Làm nội trợ, khi ly hôn có được chia tài sản không?
Tôi là một phụ nữ quanh năm ở nhà lo việc nội trợ, nếu ly hôn tôi có được phân chia tài sản không?
Hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn được 15 năm. Anh ấy là nhân viên văn phòng, còn tôi ở nhà nội trợ. Hiện chúng tôi có 1 ngôi nhà chung diện tích 60m2 ở quận 6, một xe máy Honda, một tài khoản ngân hàng trị giá 60 triệu. Tất cả tài sản trên đều từ thu nhập của anh ấy. Đời sống hôn nhân không hạnh phúc, tôi và anh thường xuyên cãi nhau. Nếu chúng tôi ly hôn, tôi có được chia tài sản chung không? Tôi lo lắng vì mình không đi làm, không có thu nhập nên sẽ không được hưởng gì.
Đỗ Minh Thương (Q.6, TP. HCM)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn, tôi rất chia sẻ với hoàn cảnh của bạn khi đối mặt với cuộc hôn nhân không may mắn và hạnh phúc. Tôi xin đưa ra tư vấn như sau nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề chia tài sản sau khi ly hôn:
Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng tính đến các yếu tố như:
- Hoàn cảnh gia đình của vợ và chồng.
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
Video đang HOT
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Ảnh minh họa
Ngoài ra điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn điều này như sau: “Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn”.
Như vậy, việc bạn chỉ ở nhà chăm sóc gia đình, không đi làm vẫn được xem như là lao động có thu nhập tương đương với chồng bạn đi làm. Tài sản chung của hai vợ chồng vẫn được chia theo quy định tại điều 59 theo nguyên tắc chia đôi.
Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn, việc chia đôi là một khả năng không cao vì khi chia có tính đến các yếu tố khác, ví dụ như công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì tài sản chung đó. Khi phân chia tài sản, tòa án sẽ xem xét các yếu tố trên để đảm bảo việc chia tài sản công bằng, khách quan.
Luật sư Trần Đăng Sĩ (Đoàn Luật sư TP.Hồ Chí Minh)
Theo phunuonline.com.vn
Con gây tai nạn, tôi gọi chồng cũ nhưng anh từ chối nghĩa vụ
Con tôi gây ra tai nạn, tôi muốn chồng cũ cùng lo liệu, chịu trách nhiệm, nhưng anh ấy từ chối vì cho rằng chúng tôi đã ly hôn.
Hỏi: Tôi và chồng cũ ly hôn được 2 năm. Tôi đang trực tiếp nuôi con chung của hai vợ chồng, cháu được 16 tuổi. 27 tháng Chạp vừa qua cháu đi xe máy và gây tai nạn khiến một cậu bé bị chấn thương . Gia đình họ bắt bồi thường chi phí điều trị và phục hồi. Do khó khăn nên tôi đã gọi chồng cũ đề nghị anh cùng chịu trách nhiệm. Nhưng anh ấy từ chối vì cho rằng chúng tôi đã ly hôn, anh ấy cấp dưỡng là đã hoàn thành nghĩa vụ. Xin hỏi, tôi có quyền yêu cầu chồng cũ liên đới chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân không?
Lê Thị Tuất (Quảng Trạch, Quảng Bình)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn,
Tôi rất chia sẻ với hoàn cảnh của bạn khi đối mặt với sự việc không may xảy ra. Tôi xin đưa ra tư vấn như sau, nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên khi ly hôn, nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn:
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định tại điều 81 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan".
Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con".
Ảnh minh họa
Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại điều 586 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
"2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình".
Trong trường hợp của bạn, sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, đây là nghĩa vụ, là quyền của cha mẹ.
Quan hệ cha mẹ và con cái tồn tại hoàn toàn không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của hai bạn. Việc ly hôn của hai bạn không làm chấm dứt nghĩa vụ của cha mẹ đối với con chung. Hơn nữa pháp luật theo hướng quy trách nhiệm của cha mẹ mà không quan tâm tới vai trò của họ trong việc giám sát, giáo dục con chưa thành niên.
Theo bạn thông tin, con bạn không có tài sản riêng. Như vậy, dù hai bạn đã ly hôn và chồng bạn không trực tiếp nuôi dưỡng con thì anh ấy vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới và chịu phần tương ứng như bạn đối với thiệt hại do con gây ra cho người khác.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Hãng luật Giải Phóng)
Theo phunuonline.com.vn
Biết tôi lấy tiền cho vợ cũ, vợ mới làm điều này khiến tôi bật khóc Tôi âm thầm đưa vợ cũ 100 triệu để cô ấy chữa bệnh, vợ mới biết chuyện để lại lời nhắn khiến tôi bật khóc như trẻ con. Khi biết vợ cũ mắc bệnh nặng, tâm trạng tôi không ổn chút nào. Tôi và vợ cũ quen biết là do mai mối. Khi đó tôi vừa mới bước ra khỏi một cuộc tình...