‘Lạm phát’ sếp phó vì làm thay việc… sếp trưởng
Để cho trưởng ra trưởng, phó ra phó trong các cơ quan nhà nước, rõ ràng cần phải có những thay đổi căn bản.
“Phó tướng” mải đánh nhau, sếp ung dung …hưởng lợi”
Anh em người ta cứ nói vui là việc chỉ giao phó, chứ không giao trưởng nên rất nhiều phó giúp việc cho trưởng còn trưởng lại có điều kiện đi chơi”. Đây là phát biểu của ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách chiều 15/4.
Câu chuyện cấp phó vốn không còn mới, nhưng vẫn gây “ nóng” trên bàn thảo luận của các cơ quan hữu trách cũng như trong dư luận xã hội.
Thêm một cấp phó, thêm cả “dây”
Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) lần này quy định trong Chương V: “Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tối đa là 5, trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Chính phủ quy định cụ thể số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ của từng bộ, cơ quan ngang bộ. Số lượng cấp phó của người đứng đầu vụ, văn phòng, thanh tra, cục và đơn vị sự nghiệp công lập không quá 3; số lượng cấp phó của người đứng đầu của tổng cục không quá 4″.
Nghe số lượng cấp phó này trong dự thảo thấy vẫn nhiều, vậy mà so với tình hình thực tế đã là… ít hơn đáng kể. Vì hiện nay có những cơ quan TW cấp Bộ có đến gần chục cấp phó. Thống kê mới nhất cho thấy hiện cả nước có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ với 18 bộ trưởng, 4 chức vụ ngang bộ trưởng và 118 thứ trưởng và chức vụ ngang thứ trưởng.
Mà vấn đề đâu chỉ dừng ở số cấp phó nhiều, như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ ra: “Đẻ ra một ông cấp phó là sẽ có một dây đi kèm”.
Ảnh minh họa: Khều
Làm sếp trưởng để… nghỉ ngơi
“Lạm phát” cấp phó có nhiều nguyên nhân, trong đó có lẽ phải kể đến việc có cấp phó để làm thay việc… cấp trưởng.
Video đang HOT
Một người bạn của tôi làm việc trong một cơ quan nhà nước. Là một viên chức mẫn cán, anh rất hăng hái và tích cực để được thăng tiến. Dần dần, anh chức Phó ban, rồi Trưởng ban. Giờ anh tiếp tục phấn đấu cho chức Phó Giám đốc, rồi chí ít, như anh nói, sẽ là Giám đốc.
Khi hỏi riêng vì sao anh muốn lên chức Giám đốc, bạn tôi bảo đó mới là nơi ổn nhất. Bởi theo kinh nghiệm cá nhân thì chỉ làm chức đó mới nhàn, lương cao bổng nhiều, việc thì cấp phó làm cả. Chứ nếu không lên được vị trí “anh cả” đó mà chỉ làm “anh hai” như cấp phó thì xét cho cùng vẫn là “đầu chày, đít thớt” mà thôi.
Tuy nhiên, bạn tôi cũng tâm sự, không dễ gì đến chỗ nhàn thân đó, nên giờ phải cố gắng lao tâm khổ tứ, mình đang là “cái đuôi” thì phải làm nhiều, thành “đầu” rồi mới có thể ung dung làm ít. Khi xảy việc thì trách nhiệm lại là của tập thể nên tất cả cùng chịu. “Thành thử làm sếp trưởng là sướng nhất, thấy không?”, bạn tôi trầm ngâm triết lý.
Tất nhiên, xét trên tình hình thực tế của bạn tôi thì làm sếp trưởng quả là sướng. Chỉ có điều để “leo” lên được chỗ đó là cực kỳ gian nan. Bởi đơn cử chỗ bạn tôi có đến 4- 5 ông phó, cạnh tranh không hề đơn giản. Chưa kể bỗng dưng “một ngày đẹp trời” lại có một sếp nào đó được điều từ nơi khác đến thay thế sếp trưởng chẳng hạn.
