Lạm phát lõi tại Mỹ lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ
Lạm phát loại trừ biến động của giá nhiên liệu, thực phẩm tại Mỹ trong tháng 9 đã leo lên mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua.
Giá xăng tại Los Angeles (Mỹ) lên mức kỷ lục gầm 7 USD/gallon hồi đầu tháng 10. Ảnh: Getty Images
Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 13/10, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 loại trừ mặt hàng năng lượng và lương thực, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn mức 6,3% trong tháng 8.
Đây là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 8/1982. Giới hoạch định chính sách và giới đầu tư quan tâm nhiều hơn đến lạm phát lõi, bởi nó phản ánh chính xác hơn mức tăng giá của hàng hóa và dịch vụ, là cơ sở để ước đoán lạm phát trong tương lai.
Video đang HOT
Lạm phát toàn phần của Mỹ tăng 8,2% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với mức 8,3% của tháng 8, nhưng vượt mức đánh giá kỳ vọng của giới kinh tế đưa ra trước đó trong các cuộc khảo sát.
Giá nhà tại Mỹ ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ đầu những năm 1980, khi thị trường lao động duy trì đà tăng trưởng mạnh, đẩy giá thuê nhà tăng cao. Giá nhà là nhân tố đóng góp thị phần lớn nhất đối với lạm phát lõi và lạm phát tổng thể tại Mỹ trong tháng 9.
Trong một diễn biến khác, Cục An sinh Xã hội Mỹ (SSA) trong ngày 13/10 ra thông báo tăng mức phúc lợi xã hội thêm 8,7% trong năm 2023. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong bốn thập kỷ qua và được điều chỉnh dựa theo CPI của tháng 9.
Lạm phát của Thái Lan lên mức cao nhất trong 14 năm
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn số liệu của Bộ Thương mại Thái Lan công bố ngày 5/9 cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 8 đã tăng 7,86% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7/2008 đến nay.
Nguyên nhân chính dẫn tới CPI tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái là do giá năng lượng ở Thái Lan vẫn ở mức cao.
Chỉ số CPI của Thái Lan trong tháng 8 đã tăng 7,86% so cùng kỳ năm ngoái.. Ảnh: Ngọc Quang/TTXVN
Tỷ lệ lạm phát nói trên cao hơn đôi chút so với con số 7,61% được ghi nhận trong tháng 7/2022 và gần sát so với một số dự báo 7,85% được đưa ra trước đó, tuy nhiên vượt xa mục tiêu từ 1-3% mà Ngân hàng Trung ương Thái Lan đề ra.
Theo ông Ronnarong Phoolpipat, một quan chức của Bộ Thương mại Thái Lan, tỷ lệ lạm phát có thể đã lên đỉnh điểm vào tháng 8/2022, trên cơ sở chỉ số này đã ở mức 7% trong vòng 3 tháng liên tiếp. Ông dự báo lạm phát sẽ giảm xuống nếu giá cả hàng hóa tiếp tục được giữ nguyên.
Ông Ronnarong cho biết thêm rằng Bộ Thương mại dự báo lạm phát sẽ ở mức khoảng 5% trong quý IV/2022 và sẽ ở mức từ 5,5-6,5% trong cả năm 2022. Ông khẳng định, các biện pháp hỗ trợ của chính phủ, bao gồm trợ giá năng lượng và một số biện pháp quản lý giá đã giúp làm giảm đà tăng của lạm phát.
Trong tháng 8, chỉ số CPI lõi, bao gồm giá năng lượng và thực phẩm tươi sống, đã tăng 3,15% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này thấp hơn so với dự báo 3,2% được đưa ra trước đó, nhưng cao hơn mức 2,99% của tháng 7.
Các nhà kinh tế kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Thái Lan sẽ thông qua một đợt tăng lãi suất mới trong cuộc họp dự kiến được tổ chức vào ngày 28/9.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, lạm phát của Thái Lan ở mức 6,14% và lãi suất cơ bản là 2,16%.
Người dân Đức bất an khi giá cả tăng cao Giá năng lượng tăng cao đang khiến người dân Đức hết sức lo lắng. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân cũng cảm thấy bất an trước nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa Đông và có 35% số người được hỏi cho biết đã phải tự mua máy sưởi hoặc lò sưởi để giữ ấm trong nhà, phòng trường hợp nguồn...