“Lạm phát cấp phó”, dân đóng thuế nuôi sao nổi?
“Lạm phát” cán bộ, không chỉ tốn phí ngân sách mà còn gây chồng chéo trong công việc và không loại trừ đùn đẩy trách nhiệm để rồi “cha chung không ai khóc”… Có lẽ muốn loại bỏ 30% công chức cắp ô thì trước hết, hãy loại bỏ 30% cán bộ có quyền, có chức để không còn “lạm phát”.
Ảnh minh họa
“Lạm phát cấp phó” là cụm từ được Đại biểu, Thiếu tướng Trần Đình Nhã (Thừa Thiên – Huế) dùng trong phiên thảo luận về thực hiện ngân sách 2014 và dự toán, phân bổ 2015 ngày 31/10 vừa qua được đăng tải cùng ngày trên báo Đầu tư Chứng khoán.
Tại bài “Đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trang “lạm phát cấp phó”, Thiếu tướng Nhã cho biết “theo thống kê chưa đầy đủ cả nước có 139.000 cơ quan hành chính sự nghiệp. Tính ra có khoảng 139.000 cấp trưởng và gấp 2 – 3 – 4 lần cấp phó, có cơ quan có 5 – 6, 7 – 8 cấp phó.
Có cơ quan cấp cục có 4 phòng, tương ứng có 4 trưởng phòng lại bố trí những 4 cục phó, có lẽ thừa cục phó hoặc thừa 4 trưởng phòng. Cùng với số lượng cấp phó, chi ngân sách tăng lên. Cứ tính mỗi cấp phó hàng năm ngân sách chi thêm khoảng 30 triệu đồng phụ cấp chức vụ, diện tích phòng làm việc, điện, nước… thì chỉ với 139.000 cấp phó đã phải chi hơn 4.000 tỷ đồng.
Nếu số lượng cấp phó gấp 2, 3, 4 thì chi còn gấp nhiều lần nữa”.
Video đang HOT
Có lẽ con số gấp 2.3.4 lần ĐB Nhã sử dụng không cần phải thêm chữ “nếu” bởi tình trạng “lạm phát” này là có thật, đã diễn ra từ rất lâu rồi. Nên số tiền mỗi năm cả nước phải chi thêm có lẽ cũng không ở 4 ngàn hay 8 ngàn mà còn có thể hơn cả 16 ngàn tỉ đồng.
Đây là con số “khủng khiếp”, nhất là với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, khi nợ công đang tăng lên hàng ngày như lo ngại của ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cũng trong buổi thảo luận trên: “Chúng ta không thể không lo khi tính bình quân mỗi người dân Việt Nam đang phải gánh nợ ngày càng tăng”.
Trong khi đó, lộ trình tăng lương đang đứng trước nguy cơ “phá sản” bởi chiếc bánh ngân sách ngày càng eo hẹp, không biết xoay xỏa ở đâu ra.
Thế nhưng nguy cơ “lạm phát” cấp phó vẫn chưa có biểu hiện dừng lại bởi, như lời của Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Văn phòng Quốc hội là do cái qui trình tưởng nghiêm nhưng lại không nghiêm: “Quy trình của mình là quy trình tưởng chặt nhưng lại lỏng. Bởi, làm không khéo thì rất dễ xảy ra tiêu cực, được bổ nhiệm không phải người thực tài mà là nhờ “chạy”, “lốp bi” giỏi. Cán bộ mà dùng tiền để chạy chức thì người ta sẽ tìm cách kiếm lại khoản tiền đã mang đi “chạy” này”. Ông Thuận trả lời phỏng vấn báo Đại Đoàn kết ngày 13/4/2014.
Có lẽ tiêu biểu cho việc “tưởng chặt nhưng lại lỏng” này là việc nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu đã bổ nhiệm tới 60 cán bộ, trong đó chủ yếu là hàm vụ trưởng, vụ phó và cấp tương đương.
Tương tự, trước khi nghỉ hưu, ông Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch TP. HCM Nguyễn Thành Rum cũng ký quyết định bổ nhiệm cho 21 cán bộ lãnh đạo cấp phòng ban và tương đương thuộc Sở không đúng các quy trình, quy định.
Người xưa có câu “Đa quan thì… tàn dân”. Ngay tại kỳ họp này, đại biểu Trần Du Lịch đã nghẹn ngào thốt lên “Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”.
“Lạm phát” cán bộ, không chỉ tốn phí ngân sách mà còn gây chồng chéo trong công việc và không loại trừ đùn đẩy trách nhiệm để rồi “cha chung không ai khóc”…
Có lẽ muốn loại bỏ 30% công chức cắp ô thì trước hết, hãy loại bỏ 30% cán bộ có quyền, có chức để không còn “lạm phát”.
Theo Dân Trí
"Tinh giản biên chế phải đúng vị trí, đối tượng"
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tinh giản biên chế phải gắn với việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm tinh giản đúng đối tượng, đúng vị trí.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ phải hoàn thiện Đề án theo hướng phải làm rõ hơn mục tiêu của Đề án là tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, thu hút những người tài, có năng lực vào hoạt động công vụ.
Phải đánh giá rõ hơn thực trạng biên chế hiện nay trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương, làm rõ những hạn chế về chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Tinh giản biên chế phải gắn với việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm tinh giản đúng đối tượng, đúng vị trí; nghiên cứu đổi mới cách đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm khoa học, chính xác, căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ; cách thức và tiêu chí đánh giá phải phù hợp với ngành nghề, công việc...
Ngày 12/8, giữa trưa nắng nóng, hàng trăm người xếp hàng trước Cục thuế Hà Nội để nộp hồ sơ thi tuyển công chức.
Trước đó, vào tháng 2/2014, Dự thảo Nghị định tinh giản biên chế do Bộ Nội vụ soạn thảo thu hút sự quan tâm của dư luận. Dự kiến sau 6 năm kể từ năm 2014, sẽ thực hiện tinh giản biên chế khoảng 100.000 người, với tổng kinh phí thực hiện là 8.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 80% nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.
Theo đề xuất của Bộ Nội vụ, cán bộ, công chức dôi dư do sắp sếp lại tổ chức, chưa đạt trình độ hoặc có chuyên môn không phù hợp, hạn chế về năng lực... có thể sẽ nằm trong diện tinh giản biên chế.
Diện tinh giản còn gồm viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật, người giữ chức danh lãnh đạo quản lý trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, người làm việc trong biên chế của các hội có tính chất đặc thù.
Theo Khampha
Thi công chức: 'Chưa công bố, ai cũng đã biết kết quả' Thông tin đợt thi tuyển công chức năm 2013 tại cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) bị lộ đề cho "người nhà", trong đó có cháu ông cục phó, mới đây lại làm "nóng" câu chuyện thi công chức ở Việt Nam Điều đáng nói, là những cuộc thanh tra, kiểm tra, những kết luận về việc có hay không chuyện...