Lạm phát ở Mỹ sẽ chỉ “tăng tạm thời” do gói 1.900 tỷ USD
Theo quan chức IMF, Fed có các công cụ để giải quyết lạm phát nếu tình hình giá cả tăng kéo dài, đồng thời cảnh báo rằng việc tăng lãi suất nhanh chóng có thể gây “mất trật tự” trên thị trường.
Ảnh minh họa. (Nguồn: supermarketnews.com)
Trong buổi phỏng vấn của National Public Radio ngày 19/3, nhà kinh tế trưởng Gita Gopinath của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề xuất có thể đẩy giá tiêu dùng tăng tạm thời, chứ không có khả năng duy trì lâu dài.
Theo bà Gopinath, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có các công cụ để giải quyết lạm phát nếu tình hình giá cả tăng kéo dài, đồng thời cảnh báo rằng việc tăng lãi suất nhanh chóng có thể gây “mất trật tự” trên thị trường.
Bà nói, Fed có các công cụ, trong đó có việc tăng lãi suất, nhưng công cụ này chưa chắc mang lại hiệu quả. Nếu lãi suất được tăng lên quá nhanh, nó sẽ gây ra phản ứng ngược.
Video đang HOT
Bà Gopinath cũng đồng tình với Chủ tịch Fed Jerome Powell rằng việc lạm phát tăng lên 2,4% trong năm nay, cao hơn mục tiêu 2% của ngân hàng này, sẽ là cú hích “một lần/nhất thời,” không làm thay đổi tình hình lạm phát trong tương lai.
Nhận xét trên của bà Gopinath được đưa ra trong bối cảnh thị trường lao động Mỹ trì trệ và kỳ vọng rằng lạm phát sẽ gần 2%.
Quan chức của IMF cũng cảnh báo Fed cần phải cảnh giác trước việc lãi suất tăng đột biến. Điều quan trọng là phải theo dõi những dự đoán về tính hình lạm phát. Bà cũng lưu ý rằng bất kỳ động thái nào của Fed nhằm tăng lãi suất nhanh chóng nếu lạm phát tăng lên, thay vì điều chỉnh từ từ, đều có thể dẫn đến một số bất ổn.
Thận trọng kiểm soát chặt giá cả thị trường những tháng cuối năm
Chỉ số giá tiêu dùng đã tiệm cận giới hạn dù thời gian kết thúc năm 2020 còn 3 tháng, điều này đặt ra lo ngại về khó khăn trong điều hành để kiểm soát lạm phát 2020.
Kiểm soát chặt giá cả thị trường những tháng cuối năm. Ảnh minh họa:
Các chuyên gia kinh tế cho biết, 9 tháng CPI tăng 3,85% là mức cao và dư địa còn lại để kiểm soát lạm phát dưới 4% từ nay đến cuối năm là hẹp. Những tháng cuối năm đầu tư cũng như tiêu thụ hàng hóa thường được đẩy mạnh nên thường làm lạm phát dễ tăng. Điều này cho thấy, trong 3 tháng còn lại của năm, Việt Nam vẫn phải rất thận trọng và cần tiếp tục nỗ lực kiểm soát giá cả thị trường.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cho biết, trong 9 tháng qua, Chính phủ và các bộ ngành đã có sự nỗ lực rất lớn trong kiểm soát lạm phát. Bởi ngay từ đầu năm, lạm phát đã ở cao, trên 6%, nhưng đến thời điểm này là 3,85 %, vẫn dưới mục tiêu đề ra.
Trong các kỳ điều hành, Chính phủ đều có các giải pháp để bình ổn giá cả thị trường bằng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để giảm thiểu tác động của lạm phát cũng như để làm giảm lạm phát kỳ vọng.
"9 tháng năm 2020, dầu thô Brend trên thế giới tăng 37% so với cùng kỳ nhưng trong nước, giá dầu chỉ tăng 22%. Điều này là do liên bộ đã có sự phối hợp điều hành sử dụng quỹ bình ổn giá như một công cụ kinh tế để điều hành tăng - giảm giá trong các thời điểm, không tạo ra sự đột biến, không tạo ra sự tác động lan truyền từ đó giảm lạm phát kỳ vọng", bà Ngọc nói.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, bình quân 9 tháng năm 2020, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu tăng. Theo đánh giá, mục tiêu lạm phát bình quân dưới 4% cả năm 2020 là khả thi khi chỉ số CPI tiếp tục đà giảm.