Vì thế mà nếu đã may mắn lên được sếp trưởng thì sau chuỗi ngày căng thẳng chả lẽ lại không tranh thủ “nghỉ ngơi” chút đỉnh. Nhất là với các sếp trưởng chỉ làm hết nhiệm kỳ là về hưu hay có cố cũng chẳng còn chỗ nào mà lên, thì việc này lại càng quá rõ.
Bởi vậy, thay vì tập trung làm việc, những sếp trưởng này coi vị trí làm việc chỉ là nơi nghỉ ngơi trước khi “hạ cánh an toàn”. Thật trái ngược hoàn toàn với cấp trưởng tại các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân hay có vốn nước ngoài, nơi mà cấp trưởng phải làm ngày đêm, đi sớm về muộn hơn tất cả cấp dưới để đảm bảo hiệu quả đồng vốn, đứng mũi chịu sào đối chọi đủ khó khăn và nếu có sự cố xảy ra thì đừng mong hòng thoát được trách nhiệm.
Trả lại “tên”… cho từng sếp
Để cho trưởng ra trưởng, phó ra phó trong các cơ quan nhà nước, rõ ràng cần phải có những thay đổi cơ bản. Mà cụ thể là những việc liên quan đến phân công, phân nhiệm rõ ràng và cụ thể gắn với trách nhiệm cá nhân bên cạnh trách nhiệm tập thể.
Việc tập trung trách nhiệm để các ông trưởng ra trưởng, phó ra phó cũng sẽ giảm tình trạng “tướng nhiều quân lắm” làm gia tăng biên chế, gây gánh nặng cho tiền thuế của dân. Thật khó nói đến chuyện tinh giảm biên chế, loại bớt “công chức cắp ô” khi mà ngay cấp phó cứ phình ra, trong khi hiệu quả của các cấp quản lý lại không đến đâu.
Nếu Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) được ban hành, sẽ lại có một cuộc sắp xếp lại nhân sự cấp trưởng phó từ các cơ quan nhà nước. Hy vọng cuộc sắp xếp này sẽ được thực hiện công tâm, dứt khoát, vì lợi ích chung để bộ máy hành chính của ta trở nên hiệu quả hơn, gọn nhẹ hơn như chỉ đạo đầu năm nay của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn Anh Thi
(Theo Vietnamnet)
Tham khảo:
- “Nhiều phó giúp việc cho trưởng, còn trưởng lại đi chơi”, Infonet, 16/04/15.
- Chủ tịch Quốc hội: “Cứ thêm một ông cấp phó là có một dây đi kèm”, Tuổi trẻ thủ đô, 16/04/2015.
- Mỗi bộ mấy thứ trưởng là vừa?, Người Lao động, 24/01/2015.
Theo Dantri
"Quyền lực nhà nước không nằm ở trên cao"
Ngày 16/4, các đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. "Quyền lực Nhà nước trong một thiết chế dân chủ nằm trong tay nhân dân chứ không phải nằm ở trên cao" - một đại biểu phân tích.
Tiến thoái lưỡng nan với mô hình HĐND
Vấn đề mô hình tổ chức chính quyền địa phương, dự thảo luật đến thời điểm này vẫn được thiết kế với 2 phương án. Phương án 1 quy định tất cả các đơn vị hành chính đều tổ chức cấp chính quyền địa phương (gồm HĐND và UBND) nhưng làm rõ trong Luật những điểm khác biệt về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị và hải đảo. Phương án 2 quy định ở phường chỉ tổ chức UBND để thực hiện nhiệm vụ của chính quyền địa phương tại phường.
Chủ tịch UB Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý giải thích về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực cụ thể cũng như cách thức thực hiện cần được xác định trong các đạo luật chuyên ngành. Tuy nhiên, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định rõ các nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa trung ương, địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương cũng như trách nhiệm cụ thể của các cấp chính quyền trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khi được phân cấp, ủy quyền.
Hội nghị đại biểu chuyên trách được tổ chức trước kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.
