Lạm phát tại Sri Lanka lên tới 70,2%
Trong bối cảnh Sri Lanka đang vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ, ngày 21/9, Cục Điều tra và Thống kê cho biết tỷ lệ lạm phát ở quốc gia Nam Á này đã lên mức 70,2% trong tháng 8.
Người dân mua hàng tại một khu chợ ở Colombo, Sri Lanka. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo cơ quan trên, trong tháng này, chỉ số giá tiêu dùng quốc gia (NCPI) đã tăng 70,2% so với một năm trước đó, sau khi tăng 66,7% vào tháng 7. Giá lương thực đã tăng 84,6%, trong khi giá các mặt hàng phi thực phẩm tăng 57,1%.
Chỉ số giá tiêu dùng tại thủ đô Colombo (CCPI), được công bố vào cuối mỗi tháng, đã tăng lên mức 64,3%. Chỉ số này có vai trò như một chỉ báo quan trọng cho giá cả quốc gia và cho thấy lạm phát đang diễn ra như thế nào tại thành phố lớn nhất của Sri Lanka.
Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men, những đợt cắt điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi không còn ngoại tệ để nhập khẩu những hàng hóa thiết yếu nhất. Nền kinh tế đã suy giảm 8,4% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh thiếu hụt phân bón và nhiên liệu. Quốc gia Nam Á này đã không trả được khoản nợ nước ngoài 51 tỷ USD và những cuộc biểu tình lớn trong tháng 7 vừa qua khiến Tổng thống Gotabaya Rajapaksa phải rời khỏi đất nước và tuyên bố từ chức.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã thông báo hỗ trợ 2,9 tỷ USD kèm theo điều kiện để giải quyết các vấn đề tài chính nhằm đưa Sri Lanka thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Mỹ cũng tuyên bố khoản viện trợ 40 triệu USD để mua phân bón và các nguyên liệu đầu vào nông nghiệp quan trọng khác nhằm kịp thời hỗ trợ vụ canh tác tiếp theo.
Tỷ lệ lạm phát tại Sri Lanka lên gần 65%
Theo Cục Điều tra và Thống kê của Sri Lanka, tỷ lệ lạm phát ở nước này đã lên mức 64,3% trong tháng 8 vừa qua.
Người dân mua thực phẩm tại một khu chợ ở Colombo, Sri Lanka, ngày 12/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu chính thức công bố ngày 31/8, giá lương thực đã tăng 93,7% và nhóm hàng hóa phi thực phẩm tăng 50,2%, khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Colombo - thủ đô và là thành phố lớn nhất của Sri Lanka - tăng mạnh.
Trong khi đó, Sri Lanka và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về khoản vay khẩn cấp nhằm giúp quốc gia Nam Á vượt qua khủng hoảng. Trước đó, quan chức nước Sri Lanka và phái đoàn của IMF đã tiến hành các cuộc đàm phán về gói cứu trợ 3 tỷ USD cho quốc gia này. Dự kiến thông báo chính thức về thỏa thuận sẽ được đưa ra trong ngày 1/9.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, 12 nghị sĩ thuộc đảng Nhân dân Sri Lanka (SLPP) cầm quyền đã chính thức tham gia phe đối lập. Trước đó 1 ngày, Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe kêu gọi tất cả các đảng phái chính trị tham gia 1 chính phủ gồm đại diện tất cả các đảng phái nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất hiện nay.
Những xáo trộn về chính trị tại Sri Lanka diễn ra khi nước này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Chính phủ Sri Lanka đã quyết định thành lập Đơn vị tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và phân bổ khoảng 556.000 USD cho việc thành lập cơ quan mới trên.
Sri Lanka đang hứng chịu cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành được độc lập cách đây 74 năm. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra trong những tuần gần đây khi nước này phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng.
Sri Lanka đối mặt với 'khủng hoảng kép' Khủng hoảng chính trị tại Sri Lanka đã dẫn đến việc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức. Giờ đây, nước này còn đối mặt với khủng hoảng kinh tế sau khi trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, cạn kiệt ngoại tệ, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã. Người dân xếp hàng chờ mua dầu hỏa tại...