Làm nông nghiệp hữu cơ: Tốt nhưng tránh theo phong trào, ảo tưởng
Phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đòi hỏi những yêu cầu khắc khe nên thị trường rất hạn chế. TS. Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho rằng cần ủng hộ sản xuất NNHC nhưng tránh tư duy phong trào, cực đoan và tạo ra ảo tưởng.
Ông có thể đánh giá sơ bộ vị trí của NNHC Việt Nam so với thế giới?
Thống kê cho thấy, trong 10 năm gần đây, sản xuất NNHC của Việt Nam tăng hơn 6 lần; từ 12.200 ha năm 2007 lên 77.000 ha năm 2016, song vẫn chỉ xếp thứ 3 trong khu vực Asean, sau Philipin (198.309ha) và Indonesia (126.014ha). Còn xét về cơ cấu, sản phẩm trồng trọt hữu cơ chỉ chiếm 45%, còn lại chủ yếu là sản phẩm thủy sản hữu cơ và thu hái tự nhiên.
TS. Nguyễn Văn Bộ, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Nguyên Vỹ
Xem xét các sản phẩm tiềm năng của Việt Nam, chúng ta không có tên trong 10 nước sản xuất lương thực hữu cơ, cho dù thế giới có trên 400.000 ha lúa hữu cơ; 450.000 ha ngô hữu cơ. Chúng ta xuất khẩu cà phê thứ hai thế giới, song trên bản đồ cà phê hữu cơ cũng không có tên Việt Nam.
Dù có thế mạnh với đa dạng khí hậu, song diện tích rau hữu cơ chỉ đạt 192ha, chưa bằng 30% diện tích của Thái Lan. Rất may, chúng ta xếp thứ 4 thế giới về nuôi trồng thủy sản hữu cơ, song cũng chỉ có trên 10.000 ha (chiếm 2,6% so toàn cầu). Trong nước, NNHC vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể trong tổng sản lượng nông nghiệp.
Như thế, NNHC Việt Nam có nhiều cơ hội không thưa ông?
Hiện nay, NNHC thực sự là cơ hội cho nông nghiệp Việt Nam, nhất là khi giá bán các nông sản đang xuống thấp, chất lượng và VSATTP chưa được kiểm soát hiệu quả. Cơ hội cho phát triển NNHC sẽ ngày càng cao do nhu cầu trong nước và quốc tế tăng mạnh đối với những sản phẩm an toàn. Vì thế, một số sản phẩm hữu cơ đã có chỗ đứng vững trên thị trường như rau, chè, thịt hữu cơ…
Người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng cao với những sản phẩm an toàn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp đang có xu hướng giảm diện tích gieo trồng lúa, giảm xuất khẩu gạo để gieo trồng nhiều hơn các giống lúa chất lượng, nâng cao tỷ lệ giống đặc sản, bản địa có chất lượng. Như vậy, cơ hội trở lại canh tác hữu cơ với một số giống lúa đặc sản bản địa là hiện hữu.
Với điều kiện tự nhiên đa dạng, NNHC có cơ hội cho ngành hàng rau, nấm, trái cây, dừa, chè, cây gia vị, cây làm thuốc, thủy sản, nuôi ong và một tỷ lệ nhất định với cà phê, hồ tiêu.
Video đang HOT
Vậy những thách thức nào còn chờ phía trước?
Đúng là sản xuất NNHC ở nước ta gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Trước hết, để đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam phải tăng năng suất và chỉ có con đường hóa học hóa. Đây cũng là xu thế của các nước đang phát triển.
Hai là, thách thức về thu nhập, sự phức tạp về quá trình sản xuất và giám sát, chứng nhận. Đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản NNHC do sức hấp dẫn về thu nhập chưa được chứng minh, thị trường không được cam kết. Thêm vào đó, quy trình sản xuất khắt khe, chi phí sản xuất cao.
Đa số nông dân chưa muốn chuyển đổi sang sản NNHC do sức hấp dẫn về thu nhập chưa được chứng minh. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ba là, thách thức về quản lý. Đến nay, nước ta chưa có khung pháp lý đồng bộ cho sản xuất, chứng nhận và giám sát quá trình sản xuất. Cho nên toàn bộ khâu chứng nhận phải thuê nước ngoài, rất tốn kém cho qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ của chúng ta.
