Làm người tốt mãi có mệt lắm không?
Cô bạn của tôi may mắn học giỏi, nhiều tài, kiếm tiền dễ và nhiều bạn bè, thời con gái như thế thì còn gì mong hơn nữa? Thế mà chẳng mấy khi thấy cô thật vui, lại hay thấy cô buồn phiền chuyện nhà.
Chẳng là, cô tự lập từ năm đầu đại học trong khi cậu em trai cái chi cũng ngửa tay xin tiền ba mẹ. Cô tự kiếm việc còn bố mẹ thì chạy chọt lo cho em trai đủ đường. Cô tự mua xe máy còn cậu em trai chỉ biết ngồi một chỗ xin chị cho em cái xe máy. Chị không cho, thì cậu em nói: Bà kiếm tiền giỏi thế mà ki bo kẹt xỉ, bà nghĩ tiền của bà to lắm à? Sao bà ích kỷ thế?
***
Cô bạn than thở, tại sao chỉ vì tôi giỏi hơn hoặc tôi nỗ lực hơn, tôi mặc nhiên phải có trách nhiệm với những người lười biếng và ăn sẵn? Tôi có tốt bao nhiêu cũng chẳng đủ với mọi người xung quanh! “Giá như tớ trở nên kém cỏi, thì có khi, gánh nặng bớt đi hẳn nhiều phần?” Sau này cô bạn lấy chồng, quả nhiên đến lượt những gánh nặng gia đình nhà chồng đều đặt lên vai cô, chứ không phải chia đều lên vai những người khác, chỉ vì cô bạn tôi tháo vát hơn, xoay xở giỏi hơn, làm gì cũng nỗ lực hơn.
Tôi có người bạn nữa, chỉ vì nấu ăn ngon, thành ra cứ khi nào tụ tập lễ tết hay gặp gỡ, bạn một mình lo toàn bộ khâu nấu nướng ăn uống, những người khác chỉ ngồi khểnh bấm chọn kênh tivi hoặc ngồi chí chóe tán phét. Thỉnh thoảng có mình tham gia, mình xuống bếp giúp một tay, thấy bạn vừa kêu đau đầu quá, vừa xắn quần chặt gà, vừa trông chừng hai cái bếp đang sôi hết cỡ. Nếu bạn không đảm đương hết, hay nấu 1 món nào đó ít ngon, mọi người bắt đầu chê, hoặc trêu, hoặc nhắc nhở.
Mình quen một anh phóng viên, anh biên tập trang rất tốt, anh chụp ảnh cũng tốt, anh làm việc với họa sĩ cũng tốt, anh phản xạ và tiếp cận đề tài tốt. Kết cuộc, cứ kỳ nghỉ mát của cơ quan thì anh phải ở nhà trực! Thậm chí cơ quan vào hết SG kỷ niệm ngày sinh nhật cơ quan thì anh cũng không được đi chơi, phải ở nhà làm việc. Chỉ vì anh làm tốt quá, anh có thể bao quát được công việc, thế là sếp chỉ định anh ở lại trực cơ quan, có gì còn làm được việc.
Đến nỗi sau khi xong số báo Tết thì mọi người bắt đầu thở phào, nghĩ chuyện đi chơi, trong khi anh vẫn cần mẫn lo bài cho tới những số báo cuối cùng của năm. Mà anh chỉ sơ suất điều gì đó là bị chỉ trích liền, trong khi những kẻ làng nhàng khác, cười trừ một cái là xong lỗi.
Làm người tốt mãi có mệt lắm không?
Video đang HOT
Hay tốt và giỏi chỉ mang lại phiền phức, đảm đang chỉ mang lại gánh nặng, tháo vát mang lại quanh mình những người phụ thuộc và lười biếng, nổi bật sẽ mang lại những chỉ trích, một người đẹp chỉ thiếu ngủ một bữa đã bị mắng là xuống sắc, một đầu bếp chỉ một món ăn không ngon nấu trong cơn ốm, đã bị người khác dìm hàng? Làm trăm việc tốt nhưng chỉ một việc đãng trí sơ sảy sẽ thành bia miệng để đời?
Người càng bao dung dễ tính, càng dễ bị trêu chọc, thậm chí bị đùa ác.
Người càng không để bụng, càng dễ bị người khác khinh lờn, có làm gì quá đáng cũng chẳng cần xin lỗi một tiếng, vì đằng nào bạn cũng sẽ bỏ qua và thứ tha?
Người càng giỏi, càng hay bị nhờ vả, nhờ làm hộ cái này cái kia.
Người càng xuất sắc, càng có nguy cơ bị chỉ trích từ những kẻ chưa từng gặp bạn lấy một lần.
Người càng chu đáo, càng hay bị giao thêm việc.
Người càng giàu, càng hay bị đòi hỏi tiền bạc. Thậm chí bỏ tiền đi du lịch cũng bị dòm ngó, nói sao không để tiền đi chơi đi phởn đó mà giúp kẻ nghèo? Và đám đông mặc nhiên cho rằng, chỉ vì bạn giàu và chăm chỉ, bạn phải chịu trách nhiệm về cuộc đời của những kẻ nghèo khó hoặc lười biếng nào đó.
