Làm nhà lưới trồng dưa ngoại, được trái nào lái khuân đi hết
Đam mê với nông nghiệp công nghệ cao, năm 2016 anh Nguyễn Sĩ Hưng, thôn 7, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy (Tp. Hải Phòng) đã tiên phong áp dụng mô hình trồng dưa trong nhà lưới, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt. Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của anh Hưng cho thu nhập 400-500 triệu đồng/năm.
Khu bãi bồi (8 ha) của gia đình anh Hưng đang canh tác trước kia chủ yếu dùng sức người để cải tạo. Sau cải tạo, anh Hưng thiết kế các khu trồng trọt, chăn nuôi, còn lại toàn bộ đầm sâu là khai thác tôm cá tự nhiên. Mặc dù quy hoạch thành các khu riêng biệt để canh tác, chăn nuôi nhưng do không kiểm soát được côn trùng, sâu bệnh và thời tiết bất lợi…nên hiệu quả kinh tế mang lại thấp.
Hệ thống nhà lưới trồng dưa của gia đình anh Hưng
Tìm hiểu trên mạng internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều đến việc trồng rau, quả trong nhà lưới, anh Hưng đã bàn bạc với gia đình tiến hành cải tạo một phần đất chuyên trồng rau màu trước đây đầu tư làm nhà lưới. Anh mua giống dưa vân lưới của Nhật, dưa lê của Đài Loan, dưa chuột Israel…trồng xen canh cùng cà chua gối vụ.
Trước khi trồng dưa anh Hưng tiến hành xử lý đất, lên luống, bón vôi, phân chuồng, trải nilon trên luống và bạt phủ kín dưới rãnh luống để không bị thất thoát nước đồng thời ngăn cỏ dại mọc. Để giảm chi phí tối đa cho vụ dưa anh đã phải mua hạt về tự ươm thành cây rồi mới đem trồng.
Xung quanh luống dưa anh Hưng lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt công nghệ Isreal, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Phân được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây dưa phát triển. Hệ thống tưới tự động tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển khá đồng đều.
Video đang HOT
Theo anh Hưng, mỗi cây chỉ nên để lại 1 quả để dưa phát triển đồng đều, cho chất lượng quả ngon ngọt
Không phụ công người, ở lần thử sức này thành công đã tới với anh Hưng. Vườn dưa phát triển tốt, trung bình mỗi quả dưa lưới nặng 1,5 – 2kg, giá xuất bán tại vườn 50.000 – 60.000 đồng/kg, dưa lê cũng cho năng suất cao, mẫu mã sáng đẹp ăn giòn và ngọt sắc, giá bán từ 30.000 -35.000 đồng /kg, thu hoạch tới đâu bán hết tới đó. Anh tiếp tục đầu tư thêm nâng con số nhà lưới lên tổng số 4 nhà với diện tích 2.000m2.
Anh Hưng tâm sự: “Đầu tư nhà lưới với những người nông dân bình thường thì không phải ai cũng làm được bởi chi phí vẫn còn cao, một lúc bỏ ra một khoản tiền lớn thì nhiều nông dân không có. Tuy nhiên, do nhu cầu bảo vệ sức khỏe hiện nay, người tiêu dùng đang hướng đến những sản phẩm sạch an toàn, vì thế tôi đã quyết tâm đầu tư công nghệ mới với mong muốn tạo ra hiệu quả kinh tế cho sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn, nâng cao sức khỏe cộng đồng…”.
Giống dưa lê anh Hưng trồng cho chất lượng quả thơm, giòn, ngọt có giá bán cao gấp 2-3 lần ngoài thị trường
Theo anh Hưng, với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương và trong điều kiện trồng trong nhà lưới, dưa có thể canh tác được 3 vụ/năm. Từ lúc trồng đến lúc thu hoạch khoảng 85 ngày. Công việc chăm sóc dưa lưới cũng tốn khá nhiều công đoạn như quấn ngọn, bẻ ngọn, tỉa nhánh…Mỗi cây anh Hưng chỉ để 1 quả, như vậy khi thu hoạch kích thước quả sẽ đồng đều hơn và không kéo dài quá thời gian của một vụ, giúp cây tập trung dinh dưỡng vào quả được tốt hơn,
Anh Hưng cho biết thêm, sử dụng hệ thống nhà kính trồng dưa lưới ngoài việc chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập phá hoại còn luôn chủ động chế độ dinh dưỡng giảm được 90% lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo sản phẩm sạch và bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.
Để giảm thiểu chi phí anh Hưng đã tự mua hạt dưa về ươm thành cây đem trồng
Tới đây, anh Hưng sắp xếp cân đối tài chính để tiếp tục mở rộng diện tích nhà lưới để nâng diện tích trồng dưa công nghệ cao. Nơi diện tích sâu trũng anh tiến hành cấy lúa một vụ cải tạo đất tơi xốp để khai thác rươi – nguồn thực phẩm cao cấp của thiên nhiên ban tặng.