Bốn là thách thức về quy mô và hiệu quả sản xuất. Phần lớn các doanh nghiệp và hộ sản xuất NNHH còn nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào các dự án hỗ trợ của quốc tế, doanh nghiệp. Về tổng thể, chua có quy hoạch hay định hướng đối tượng cũng như thị trường cho sản phẩm hữu cơ… Mọi việc gân như tự phát.
Năm là, thách thức về môi trường. Bản thân sử dụng phân hữu cơ liều lượng cao cũng có những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như tích lũy kim loại nặng, vi sinh vật độc hại (trứng giun, E. coli…) hay quá trình phú dưỡng nguồn nước.
Vậy chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với NNHC?
Nhìn vào sự phát triển của NNHC toàn cầu, có thể thấy rõ: thị trường NNHC tập trung ở các nước phát triển, thu nhập cao. Còn việc sản xuất thì tập trung ở các nước đất rộng, người thưa, không chịu áp lực về dân số, an ninh lương thực.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư và sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Vấn đề quan trọng không phải chúng ta sản xuất gì mà là chúng ta sản xuất để bán cho ai, theo tiêu chuẩn nào và thu nhập phải cao hơn sản xuất theo phương pháp thông thường.
Do vậy, chúng ta cần ủng hộ những trang trại, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hữu cơ nếu hội đủ điều kiện về hạ tầng và thị trường. Vì phương thức canh tác này không chỉ cho ra sản phẩm an toàn mà còn giúp bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường và mang tính xã hội sâu sắc.
Tuy nhiên, sản xuất sản phẩm gì, quy mô nào, theo chứng nhận của ai lại hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu của thị trường, tránh tư duy phong trào, cực đoan và duy ý chí, tạo ra ảo tưởng
Cần làm gì để phát triển NNHH thành công ở Việt Nam?
Trước hết, cần có sự lựa chọn chính xác chủng loại sản phẩm và vùng sản phẩm thích hợp cho các thị trường xác định. Trong đó ưu tiên sản phẩm đặc sản, bản địa, gắn với nông nghiệp du lịch tại các vùng ít bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm. Chúng ta đang có lợi thế về các sản phẩm hữu cơ như thủy sản, dược liệu, mật ong, dừa và một phần cà phê, chè, cây ăn quả.
Nuôi trồng thủy sản là cơ hội tốt cho sản xuất sản phẩm hữu cơ. Ảnh: Nguyên Vỹ
Diện tích đất canh tác trên đầu người ở ta thuộc loại thấp, dân số tăng nhanh; trong khi diện tích mặt nước lớn mà chưa được khai thác nhiều. Do vậy, trồng trọt vẫn theo hướng thâm canh, hóa học hóa là chủ yếu. Còn nuôi trồng thủy sản lại là cơ hội tốt cho sản xuất sản phẩm hữu cơ với tỉ lệ cao. Cần sớm hoàn thiện bộ tiêu chuẩn sản phẩm thủy sản hữu cơ.
Thị trường là yếu tố quyết định đến sự thành bại của sản xuất NNHC Việt Nam. Phát triển NNHC đòi hỏi sự ủng hộ của Nhà nước và các địa phương bằng chính sách cụ thể, hiệu quả từ quy hoạch đến hỗ trợ chế biến và thương mại.
Cần tăng cường công tác phổ biến về vai trò của sản phẩm hữu cơ; nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất, người tiêu dùng và cả nhà quản lý về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, giám sát, chứng nhận.
Về kỹ thuật cần có các chương trình nghiên cứu ổn định và cải thiện hàm lượng hữu cơ trong đất, tăng cường chu trình hữu cơ với việc tái sử dụng tối đa các nguồn chất thải chăn nuôi, trồng trọt.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt mức cao nhất 7 năm qua
Mặc dù gặp nhiều khó khăn về biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, thị trường xuất khẩu nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam trong năm qua đã nỗ lực vượt qua và đạt được nhiều thành tích đáng kể trong năm 2018.
Các mô hình ứng dụng công nghệ mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp. Ảnh TL
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết như trên tại buổi chúc Tết các cán bộ ngành NNPTNT đã nghỉ hưu qua các thời kỳ tại Tp. HCM. Theo đó, năm 2018, các chỉ tiêu mà Chính phủ giao cho ngành nông nghiệp đều hoàn thành tốt: GDP nông lâm thủy sản tăng 3,76%, đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây; Giá trị sản xuất tăng 3,86%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,65%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 42,4%; Kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD, xuất khẩu nông sản đến trên 190 quốc gia trên toàn thế giới.
