Lạm phát của Hong Kong (Trung Quốc) giảm xuống gần 0%
Theo số liệu của Cục Thống kê Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số giá tiêu dùng tổng hợp (CPI) tháng 12/2020 của Khu hành chính Đặc biệt Hong Kong giảm 0,7% (tính theo năm), tiếp nối đà giảm 0,2% của tháng 11/2020. Nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền trợ cấp giá điện tương đối cao trong tháng 12/2020.
Một cửa hàng bán đồ trang trí Tết Nguyên đán tại Hong Kong, Trung Quốc, ngày 12/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Loại trừ ảnh hưởng của các biện pháp cứu trợ mang tính một lần của chính quyền, tỷ lệ lạm phát cơ bản tháng 12/2020 của Hong Kong là 0%, thấp hơn mức tăng 0,3% trong tháng 11/2020. Nguyên nhân chính do chi phí ăn uống bên ngoài giảm mạnh và biên độ giảm của giá thuê nhà ở tư nhân tiếp tục nới rộng.
Trong số danh mục hàng hóa cấu thành CPI, giá các loại hàng hóa ghi nhận mức độ giảm trong tháng 12/2020 lần lượt là điện, gas và nước giảm 30%, áo quần và giày dép giảm 5,9%, hàng tiêu dùng lâu bền giảm 2,6%, giao thông giảm 2,1% và các dịch vụ khác giảm 0,1%.
Ngược lại, giá các loại hàng hóa ghi nhận mức độ tăng lần lượt là thực phẩm tăng 2,2% (không bao gồm ăn uống bên ngoài), rượu và thuốc lá tăng 1,7%, đồ dùng lặt vặt tăng 1,4% và nhà ở tăng 0,3%.
Theo người phát ngôn của chính quyền Hong Kong, chỉ số lạm phát cơ bản cả năm 2020 của Hong Kong là 1,3%. Thời gian tới, trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức, tình hình kinh tế toàn cầu và khu vực vẫn còn nhiều thách thức, nên áp lực giá cả sẽ không đáng kể.
Cảnh báo nguy cơ Việt Nam phải đương đầu 2021
Sự bất ổn của kinh tế toàn cầu, biến thể COVID-19 và những rủi ro các vụ kiện và phòng vệ thương mại sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam 2021
Video đang HOT
Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) công bố ngày 15/1 cho thấy nhiều triển vọng của Việt Nam trong năm 2021.
Tăng trưởng năm 2021 dự báo cao hơn nhiều so với 2020
Báo cáo dự báo cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021, theo hai kịch bản. Việc xây dựng các kịch bản dự báo dựa trên các đánh giá của các cơ quan tổ chức về triển vọng kinh tế thế giới, tiến triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng như khả năng sử dụng một số công cụ chính sách kinh tế trong nước.
Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo Kịch bản 1, và 6,46% trong Kịch bản 2.
Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong Kịch bản 1 và tăng 5,06% trong Kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 3,51% và 3,78%.
Theo CIEM, diễn biến kinh tế vĩ mô trong năm 2021 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố.
Thứ nhất , kinh tế thế giới còn rất bất định, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn đang hiện hữu. Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục các biện pháp để kiềm chế Trung Quốc về kinh tế - thương mại - công nghệ và có thể củng cố được liên minh với một số nước đối tác để thực hiện các biện pháp này. Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn khiến cho các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu dịch chuyển địa điểm sản xuất để tránh mức thuế cao. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam.
Thứ hai , dịch COVID-19 và các biến thể còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo. Hệ lụy kèm theo là gia tăng chi phí logistics đối với hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu.
Thứ ba , việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối giữa các biện pháp này ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu.
Thứ tư , Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước Việt Nam.
Thứ năm , khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư - kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ sáu , nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, và doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước.
Thứ bảy , dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, v.v., không chỉ ở thị trường Mỹ.
5G sẽ nới rộng khoảng cách số toàn cầu Cuộc cách mạng số, trong đó bao gồm cả 5G, đã trở thành nội dung quan tâm của công chúng toàn cầu và ngày càng trở thành động lực thúc đẩy thay đổi xã hội. Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học British Columbia (Canada), Ngân hàng Thế giới và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Helmholtz (Đức) lần đầu tiên...