Làm nhà lưới “nhốt” rau sạch, nhà nông có thu nhập cả chục triệu/tháng
Mong muốn có nông sản sạch đến với người tiêu dùng, anh Nguyễn Văn Thiện – nhà nông (41 tuổi) thôn Bình Minh, xã Quế Nham, huyệnTân Yên (Bắc Giang) đã đầu tư hẳn nhà lưới trồng rau, củ quả. Người địa phương nói vui, anh Thiện trồng theo kiểu “nhốt” rau, củ quả trong nhà lưới.
Mô hình nhà trồng rau, củ, quả sạch trong nhà lưới được anh Thiện đầu tư với diện tích hơn 400m2. Ảnh: Minh Hoàn.
Vay “ nóng” tiền đầu tư nhà lưới
Anh Thiện cho biết, tháng 3/2016, anh Thiện trồng đan xen nhiều loại hoa màu (đỗ tương, rau muống, cà chua…) thí điểm trên diện tích 200m2 ruộng. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên toàn bộ diện tích hoa màu bị hư hại nặng. Nguyên nhân do trồng nhiều cây hoa màu đan xen nên không kiểm soát được dịch bệnh dẫn đến tình trạng sâu bệnh lây lan từ cây này qua cây khác.
Ưu điểm của mô hình này là giúp giảm thiểu tình trạng côn trùng, sâu bệnh cho cây trồng. Trong ảnh anh Thiện bên những cây gấc sạch. Ảnh: Minh Hoàn.
Không nản lòng, sau thời gian tự mày mò, nghiên cứu. anh biết đến mô hình trồng rau, củ, quả an toàn trong nhà lưới. Nghĩ là làm, anh vay “nóng” hơn 40 triệu từ gia đình, bạn bè để đầu tư xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới tiêu và thử trồng 300 cây dưa chuột trong nhà lưới.
Khoảng cách giữa các luống dưa chuột được anh Thiện bố trí khoảng 100cm, giữa các cây trong cùng 1 luống là 40cm. Ảnh: Minh Hoàn.
Video đang HOT
Nếu những mô hình nhà lưới ở nơi khác sử dụng những thanh tre, gỗ được cắm sâu xuống dưới đất để cây leo lên. Nhưng như vậy mỗi lần thay cây giống mới sẽ mất nhiều thời gian, công sức để tháo dỡ. Để bớt hao tổn công sức anh Thiện sử dụng nhưng sợi dây độ dài từ 2-3m, nối từ trần nhà lưới kéo xuống mặt đất. “Ưu điểm lớn nhất của mô hình này là hạn chế được sâu bệnh, tránh được côn trùng, không tốn nhiều công chăm sóc. Chi phí đầu tư ít hơn so với phương pháp thủy canh, giá thành rau, quả cũng rẻ hơn rất nhiều.”, anh Thiện nói.
Nguồn thu tăng đáng kể
Sau hơn 1 năm miệt mài, chịu khó, hiện nay, mô hình nhà lưới của anh Thiện đã mở rộng hơn 400m2 với hơn 600 cây dưa chuột. Trung bình, mỗi tháng, anh Thiện cho thu hoạch 20-24 tạ dưa chuột, giá bán dao động từ 15-20.000đ/kg. Mỗi tháng, gia đình anh thu hơn 30 triệu đồng từ việc bán rau, củ, quả thực phẩm. Ngoài dưa chuột, hiện anh Thiện đang thí điểm mô hình trồng hơn 90 cây gấc xen với cây đỗ trên diện tích hơn 1.500m2. Đồng thời, anh còn tận dụng triệt để những khoảng đất trống để trồng thêm cây đinh lăng, giúp tăng thu nhập gia đình.
Những hạt dưa leo giống sau khi ngâm nước sạch, ủ nảy mầm sẽ được đưa ra vườn ươm trong khoảng 7 ngày. Ảnh: Minh Hoàn.
