tư, cách bờ biển Iran khoảng 40 km, với hệ thống lưu trữ dầu lớn và cho phép xử lý 9/10 lượng dầu xuất khẩu của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Bên cạnh đó, các mục tiêu khác có thể bao gồm Nhà máy lọc dầu Bandar Abbas ở thành phố cảng cùng tên ở phía Nam Iran, với công suất 400.000 thùng/ngày và đóng vai trò quan trọng trong tiêu thụ nhiên liệu nội địa của Tehran.
Theo Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn năng lượng Crystol Energy tại London, bà Carole Nakhle, đợt biến động trên thị trường dầu gần đây đã được kiểm soát phần nào nhờ nguồn cung dồi dào trên thị trường toàn cầu. OPEC cùng các nước đồng minh, còn được gọi là nhóm OPEC , hiện có khả năng bổ sung công suất dự phòng gần 5 triệu thùng mỗi ngày, trong khi nhu cầu tăng chậm do kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm chạp sau đại dịch.
Tuy nhiên, bà Nakhle cảnh báo, nguồn cung bổ sung thêm này có thể cạn kiệt nhanh chóng nếu cuộc xung đột hiện tại lan rộng tại Trung Đông.
Iran nhiều lần đe dọa sẽ phong tỏa Eo biển Hormuz, nơi chiếm khoảng 20% nguồn cung dầu toàn cầu. Rủi ro này sẽ càng làm tăng thêm khó khăn cho hoạt động thương mại hàng hải sau khi các lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn liên tục tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ trong 11 tháng qua.
Một số nhà phân tích thậm chí đã so sánh căng thẳng leo thang tại Trung Đông hiện nay với cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970, khi giá dầu tăng gấp 4 lần sau cuộc chiến giữa Israel và các nước Ả Rập.
Giới chuyên gia cho rằng việc giá dầu mỏ tăng cao có thể cản trở nỗ lực kiềm chế lạm phát của các ngân hàng trung ương, dẫn đến việc tăng lãi suất và gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.
WHO nối lại hỗ trợ nhân đạo ở Bắc Gaza
Ngày 13/10, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tổ chức này đang phối hợp với các đối tác trong đó có Hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Palestine để có thể tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo cho hai bệnh viện ở phía Bắc Gaza.
Trong khi đó, Saudi Arabia thông báo thiết lập cầu hàng không hỗ trợ người dân ở Liban chịu ảnh hưởng bởi cuộc xung đột giữa lực lượng Hezbollah và Israel.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông báo trên mạng xã hội X, ông Ghebreyesus cho biết, sau nhiều lần nỗ lực, cuối cùng WHO và các đối tác đã nối lại được hoạt động cung cấp viện trợ đến hai bệnh viện ở phía Bắc Gaza là Kamal Adwan và Al-Sahaba. Đợt cung cấp này gồm nhiên liệu để duy trì hoạt động máy phát điện cùng hàng trăm đơn vị máu truyền để cứu bệnh nhân, thuốc men và nhu yếu phẩm thiết yếu khác. Đây là hai bệnh viện đang trong tình trạng quá tải khi liên tục tiếp nhận bệnh nhân trong bối cảnh xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza chưa chấm dứt.
Khi cho rằng hoạt động nói trên chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, người đứng đầu WHO kêu gọi những nỗ lực để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức quốc tế tiến hành viện trợ nhân đạo, cũng nhu đảm bảo an toàn cho nhân viên triển khai hoạt động này.
Hãng thông tấn SPA của Saudi Arabia đưa tin chính quyền Riyadh đã thiết lập cầu hàng không nhằm hỗ trợ nhân đạo đối với Liban, trong bối cảnh xung đột tiếp diễn giữa Israel và lực lượng Hezbollah. Theo đó, chiếc máy bay đầu tiên chở các nhu yếu phẩm bao gồm thực phẩm, viện trợ y tế và vật liệu trú ẩn đã khởi hành ngày 13/10 từ sân bay quốc tế King Khalid ở thủ đô Riyadh đến thủ đô Beirut của Liban.
Những nỗ lực viện trợ nói trên diễn ra sau khi LHQ hôm 11/10 cảnh báo viện trợ vào Gaza đang ở mức thấp nhất trong nhiều tháng và không ai ở Gaza nhận được các gói thực phẩm trong tháng này do hạn chế về tiếp cận nguồn cung cấp viện trợ.
Liên quan tình hình ở Liban, nhất là sau các cuộc tấn công khiến một số nhân viên Liên hợp quốc (LHQ) làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Liban bị thương trong các cuộc tấn công, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng phản ứng và bày tỏ quan ngại.
Ngày 13/10, ông Stephane Dujarric - người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, cho biết người đứng đầu tổ chức này đã chỉ trích mạnh mẽ những hoạt động quân sự vậy. Ông Guterres cho rằng những hành động quân sự như vậy vi phạm luật lệ quốc tế và "có thể cấu thành tội ác chiến tranh". Người đứng đầu LHQ nhấn mạnh nhân viên và cở sở hạ tầng của Lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ tại Liban (UNIFIL) không bao giờ được phép trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công.
Người phát ngôn Dujarric kêu gọi tất cả các bên kiềm chế mọi hành động có nguy cơ đe dọa tính mạng của nhân viên UNIFIL.
Thông điệp này được đưa ra sau khi cánh cổng dẫn đến một căn cứ của UNIFIL bị húc vào trong một hành động mà LHQ cho rằng do xe tăng của quân đội Israel cố ý gây ra. Trong những ngày gần đây, ít nhất 5 nhân viên UNIFIL bị thương trong các cuộc tấn công của quân đội Israel nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Liban.
Giải thích về sự việc mới xảy ra nói trên, trong một tuyên bố ngày 13/10, Israel giải thích rằng xe tăng của quân đội nước này đã vô tình lùi vài mét về phía cổng một căn cứ của UNIFIL để có thể sơ tán binh lính bị thương.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng LHQ cần rút nhân viên gìn giữ hòa bình khỏi miền Nam Liban, cho rằng Hezbollah đang sử dụng lực lượng này làm ""lá chắn sống"". Tuy nhiên, UNIFIL từ chối rời khỏi các vị trí nhiệm vụ ở Liban.
Cập nhật về con số thương vong trong vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái do lực lượng Hezbollah ở Liban tiến hành nhằm vào thị trấn Binyamina ở miền Bắc Israel đã khiến hơn 60 người bị thương. Theo Magen David Adom, cơ quan cứu hộ quốc gia Israel, 3 người trong số đó đang trong tình trạng nguy kịch và 5 người bị thương nặng.
Trong thông báo, Hezbollah cho biết cuộc tấn công nhằm vào căn cứ huấn luyện quân sự thuộc Lữ đoàn Golani của quân đội Israel ở Binyamina. Lực lượng này cho biết sẽ gia tăng các cuộc tấn công trả đũa Israel nếu nước này tiếp tục nhắm vào các vị trí ở Liban.
Quân đội Israel thông báo con số thương vong trong vụ không kích của Hezbollah Sáng 14/10, quân đội Israel xác nhận rằng cuộc tấn công bằng máy bay không người lái do lực lượng Hezbollah ở Liban tiến hành nhằm vào căn cứ quân sự gần Binyamina, miền Bắc Israel, vào tối 13/10 đã khiến 4 binh sĩ nước này thiệt mạng và 7 người khác bị thương nặng. Quân đội Israel cho biết vụ việc đang...