Lạm phát khu vực đồng euro đang dần tiến tới mức 2%
Nhận xét về tình hình lạm phát ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), nhật báo Les Echos cho rằng mức tăng của giá đang dần chậm lại cho thấy lời kêu gọi cắt giảm lãi suất từ Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) đang được lắng nghe để tránh thiệt hại cho nền kinh tế.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Lạm phát ở Khu vực đồng euro vẫn đang giảm dần. Vào tháng 2/2024, lạm phát tăng 2,6%, trong khi tháng trước đó lạm phát ở mức 2,8%, theo công bố của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat). Giá thực phẩm tăng ít hơn so với tháng Một, tương tự đối với hàng hóa sản xuất và và ít hơn ở khu vực dịch vụ. Ở hầu hết các nước châu Âu, lạm phát đang chậm lại đáng kể, đặc biệt ở Đức, Pháp và cả Tây Ban Nha.
Tuy nhiên ngay cả khi hoạt động kinh tế ở khu vực đồng euro vẫn suy thoái và lạm phát chậm lại, rất ít khả năng những thông tin này sẽ thuyết phục ECB hạ lãi suất. Bởi vì những người chịu trách nhiệm về tổ chức có trụ sở tại Frankfurt vẫn lo ngại lạm phát sẽ kéo dài.
Đối với họ, dường như “dặm cuối cùng”, tức là quay trở lại mức lạm phát 2%, là điều khó thực hiện nhất. Việc giá dịch vụ chỉ giảm rất chậm khiến họ lo ngại tiền lương sẽ tăng quá nhanh để có thể đưa lạm phát trở lại mức 2%. Trong khi đó, hoạt động sản xuất có xu hướng giảm từ hai năm nay ở Khu vực đồng euro và điều này có nguy cơ thúc đẩy lạm phát. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất trong ba thập kỷ, ở mức 6,4%.
Video đang HOT
Tuy nhiên, lãi suất tăng hiện đang có tác động đáng kể đến hoạt động kinh tế. Các khoản vay ngân hàng dành cho các công ty trong khu vực đồng euro đang bị tồn đọng, đầu tư kinh doanh cũng được dự đoán sẽ tiếp tục trì trệ. Và Cơ quan quan sát điều kiện kinh tế Pháp (OFCE) dự đoán chính sách tiền tệ hạn chế của ECB sẽ làm giảm mức tăng trưởng của Pháp 0,5 điểm phần trăm trong năm nay.
Với lạm phát chỉ trên 2% và lãi suất doanh nghiệp gần 5,5%, chi phí nợ thực tế đang tiến gần tới mức 3,5%. Trong môi trường mà GDP luôn giậm chân tại chỗ từ 18 tháng qua, chi phí này là rất cao đối với nền kinh tế. Đặc biệt là vào thời điểm các quốc gia và công ty phải đầu tư vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để cạnh tranh bình đẳng với các cường quốc Trung Quốc và Mỹ, cũng như và vào việc tập trung nâng cao năng lực sản xuất vũ khí để đối phó với những mối đe dọa từ Nga.
Ông Xavier Ragot, Chủ tịch OFCE bày tỏ mong muốn: “Ít nhất, ECB phải thông báo rằng họ sẽ nhanh chóng hạ lãi suất, nếu không, thiệt hại đối với nền kinh tế sẽ ngày càng lớn hơn theo thời gian.” Còn ông Nicolas Goetzmann, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế tại Financière de la Cité, công khai chỉ trích: “ECB đang chống lại việc tăng lương chứ không phải tăng giá”. Lý do cho sự thiên vị này rất đơn giản: Khu vực đồng euro tạo ra thặng dư tài khoản vãng lai nhờ phần còn lại của thế giới. Do đó, nó được hưởng lợi từ nhu cầu nước ngoài bằng cách nén nhu cầu của chính mình để đạt được khả năng cạnh tranh và tấn công thị trường nước ngoài.