Ông Nguyễn Văn Quyết – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kiến Thụy đánh giá cao về mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của gia đình nhà anh Hưng. Ông Quyết cho rằng cần nhân rộng mô hình trồng dưa trong nhà lưới của anh Hưng ở địa phương. Đây đang là hướng phát triển mới, bền vững của ngành nông nghiệp mà còn góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất nông dân…
Theo Danviet
Thành phố nông nghiệp công nghệ cao "khát" nhân lực
Là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, TP.HCM thu hút đông đảo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thành phố đào tạo hàng triệu sinh viên mỗi năm nhưng ngành nông nghiệp vẫn "khát" lao động trình độ cao.
PGS-TS Dương Hoa Xô - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, là trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước, TP.HCM cũng không quên vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp. Các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao... những năm gần đây có xu hướng tăng vốn đầu tư, mở rộng hoạt động tại TP.HCM. Do đó, nhu cầu nguồn nhân lực là rất lớn.
Thiếu người, thiếu kiến thức... là những rào cản mà Sở NNPTNT và các doanh nghiệp luôn phải tìm cách giải quyết.
Sinh viên ngành nông nghiệp trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thực hành trong phòng thí nghiệm. (ảnh: Internet)
Theo ông Xô đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba giải pháp cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của TP.HCM hiện nay. Thời gian qua, thành phố có nhiều chính sách thu hút người lao động lĩnh vực nông nghiệp hợp tác làm việc với TP.HCM.
Tuy nhiên, một số ngành trong nước không đủ người nên phải thuê chuyên gia nước ngoài như năm 2017, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã ký hợp đồng với 3 chuyên gia Việt kiều về các lĩnh vực như sinh học phân tử, Công nghệ sinh học Y dược và Công nghệ Sinh học tế bào người, động vật và lĩnh vực công nghệ sinh học vật liệu và Nano.
Sở NNPTNT TP.HCM cũng đã xây dựng và trình UBND TP.HCM phê duyệt kế hoạch đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ ngành công nghệ sinh học giai đoạn 2016 - 2020. Liên tiếp nhiều lần TP.HCM cử cán bộ ra nước ngoài học tập, nâng cao trình độ. Theo ông Xô, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba giải pháp cho việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp của TP.HCM hiện nay.
Nói như thế để khẳng định rằng, nông nghiệp không chỉ là ngành học mà việc làm chỉ là "con trâu đi trước, cái cày theo sau". Ngành nông nghiệp Việt Nam đang từng bước phát triển, còn rất nhiều việc phải làm. Để làm được, những người trẻ phải học và tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật, khoa học mới để ứng dụng vào thực tế sản xuất trong nước. Và trong tình hình hiện nay, người học ngành nông - lâm - ngư nghiệp có rất nhiều cơ hội để phát triển bản thân.
Bên cạnh đầu tư đào tạo dài hạn (trình độ thạc sĩ, tiến sĩ) và ngắn hạn cho cán bộ trẻ có năng lực học tập và nghiên cứu về ứng dụng công nghệ cao trong nông tại các viện, trường trong nước và các nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, TP.HCM còn có nhiều chính sách nâng cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, người lao động của các doanh nghiệp, người quản lý, kỹ thuật viên hợp tác xã, tổ hợp tác...
Tuy vậy, tới nay, đội ngũ lao động trình độ cao, có khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp tại thành phố vẫn còn thiếu hụt trầm trọng. Việc thiếu hụt lực lượng cán bộ khoa học trình độ chuyên môn cao, đặc biệt ở một số lĩnh vực mới, công nghệ cao là điều được các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành đặc biệt quan tâm. Đặc biệt, một số lĩnh vực nghiên cứu về thú y, công nghệ sau thu hoạch, đất và phân bón, thủy sản, lâm nghiệp, cơ điện nông nghiệp... đang có nguy cơ thiếu cán bộ nghiên cứu trầm trọng.
"Việc thu hút cán bộ khoa học công nghệ giỏi là khó, do vướng mắc nhiều vấn đề như thu nhập thấp, điều kiện nghiên cứu, thí nghiệm tại các địa bàn nông thôn không có hoặc ít có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn... Trong khi sinh viên chọn ngành, chọn nghề thường "chê" khối ngành nông nghiệp vì cho rằng, đây là nghề vất vả, "chân lấm tay bùn" nên ít người chọn học" - ông Xô cho biết.
Theo Danviet
Bộ trưởng NNPTNT: Nông nghiệp Huế cần gắn với ẩm thực cung đình Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đưa ra nhiều định hướng để tỉnh Thừa Thiên- Huế phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả cao. Ngày 29/7, UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức hội nghị thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp với chủ đề "Nông nghiệp Thừa Thiên- Huế phát triển bền vững, an toàn, ứng dụng công nghệ...