Anh Thiện cho biết, thị trường tiêu thụ chủ yếu rau, củ, quả thực phẩm của anh là những gia đình tại Hà Nội đặt mua. Đa số khách quen, nên sản phẩm của nhà anh ngày càng được được ưa chuộng.Theo anh Thiện, để có những quả dưa chuột giòn, ngọt thì yếu tố chính là việc chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, bón phân. Đầu tiên, vào mùa nóng, phải chọn giống cây dưa chuột của Nhật bởi đây là giống dưa chịu nhiệt cao. Sau đó đem ngâm vào nước sạch, đến khi nảy mầm thì đem đi ươm vào bầu. Với cây mầm, cần để ý thời tiết, nếu mưa nhiều, ẩm thấp phải dùng nilon phủ lên, sau 7 ngày sẽ đem vào trồng trong nhà lưới. Khoảng cách lý tưởng giữa các luống cây là 100cm, giữa các cây trong cùng 1 luống là 40cm.
Cây dưa leo thu hoạch mỗi tháng/lần, mỗi lần thu được từ 20-24 tạ. Giá bán từ 15-20.000/kg được tiêu thụ chủ yếu tại các hộ gia đình Hà Nội. Ảnh: Minh Hoàn.
Chủ trang trại còn lưu ý, ngoài chọn giống cây thì việc sử dụng phân để tưới cho cây cũng rất quan trọng. Hiện gia đình anh đang sử dụng loại phân gà ủ mục với chế phẩm vi sinh để bón cho cây. Anh không sử dụng các loại phân hóa học. “Loại phân gà ủ mục rất thích hợp với cây dưa chuột, giúp cây phát triển tốt, sản lượng cao hơn so với các loại phân hóa học khác”, anh Thiện chia sẻ.
Ngoài trồng dưa leo, anh Thiện còn đang thí điểm mô hình trồng cây gấc đan xen với cây đỗ quả dài. Dự tính tháng 11 năm nay anh Thiện sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Ảnh: Minh Hoàn.
Ở địa phương, anh Thiện được nêu gương, khen thưởng trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Theo Danviet
Chàng trai trẻ xứ Nghệ bỏ 1,5 tỷ đồng trồng dưa chuột Nhật, lãi 200 triệu
Từng có công việc ổn định và thu nhập khá ở TP.Vinh, nhưng anh Trương Vũ Hoàng (SN 1988) xóm 2, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã quyết định bỏ tất cả để về quê đầu tư để trồng rau sạch áp dụng khoa học kỹ thuật. Kết quả, cứ mỗi vụ thu hoạch anh bỏ túi trăm triệu đồng.
Chỉ vì đam mê
Trong một lần cùng nhóm bạn thân vào miền Nam tham quan du lịch, anh Trương Vũ Hoàng tình cờ kết mô hình trồng rau sạch áp dụng khoa học kỹ thuật, cùng hệ thống tưới nhỏ giọt từ Israel. Tháng 5.2016, anh Hoàng đã quyết định bỏ hẳn công việc đang cho anh thu nhập khá về quê trồng rau sạch.
Anh Trương Vũ Hoàng chăm sóc cây ăn quả tại trang trại rau sạch của mình. Ảnh: Cảnh Thắng
Trang trại trồng rau của anh Trương Vũ Hoàng đã tạo công ăn việc làm ổn định cho 12 lao động địa phương. Hiện anh đang xin thuê đất để mở rộng diện tích phát triển mô hình trồng rau sạch. Nhiều người dân trong vùng khi nghe tin mô hình trồng rau của anh đã đến tham quan học hỏi". Ông Nguyễn Văn Quyết -
Phó Chủ tịch UBND xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An)
Khi trở về quê thuyết phục gia đình chuyển đổi 2.000m2 đất đồi để trồng rau sạch, cả gia đình ai cũng phản đối vì cho rằng ở quê người dân chủ yếu là trồng rau sạch để ăn, nhiều lúc dư giả mang ra chợ bán nhưng có ai mua đâu. Hơn nữa, việc đầu tư hệ thống nhà lưới để trồng rau theo đề án của anh vượt quá khả năng kinh tế của gia đình. Sau nhiều lần thuyết phục cả gia đình đã phải "chiều" theo ý kiến của anh và mô hình trồng rau sạch bằng nhà lưới duy nhất tại huyện Anh Sơn ra đời.