"Trong bối cảnh năm qua ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn từ thiên tai, biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, ngập mặn nặng, dịch bệnh thì kết quả này là một sự nỗ lực lớn, cố gắng vượt bậc của bà con nông dân và toàn ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nhóm cây công nghiệp: cao su, mía đường, tiêu, điều, cà phê,... năm qua đều xuống giá, bà con nông dân lỗ lã nhiều, là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2019", ông Nguyễn Xuân Cường đánh giá.
Ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đạt được thành tích về chỉ tiêu môi trường, đã trồng rừng, che phủ rừng đạt tỷ lệ trên 41,65%. "Đây là một chỉ tiêu rất tích cực vì tỷ lệ này trên thế giới cũng chỉ đạt được 29%. Các nước trong khu vực Châu Á thua xa chúng ta rất nhiều, kể cả các nước cận kề. Điều đó cho thấy chúng ta không chỉ chăm lo về mặt kinh tế mà còn quan tâm đến các giải pháp bền vững môi trường", ông Cường cho biết.
Phát biểu tại buổi gặp gỡ các đơn vị của ngành ở khu vực phía Nam sáng 19.1, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã gởi lời cảm ơn sâu sắc và lời thăm hỏi, chúc Tết các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ, các cán bộ lão thành cách mạng, các Anh hùng lao động của ngành nông nghiệp qua các thời kỳ và các cán bộ, doanh nghiệp của ngành. Đây là lực lượng đã góp phần to lớn vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà.
Ông Nguyễn Hồng Cẩn, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, cho rằng năm nay ngành nông nghiệp thắng lợi lớn nhưng cũng còn những tồn tại lớn cần giải quyết từ thiên tai, dịch bệnh đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng công nghệ mới. "Phải rút kinh nghiệm đây là cơ hội và thời cơ cho ngành, phải nắm bắt không hời hợt. Thủ tướng kêu gọi ngành nông nghiệp phải bước vào nền nông nghiệp 4.0 và Top 10 thế giới, đồng chí Bộ trưởng phải có kế hoạch cụ thể cho mục tiêu này", ông nhắn nhủ.
Đồng tình với lời nhắn nhủ này, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ NNPTNT cũng đánh giá rằng, nông dân Việt Nam trình độ và kiến thức còn rất xa để có thể hiểu và tận dụng được lợi thế của những hiệp định thương mại quốc tế mà chúng ta vừa ký kết được, cũng như chưa áp dụng được các công nghệ mới của nền nông nghiệp 4.0.
"Ngành nông nghiệp năm nay xuất khẩu được 40 tỷ USD nhưng còn rất nhiều doanh nghiệp, trang trại chưa làm được nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Nhiều trang trại không có tiền để làm chứng nhận nông nghiệp hữu cơ. Đề nghị Bộ NNPTNT quan tâm đầu tư hơn nữa cho những thành phần này để ngành nông nghiệp sạch của chúng ta phát triển và vươn xa hơn nữa", bà Minh đề nghị.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (người đầu tiên bên trái) chúc tết các cán bộ của ngành qua nhiều thời kỳ. Ảnh: Ngọc Minh
Trong khi đó, GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Văn Luật lại đề xuất Bộ NNPTNT quan tâm đầu tư hơn nữa cho các viện, trường nghiên cứu về nông nghiệp chi phí hoạt động và điều kiện về vật chất, cơ sở hạ tầng.
Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An lại quan tâm đến thị trường Trung Quốc và kiến nghị Bộ NNPTNT sắp tới đẩy mạnh xuất khẩu nông sản bằng con đường chính ngạch sang thị trường này hơn nữa. Ở lĩnh vực trái cây, hiện mới có chỉ 8 loại xuất khẩu chính ngạch qua thị trường này là còn rất ít. Còn rất nhiều việc phải giải quyết, bộ trưởng không được ngủ quên trong chiến thắng", ông Huy kỳ vọng.
Theo Danviet
Không phải đất nào cũng trồng được các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ Quy mô nông nghiệp hữu cơ ở nước ta còn ít và nhỏ lẻ ở các địa phương. Hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn đồng bộ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ như tiêu chuẩn về đất trồng trọt, phân bón, nước tưới... Phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng của ngành nông nghiệp trên thế giới cũng...