Lạm phát cao, một công dân Nga kiện Bộ Tài chính và Quốc hội
Một cư dân vùng Leningrad đã đệ đơn kiện Bộ Tài chính và Duma Quốc gia Nga vì không giữ đúng lời hứa kiềm chế lạm phát, khiến ông bị thiệt hại về tài chính, theo RIA Novosti ngày 29.3.
Kinh tế khó khăn, đồng ruble Nga mất giá mạnh so với ngoại tệ khiến lạm phát tăng cao – Ảnh: Reuters
“Thân chủ của tôi, công dân Roman Pak đã đệ đơn lên Tòa án cấp quận của St. Petersburg kiện Bộ Tài chính và Duma Quốc gia Nga, đòi bồi thường cho các tổn thất phát sinh do sự khác biệt nghiêm trọng giữa tỉ lệ lạm phát trong giai đoạn 2014 – 2016 như nhà nước đã hứa, với tỉ lệ thực tế. Theo Điều luật N 349-FZ của Liên bang Nga “về ngân sách liên bang cho năm 2014 và giai đoạn năm 2015 – 2016″, lạm phát được cố định ở mức 5%, nhưng trên thực tế, theo tính toán của Roman Pak, mức tăng lạm phát đã vượt quá 70%”, RIA dẫn lời nữ luật sư Tatyana Mynka.
Nguyên đơn khiếu nại rằng trong tháng 7.2014, ông lên kế hoạch để dành 32.000 rúp từ đó đến năm 2016 để mua trang thiết bị, vật liệu cho việc sơn sửa và lợp lại mái nhà mình. “Số tiền này đã được tính đến mức trượt giá cao nhất có thể mà điều luật trên đã quy định”, ông Pak viết trong đơn kiện.
Tuy nhiên, trong tháng 3.2016, khi đến các cửa hàng bán hàng công nghệ, Pak được biết rằng giá của những mặt hàng mà ông dự định mua bằng 32.000 rúp theo như dự toán trước đây đã lên tới 56.200 rúp. “Như vậy, trên thực tế, Nhà nước đã không thực hiện đúng nghĩa vụ (giữ lời hứa) với tôi và vì thế tôi đã không thể mua được hàng hóa. Tôi đã bị thiệt hại tới hơn 24 nghìn rúp”, ông Pak trình bày trong đơn kiện.
Video đang HOT
Ông Pak đã yêu cầu tòa án buộc bị đơn phải bồi thường cho ông thiệt hại này.
“Yêu cầu của ông Roman Pak không chỉ đơn thuần giới hạn trong việc bồi thường vật chất. Đơn kiện này độc đáo ở chỗ nó đặt ra câu hỏi mang tính toàn diện về việc tuân thủ các điều kiện của hợp đồng dân sự giữa xã hội và nhà nước. Nếu một công dân vi phạm các quy định của pháp luật (như trốn thuế, không thanh toán đúng hạn các khoản vay, không đóng tiền phạt…), người đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công lý. Thân chủ của tôi chỉ ra rằng các cơ quan công quyền – Quốc hội Nga, khối kinh tế của chính phủ Nga – cũng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với công dân”, luật sư Mynka cho biết.
Phạm Bá Thuỷ
Theo Thanhnien
Lô vàng hàng tỉ USD bất thường từ Venezuela đến châu Âu
1,3 tỉ USD giá trị vàng vừa được Venezuela chuyển đến châu Âu và có nhiều ý kiến khác nhau về lý do của lô vàng này.
Ảnh: Shutterstock
Theo CNN, Venezuela vừa vận chuyển số vàng thỏi trị giá 1,3 tỉ USD đến Thụy Sĩ vào giữa tháng 1 vừa qua, theo số liệu từ Cục Hải quan Liên bang Thụy Sĩ. Số vàng trên được chuyển đến châu Âu chỉ vài tuần trước khi đến hạn thanh toán hai khoản nợ lớn tổng cộng 2,3 tỉ USD của nước này.
Quốc gia Nam Mỹ đang cạn dần tiền mặt và nhiều chuyên gia cho rằng nước này có khả năng vỡ nợ cao vào mua thu năm nay khi một chuỗi các khoản nợ lớn đến hạn thanh toán.
"Vấn đề là khi nào Venezuela vỡ nợ, không phải liệu nước này sẽ vỡ nợ hay không. Họ đang dần hết chọn lựa", chuyên gia Russ Dallen thuộc hãng LatInvest có đầu tư vào khu vực Mỹ La tinh nhận định.
Đó có thể là lý do tại sao Venezuela lấy vàng từ chính nguồn dự trữ của họ để trả nợ. Dù vậy, giới chuyên gia vẫn cho rằng có hai lý do lý giải cho động thái này.
Trước hết, Thụy Sĩ là một trong những trung tâm trung chuyển vàng lớn nhất và là trung tâm đánh giá chất lượng vàng đáng tin cậy. Một khi quốc gia châu Âu xác nhận chất lượng số vàng trên, Venezuela có thể bán kim loại quý để nhận tiền mặt. Thứ nhì, Venezuela có thể đặt vàng như một tài sản thế chấp để đổi lấy khoản vay tiền mặt từ các nhà băng.
Một số ý kiến cho rằng lý do thứ hai là những gì đang diễn ra. Hãng tin Reuters cách đây không lâu đưa tin ngân hàng Deutsche Bank và Venezuela đàm phán vấn đề trên. Deutsche Bank và Ngân hàng Trung ương Venezuela khi đó từ chối bình luận.
Lô vàng trên khá bất thường. Vàng được giao dịch nhiều, song các nước thường giữ vàng ở những nơi an toàn, chẳng hạn như hầm chứa của Cục Dự trữ Liên bang ở New York. Khi được bán, kim loại quý thường đi từ hầm này sang hầm khác.
Hồi năm 2011 và 2012, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã đem vàng về lại Venezuela như một động thái yêu nước. Giờ đây, đối mặt với hạn thanh toán nợ và cuộc khủng hoảng kinh tế, Venezuela đang vận chuyển vàng trở lại châu Âu.
Trong tuần này, quốc gia Mỹ La tinh thông báo tổng dự trữ giảm xuống còn 14,5 tỉ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2003. Con số 14,5 tỉ USD trên có 10,9 tỉ USD là giá trị vàng. Nước này còn có các khoản dự trữ khác ở Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và dự trữ bằng kim cương hay bạc. Giới chuyên gia nhận định Venezuela có ít hơn 1 tỉ USD dự trữ tiền mặt.
"Không có đủ đô la Mỹ để họ trả nợ nước ngoài. Môi trường kinh tế nước này thuộc top tệ nhất thế giới và rõ ràng không bền vững", chuyên gia Mauro Roca thuộc ngân hàng Goldman Sachs nói.
Với nền kinh tế sụt giảm 10%, lạm phát phi mã được IMF dự báo sẽ tăng đến 720% năm nay và giá trị bản tệ bolivar giảm mạnh, vỡ nợ có thể sớm "gõ cửa" Venezuela. Trong tháng 10 và 11 sắp tới, Venezuela phải trả gần 5 tỉ USD nợ.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nước Nga sẽ khổ sở hơn vì giá dầu Để hiểu thêm về việc người Nga đang ra sao giữa lúc giá dầu Brent ngày càng lao dốc, hãy nhìn vào chỉ số Nghèo khổ, thước đo lấy tổng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát, của nước này, theo Bloomberg. Ảnh: Bloomberg Chỉ số Nghèo khổ của Nga tăng đến 19% từ mức 11,7% trong tháng 2.2014, đặt đất nước sản...