"Lúc đầu tôi trình bày ý tưởng và số tiền bỏ ra đầu tư trồng rau sạch cho bố mẹ và mấy bạn học ở quê. Lúc đó tất cả ai cũng cười, vì ở quê thiếu gì rau sạch, hơn nữa số tiền đầu tư ban đầu là quá lớn (1,5 tỷ đồng) nên ai cũng phản đối. Tuy nhiên, khi tôi bước vào đầu tư và trồng thử nghiệm giống dưa chuột Nhật Bản, sau 3 tháng nghiên cứu vất vả chăm sóc, 2.000m2 đất trồng giống dưa chuột Nhật Bản"- anh Trương Vũ Hoàng chia sẻ.
Anh Hoàng nhớ lại: "Ban đầu số tiền đầu tư hệ thống nhà lưới và công nghệ tưới nhỏ giọt theo phong cách Israel khiến gia đình tôi gần như trắng tay. Bố mẹ tôi phải vay mượn bà con nội ngoại cho tôi, số còn lại tôi phải vay ngân hàng. Tổng đầu tư ban đầu cũng ước tính hơn 1,5 tỷ đồng. Những ngày tháng đó, tôi hầu như thức trắng để nghiên cứu, ứng dụng và trồng thử nghiệm nhiều loại rau, củ quả cho năng suất và thu nhập cao... Rồi vụ đầu tiên, tôi trồng thử nghiệm giống dưa chuột Nhật Bản cho thu hoạch gần 8 tấn dưa, với giá bán 40.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí vườn dưa chuột ban đầu cho lãi hơn 200 triệu đồng".
Cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất
Sau khi thuần thục việc áp dụng khoa học công nghệ vào trồng rau, củ quả sạch, anh Hoàng nhận thức được việc nếu không cho sản phẩm sạch của mình tiếp cận thị trường trong và ngoài tỉnh, chắc chắn đầu ra rất khó khăn, dẫn đến phá sản. Ngay sau khi thu hoạch lứa dưa chuột Nhật Bản, anh đã đưa sản phẩm của mình xuống TP.Vinh và ra Hà Nội để chào hàng tại các chuỗi cửa hàng bán nông sản sạch. "Khi tôi đứa mấy chục kg dưa chuột đi chào hàng ở các cửa hàng rau, củ quả sạch, được ít hôm các của hàng liện hệ đặt hàng dài hạn với tôi, lúc đó tôi mừng lắm... Dù mới bắt đầu trồng rau củ quả sạch chưa được một năm nhưng thương hiệu rau củ quả của tôi đã có chỗ đứng trên thị trường..." - anh Hoàng vui mừng cho hay.
"Thực ra tôi cũng vừa trồng vừa thử nghiệm ví dụ như cà chua cũng có 4 loại giống, cải bó xôi cũng vậy để xem loại nào năng suất và phù hợp với thời tiết ở Nghệ An hơn. Dưa chuột Nhật rất phù hợp với thời tiết nắng nóng nhiều ở miền Trung, lại được thị trường rất ưa chuộng, tuy nhiên lại không thể trồng vào mùa đông như ở miền Nam nên tôi phải tìm kiếm thêm các loại cây khác trồng vụ đông"-anh Hoàng nói.
Hơn 2.000m2 đất của anh Hoàng không khi nào bỏ trống khi anh cho công nhân ươm giống, trồng và thử nghiệm hàng chục loại rau củ quả nào là như dưa chuột Nhật Bản, cà chua Malaysia, nhiều loại rau cải cho thu nhập cao. Để cho rau củ quả tươi tốt, anh Hoàng đã tự mày mò "chế tạo" phân bón cho các loại cây trồng bằng việc trộn hỗn hợp các loại phân bón có tại địa phương... "Tôi phải tính toán trộn hỗn hợp từ các loại phân bón để làm sao cân bằng đủ các chất dinh dưỡng cho cây. Để cho đất đai tươi xốp, tôi đã dùng vỏ trấu để trộn vào đất, khiến cho rau quả của tôi phát triển tốt hơn..." - anh Hoàng cho biết.
Theo Danviet
Trồng gấc một lần, hái quả 10 năm Là loại cây lưu niên, gấc chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch hàng chục năm. Với những tiến bộ về giống và kỹ thuật trồng gấc hiện nay, năng suất gấc có thể lên tới trên 20 tấn quả/ha. Gấc dễ trồng, dễ tiêu thụ, giá cả ổn định nên ở nhiều địa phương, nhiều nông dân chuyển sang...