Đơn cử, lạm phát cơ bản tháng 9/2020 giảm 0,02% so với tháng trước và bình quân 9 tháng tăng 2,59% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 2,66% của 8 tháng. Tính chung từ đầu năm, lạm phát cơ bản so cùng kỳ giảm dần từ mức 3,25% trong tháng 1/2020 về mức 1,97% trong tháng 9/2020. Điều này phản ánh kết quả của điều hành chính sách tiền tệ trong 9 tháng đầu năm.
Mặc dù, lạm phát vẫn dưới mức 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, song CPI tăng 3,85% vẫn là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, cùng với mùa mua sắm cuối năm đang đến gần và việc Chính phủ đang đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, việc kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm đạt mục tiêu dưới 4% vẫn đặt ra những lo ngại.
Tuy nhiên, chuyên gia Ngô Trí Long cho biết, không vì CPI đang mức cao mà kìm tốc độ lạm phát quá, bởi nếu kìm hãm quá sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng.
Dự báo về những yếu tố có thể tác động tới lạm phát trong 3 tháng còn lại của năm 2020, bà Đỗ Thị Ngọc cho hay, một số yếu tố có thể sẽ ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát 2020. Theo đó, giá xăng dầu đang trong diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, sau khi các nước nới lỏng cách ly xã hội, nhu cầu sản xuất sẽ tăng trở lại, giá xăng dầu có thể tăng vào cuối năm sẽ tác động gián tiếp đến CPI chung.
Bên cạnh đó, giá lương thực, chủ yếu là gạo, có thể tăng nhưng không tăng ở mức cao. Hiện, giá gạo xuất khẩu tăng cao so với năm ngoái có thể ảnh hưởng đến giá trong nước; đồng thời, những yếu tố rủi ro của thiên tai cũng có thể ảnh hưởng tới giá cả các mặt hàng thiết yếu.
"Tuy nhiên ở chiều ngược lại, giá thịt lợn đã giảm và có thể tiếp tục giảm, có thể được giữ ở mức ổn định, góp phần làm ổn định lạm phát. Cùng với đó, điều hành và kiểm soát lạm phát của Chính phủ cũng cho thấy, khả năng đạt mức 4% hoặc dưới 4% là có thể. Nhưng chúng ta phấn đấu điều hành lạm phát giảm ở mức thấp hơn để mặt bằng giá thấp hơn nữa tạo tiền đề cho điều hành lạm phát năm 2021", bà Đỗ Thị Ngọc nói.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, lạm phát năm 2020 có thể tăng trên 4%, nhưng có thể trong mức độ vừa phải chứ không quá cao. Đáng chú ý, có một số mặt hàng giá cả đã được kiểm soát từ giờ đến cuối năm không có điều chỉnh tăng giá. Bên cạnh đó, trong năm nay tâm lý tiêu dùng của người dân ở mức độ vừa phải, cung tiền cũng sẽ được ngân hàng soát, do đó, sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến lạm phát.
Theo ông Bình, lạm phát trên 4% là mức cao, tuy vẫn trong tầm kiểm soát của Việt Nam nhưng đó không phải là tín hiệu vui mà vẫn là yếu tố đáng lo ngại và phải theo dõi thường xuyên, vì lạm phát có thể quay lại bất kỳ lúc nào.
"Nếu không có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ thì lạm phát năm 2021 sẽ tăng bởi rất nhiều những yếu tố, đặc biệt là dưới những sức ép của năm 2021, như cố gắng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo ra sức ép mở rộng cung tiền sẽ tác động lên lạm phát. Như vậy, chỉ số lạm phát 4% vẫn đáng lưu ý", chuyên gia Lê Duy Bình cho biết.
Tháng 9, chỉ số giá tiêu dùng của Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,17% Có 3/11 nhóm giảm so tháng trước bao gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 0,06%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (giảm 0,27%); nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (giảm 0,28%). (Nguồn: TTXVN) Ngày 29/9, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2020 của thành...