Đại biểu Nguyễn Đình Bích (Phó Chủ tịch HĐND Hải Phòng) nhất trí phương án 1 vì thể hiện rõ ưu điểm, phù hợp với Hiến pháp 2013 quy định chính quyền địa phương tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính; là chính quyền của dân, do dân, vì dân, được người dân lựa chọn ủy quyền thông qua bầu ra cơ quan đại diện ở tất cả các đơn vị hành chính, ở các cấp chính quyền.
"Quyền lực Nhà nước trong một thiết chế dân chủ nằm trong tay nhân dân chứ không phải nằm ở trên cao, không phải trên bổ xuống mà dưới ủy quyền lên qua bầu cử" - ông Bích lập luận.
Đại biểu cho rằng việc vẫn tổ chức HĐND là quan trọng. Nếu không tổ chức HĐND phường thì mô hình ở cấp này cũng không thể gọi là "chính quyền" địa phương đó mà là chính quyền của quận đặt tại phường. Từ đó, đại biểu cho rằng, những người được bổ nhiệm trước hết chịu trách nhiệm trước cấp trên, chứ không chịu trách nhiệm trước người ủy quyền cho mình.
Đại biểu Nguyễn Thanh Thuỷ (Hậu Giang) thì nhận xét, chưa có phương án nào hoàn hảo. Không thể nói bỏ đi HĐND cấp quận, phường sẽ đảm bảo bộ máy tinh gọn, hiệu quả hơn. Còn với phương án 1 - giữ mô hình tổ chức HĐN, nếu không khắc phục được bất cập, hạn chế hiện nay thì cũng không bảo đảm được phát huy hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động của HĐND, nhất là ở cấp huyện, xã còn mang tính hình thức rất nhiều.
Chính quyền đô thị khác nhau ngay ở quy mô đô thị
Về vấn đề chính quyền đô thị, Chủ nhiệm UB Pháp luật phân tích, quy định nhiệm vụ, quyền hạn đặc trưng, riêng có của chính quyền đô thị nhằm thể hiện sự khác biệt giữa chính quyền đô thị, nông thôn. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND ở thành phố trực thuộc trung ương, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn ngoài việc quyết định về ngân sách, nhân sự, giám sát (như ở địa bàn nông thôn) còn tập trung quyết định các vấn đề quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị, quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị, các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và cảnh quan đô thị,...
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND ở quận và phường chủ yếu tập trung quyết định những vấn đề về ngân sách, nhân sự và giám sát hoạt động của UBND mà không quyết định về quy hoạch do địa bàn quận và phường là những đô thị lõi, đã đô thị hóa hoàn toàn nên để bảo đảm tính liên thông, thống nhất, những vấn đề này sẽ do chính quyền thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Đại biểu Trần Du Lịch thẳng thắn nhận xét, nếu đặt mục tiêu giữ ổn định hệ thống hành chính hiện có thì dư địa cải cách không nhiều.
"Nếu đặt mục tiêu như vậy thì lựa chọn phương án 1 như dự thảo là việc không có gì phải bàn. Nhưng trong phương án đó, cần thiết kế rõ hơn về chính quyền đô thị; thể hiện sự khác biệt trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Ngay cả cùng là đô thị thì chính quyền thành phố trực thuộc trung ương vẫn khác chính quyền thành phố, thị xã thuộc tỉnh; chính quyền thị trấn lại càng phải khác" - đại biểu Trần Du Lịch nói.
Cũng theo đại biểu Trần Du Lịch, tuy dự thảo đã nêu ra những nguyên tắc về phân cấp, phân quyền và ủy quyền giữa các cấp chính quyền từ trung ương và địa phương; nhưng như vậy chưa đủ mà phải quy định rất cụ thể vào luật này, vì đây chính là chìa khóa quan trọng để chính quyền địa phương phát huy năng lực sáng tạo của mình trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: Bộ Công an, Quốc phòng có thể có hơn 5 Thứ trưởng Đồng ý đề xuất quy định số lượng tối đa Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là 5 nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý loại trừ các Bộ như Công an, Quốc phòng. Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, bộ đa ngành, giới hạn 5 Thứ trưởng không dễ xoay. Sáng 9/4, UB Thường vụ...