Vấn đề đặt ra hiện nay là để giảm lạm phát từ 2,6% xuống 2%, sẽ cần phải giảm lãi suất các khoản vay và quyết định này phụ thuộc vào thái độ của ECB.
Lạm phát ổn định, ECB có thể tiếp tục giữ nguyên lãi suất
Lạm phát ổn định dự kiến sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách lãi suất của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục giữ nguyên lãi suất vào cuộc họp ngày 7/3 (giờ địa phương), giữa lúc họ đang chờ đợi những dấu hiệu rõ ràng hơn về việc giá tiêu dùng giảm liên tục trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ở Frankfurt am Main, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Chi phí hàng hóa thiết yếu tại châu Âu tăng vọt sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, trong bối cảnh chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch gặp khó khăn, khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khởi động chu kỳ tăng lãi suất lịch sử. Lạm phát của Eurozone, sau khi đạt đỉnh hơn 10% vào cuối năm 2022, đã giảm dần đều, xuống 2,6% trong tháng 2/2024 và đang hướng tới mục tiêu 2% của ECB. Dù Eurozone tránh được suy thoái kỹ thuật trong "gang tấc" vào nửa cuối năm 2023, song triển vọng rất ảm đạm do diễn biến yếu kém của nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức.
Lạm phát chậm lại và nền kinh tế đang xấu đi sẽ củng cố các lập luận về việc cắt giảm lãi suất của ECB. Nhưng mức tăng giá tiêu dùng không chậm lại nhanh như mong đợi và các nhà điều hành ngân hàng này lo lắng về việc hoàn thành "chặng cuối" để đạt được mục tiêu.
Hội đồng quản trị của ECB được kỳ vọng sẽ giữ lãi suất tiền gửi ở mức kỷ lục 4% lần thứ tư liên tiếp trong cuộc họp ngày 7/3.
Ngân hàng HSBC cho biết: "Chúng tôi không nghĩ ECB sẽ đủ tự tin rằng Eurozone đã hành động đủ mạnh để kiềm chế lạm phát, thậm chí để thảo luận về việc cắt giảm lãi suất, chứ đừng nói đến việc báo hiệu rằng việc cắt giảm đó sắp diễn ra". Tuy nhiên, cuộc họp sẽ được theo dõi chặt chẽ để tìm manh mối về thời điểm ECB sẽ bắt đầu cắt giảm lai suất, với hầu hết các nhà đầu tư hiện đang đặt cược vào khả năng đợt cắt giảm đầu tiên sẽ diễn ra vào tháng Sáu tới.
Các nhà phân tích tin rằng nguyên nhân gây ra lạm phát đã chuyển từ chi phí năng lượng, vốn tăng mạnh sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine vào năm 2022, sang lạm phát trong lĩnh vực dịch vụ và tăng trưởng tiền lương.
Ông Frederik Ducrozet, nhà kinh tế trưởng tại Pictet Wealth Management, cho biết: "Tăng trưởng tiền lương vẫn ở mức cao và có rất ít dấu hiệu cho thấy sự thay đổi nhanh chóng, thúc đẩy lạm phát dịch vụ". Căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông cũng làm tăng thêm lo ngại rằng lạm phát có thể tăng trở lại.
Các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm vào hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ đã khiến các công ty vận tải biển tránh tuyến đường thương mại quan trọng này, trong khi cuộc xung đột giữa Israel (I-xra-en và lực lượng Hamas lan rộng có thể ảnh hưởng đến giá dầu.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, dự kiến nhóm họp vào ngày 19-20/3, cũng đang gặp khó khăn về thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất, khi một loạt các chỉ số kinh tế mạnh mẽ làm mờ đi triển vọng cắt giảm sớm.
Những tín hiệu tích cực có thể thúc đẩy ECB sớm cắt giảm lãi suất Theo các báo cáo công bố ngày 29/2, lạm phát tại các nền kinh tế lớn của khu vực đồng euro tiếp tục giảm nhẹ trong tháng 2/2024 và điều này có thể tạo môi trường thuận lợi để Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cân nhắc thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức....