Lạm phát của Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao trong tháng 8
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo của Bộ Lao động Mỹ về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 cho thấy lạm phát của Mỹ tiếp tục duy trì ở mức cao, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, mức tăng này là thấp hơn so với mức tăng 8,5% trong tháng 7/2022 và 9,1% trong tháng 6/2022.
Một gian hàng bán rau củ quả trong siêu thị ở Oregon, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Báo cáo cho thấy nếu không tính giá năng lượng và thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng của các loại hàng hóa khác, hay còn gọi là CPI cốt lõi, đã tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2021. Một số ý kiến cho rằng mức tăng rõ rệt của CPI cốt lõi đã phát đi tín hiệu cho thấy áp lực tăng giá cả hàng hóa đang diễn ra trên diện rộng, bất chấp giá năng lượng đang có xu hướng giảm thời gian gần đây. Số liệu tháng 8 được dự đoán sẽ khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) trong cuộc họp định kỳ vào tuần tới sẽ cần tiếp tục hành động mạnh tay hơn nhằm kiểm soát tình hình.
Theo các chuyên gia lạm phát lại có dấu hiệu hạ nhiệt ở một số ngành công nghiệp của Mỹ, mặc dù mức độ giảm nhiệt không đều giữa các lĩnh vực và không chắc chắn về xu hướng dài hạn. Giá xăng dầu đã giảm mạnh trong tháng 8, giá vé máy bay, ô tô cũ và giá khách sạn cũng giảm; trong khi đó giá thực phẩm tiếp tục tăng và giá một số mặt hàng khác vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Một số chuyên gia cho rằng, lạm phát đang bắt đầu chững lại do giá xăng dầu hạ xuống. Tuy nhiên, vẫn có những áp lực mạnh để lạm phát tăng trở lại trong các mặt hàng quan trọng như thực phẩm, đồ dùng trong nhà và y tế.
Người tiêu dùng, đặc biệt các hộ gia đình thu nhập thấp, đang chống lại lạm phát bằng cách thay đổi thói quen chi tiêu. Một số nhà bán lẻ đang đưa ra các chương trình giảm giá nhằm giải quyết số lượng hàng tồn kho về quần áo và các vật dụng khác đã tích trữ quá nhiều trong thời gian đại dịch.
Trước khi chính quyền công bố báo cáo vể chỉ số tiêu dùng trong tháng 8, các chuyên gia đã dự đoán chỉ số giá tiêu dùng có tổng quát có thể sẽ giảm nhẹ hoặc giữ nguyên so với tháng 7/2022. Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn chưa tránh khỏi giai đoạn khó khăn, và tình hình này có thể kéo dài đến sang năm.
Lạm phát của Mỹ đã tăng trở lại trong tháng 5/2022
Lạm phát của Mỹ đã tăng trở lại vào tháng 5 vừa qua, trong bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng này tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021 - mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1981.
Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ, ngày 11/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Số liệu thống kê do Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/6 cho thấy chỉ số CPI trong tháng 5/2022 đã tăng 1% so với tháng trước đó - cao hơn nhiều so với mức dự báo của giới phân tích, sau khi đạt mức tăng khiêm tốn 0,3% hồi tháng 3 vừa qua.
Dữ liệu cho thấy giá xăng đã tăng 4,1% trong tháng 5 vừa qua, trong khi mức tăng giá lớn cũng ghi nhận trong thị trường nhà ở, giá vé máy bay và các loại xe mới hay đã qua sử dụng.
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho biết giá năng lượng đã tăng 34,6% trong năm qua - tốc độ tăng nhanh nhất kể từ tháng 9/2005, trong khi lương thực tăng 10,1% (lần đầu tiên vượt mức 10% kể từ tháng 3/1981).
Giá thực phẩm và nhiên liệu đã tăng nhanh trong những tuần gần đây, trong bối cảnh tình hình xung đột tại Ukraine khiến giá dầu mỏ và ngũ cốc toàn cầu leo thang, và các tài xế ở Mỹ phải đối mặt với giá xăng cao kỷ lục mỗi ngày. Trong ngày 10/6, giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ đạt 4,99 USD/gallon.
Ngay cả khi không tính tới thực phẩm hay xăng dầu, CPI của Mỹ trong tháng 5 vừa qua cũng tăng 0,6% so với tháng trước đó, và tăng 6% trong 12 tháng gần đây.
Lạm phát của Thái Lan lên mức cao nhất trong 14 năm Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn số liệu của Bộ Thương mại Thái Lan công bố ngày 5/9 cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 8 đã tăng 7,86% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 7/2008 đến nay. Nguyên nhân chính dẫn tới CPI tăng cao so với cùng...