Lạm phát tại Canada xác lập mức cao kỷ lục mới
Trong tháng 2/2022, tỷ lệ lạm phát tại Canada đã xác lập mức cao kỷ lục mới khi người tiêu dùng đối mặt với đợt tăng giá dữ dội, gây thêm áp lực đối với Ngân hàng trung ương Canada (BoC) trong việc phải đẩy nhanh tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ.
Người dân bơm xăng cho các phương tiện tại trạm xăng ở Toronto, Canada, ngày 13/2/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Phóng viên TTXVN tai Ottawa dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê Canada cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2/2022 đã tăng 5,7% so với một năm trước đó, mức cao nhất kể từ tháng 8/1991, đồng thời là tháng thứ 11 liên tiếp lạm phát vượt quá phạm vi mục tiêu từ 1-3% của BoC.
Các hộ gia đình tại Canada cảm thấy khó khăn khi hàng tạp hóa tăng giá 7,4% – mức tăng cao nhất kể từ năm 2009, trong khi xăng cũng tăng giá tới 6,9%. Đáng chú ý, khoảng 2/3 hàng hóa và dịch vụ trong rổ tính CPI đang ở mức lạm phát trên 3%.
Yếu tố mới nhất tác động đến giá tiêu dùng là xung đột giữa Nga và Ukraine, khiến giá lúa mỳ, xăng, phân bón và các mặc hàng khác tăng cao do nguy cơ thiếu nguồn cung. Một số nhà phân tích dự báo rằng tỷ lệ lạm phát của Canada có thể lên tới 6% hoặc hơn thể trong thời gian ngắn.
Trong một phát biểu mới đây, Thống đốc BoC, ông Tiff Macklem không loại trừ khả năng tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào cuối năm nay.
Scotiabank ước tính lãi suất của BoC – hiện là 0,5% – sẽ kết thúc năm 2022 ở mức 2,5%. Đây là tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất mà một ngân hàng lớn đang dự kiến. Điều đó sẽ tạo áp lực lớn đối với người tiêu dùng Canada. Gánh nặng nợ hộ gia đình – tỷ lệ nợ thị trường tín dụng trên thu nhập khả dụng – tại Canada đã tăng lên 186% trong quý IV/2021, mức cao nhất được ghi nhận.
Tỷ lệ lạm phát tại Canada vọt lên mức cao kỷ lục trong 3 thập kỷ
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, tỷ lệ lạm phát tại Canada trong tháng 12/2021 đã vọt lên mức cao nhất trong 30 năm qua, khi người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho hàng tạp hóa và thiết bị gia dụng.
Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy áp lực giá cả đang gia tăng và Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) có thể sẽ sớm khống chế bằng giải pháp nâng lãi suất lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Khách hàng xếp hàng bên ngoài một cửa hàng điện thoại ở Ottawa, Canada Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Thống kê Canada, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12/2021 của nước này đã tăng 4,8% so với 1 năm trước đó, mức nhanh nhất kể từ năm 1991. Kết quả này phù hợp với ước tính trung bình của các chuyên gia phân tích. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp lạm phát tại Canada vượt quá phạm vi mục tiêu 1-3% mà BoC đề ra.
Giới phân tích dự báo BoC có thể bắt đầu tăng lãi suất vào tuần tới, với tổng cộng 6 đợt tăng trong năm nay, đưa lãi suất chủ chốt lên 1,75%. BoC đã giữ nguyên lãi suất ở mức 0,25% kể từ những ngày đầu của đại dịch tới nay.
Giá cả tại Canada đang bị đẩy lên vì nhiều lý do, bao gồm việc gián đoạn chuỗi cung ứng đã cản trở thương mại toàn cầu; thời tiết bất lợi; tình trạng thiếu lao động khiến lương tăng và nhu cầu đối với nhiều loại hàng hóa tăng vọt. Đáng chú ý, hàng hóa lâu bền (được sử dụng liên tục trong nhiều năm) cũng tăng giá 5,7%. Tủ lạnh và tủ đông tăng giá 13,9%, trong khi máy rửa bát tăng 10,4%. BoC mới công bố kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp và người tiêu dùng dự đoán lạm phát cao sẽ kéo dài, trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lao động và các cú sốc về nguồn cung đẩy giá cả cao hơn. Hiện 2/3 các doanh nghiệp dự đoán lạm phát sẽ duy trì ở mức trên 3% trong 2 năm tới.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 25/2: Số ca tử vong giảm tại châu Mỹ; Nhiều nước điều chỉnh chính sách phòng chống dịch Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 1.695.760 trường hợp mắc COVID-19 và 8.386 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 431 triệu ca, trong đó trên 5,94 triệu người không qua khỏi. Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo số liệu thống...