Và chắc chắn bạn và tôi đã từng chứng kiến ít nhất một lần trong đời, sự nhởn nhơ của những người lười biếng, sự thong thả của những kẻ kém tài, sự vô lo của những tên ăn bám bố mẹ, sự thảnh thơi ngắm buổi chiều mùa thu đẹp đẽ của những người không nhìn thấy gánh nặng xã hội và áp lực phải làm người tốt, cũng như sự khoan thai vui tính của những kẻ khôn lỏi.
Và nhen lên trong ta đôi chút bất bình, ấm ức? Và ta muốn không tốt nữa, không giỏi nữa, không làm nữa, không nhận lãnh trách nhiệm nữa, không nỗ lực nữa, không nhận lời nhờ vả nữa?
Bạn ơi, cái gì cũng có cái giá của nó cả! Tại sao ta phải bận tâm tới những người không mấy giá trị trong mắt ta? Tại sao ta phải thay đổi giá trị quan đời mình chỉ vì những kẻ vô liêm sỉ hoặc thiếu tự trọng nào đó?
Cứ sống tiếp tục, cứ đi con đường đã dẫn chúng ta tới vị trí hiện tại, cứ nuốt những lời cay đắng vào trong lòng và mỉm cười với thế giới này.
Ta là ai, ta tự biết.
Theo truyenngan.com.vn
Tôi bị chồng tát bôm bốp vì lỡ miệng nhắc đến cuộc hôn nhân đổ vỡ của mẹ chồng
Thành thật mà nói, chẳng cô con dâu nào muốn sống chung với gia đình nhà chồng và tôi cũng vậy.
Lúc chuẩn bị lấy chồng, tôi đã bàn với chồng cùng thuê một căn hộ chung cư để ở riêng ngay từ đầu, tránh những hiềm khích không đáng có khi chung sống với nhà chồng. Tôi với chồng cũng dự định, sau này khi dành dụm đủ tiền sẽ mua một căn hộ nhỏ. Tôi cứ nghĩ rằng việc ở riêng sẽ giúp tôi tránh được mâu thuẫn với mẹ chồng. Nhưng sự thật khác xa với những gì tôi tưởng tượng.
Mẹ chồng tôi thuộc mẫu người phụ nữ mạnh mẽ, nhanh nhẹn, chủ động. Chắc vì tính cách có phần lấn lướt người khác của mình nên chuyện hôn nhân của bà với bố chồng tôi đã tan vỡ dù 2 người đã có tới 15 năm chung sống và đã có 2 người con chung. Sau khi ly hôn, chồng tôi sống chung với mẹ còn bố chồng tôi sống một mình vì chị gái chồng đã có gia đình riêng. Chồng tôi rất thương và nghe lời mẹ.
Hình minh họa
Sau khi cưới, tôi với chồng tuy ở riêng nhưng cũng gần ngôi nhà mà mẹ chồng sống. Mẹ chồng tôi thường xuyên đến nhà chúng tôi để dọn dẹp (hoặc chỉ đạo chúng tôi dọn dẹp) hoặc nấu cơm nước, đôi khi là cho vợ chồng tôi đồ ăn. Việc mẹ chồng đến nhà dọn dẹp rồi luôn miệng kể lể, chê bai vợ chồng tôi ở bẩn, lộn xộn khiến tôi vô cùng khó chịu.
Hôm trước, mẹ chồng đến nhà lúc vợ chồng tôi đang ăn cơm. Thấy tôi nấu ít thức ăn, bà lên tiếng chê bai: "Thằng Thức (chồng tôi) nó đi làm cả ngày vất vả mà con cho ăn mỗi thế kia thì sức ở đâu mà làm việc. Ngày ở còn ở nhà, mẹ cho ăn toàn thịt cá, rau sạch thì mới béo tốt, mập mạp thế chứ."
Sau bữa cơm, thấy chồng tôi rửa bát, dọn dẹp đỡ vợ, mẹ chồng tôi cũng tỏ ý không hài lòng. Bà nói rằng việc rửa bát, dọn dẹp không phải là việc mà đàn ông nên làm. "Trước thằng Thức ở nhà với mẹ, mẹ chẳng bao giờ bắt làm việc gì cả. Đàn ông phải lo việc lớn chứ không phải ba cái việc dọn dẹp, bếp núc của đàn bà con ạ", bà nói.
Cho đến một hôm, tôi tham gia buổi tiệc chiêu đãi khách hàng của công ty nên người mệt mỏi và chếnh choáng hơi men. Tôi nhắn tin nhờ chồng đi chợ, nấu cơm hộ.
Nào ngờ, khi chồng đang nấu cơm thì mẹ chồng tôi bất ngờ đến. Thấy chồng tôi lúi húi nấu cơm, bà tỏ ý không hài lòng. Bà vào tận phòng ngủ của tôi và mắng tôi té tát: "Quỳnh này, là phụ nữ, mẹ nghĩ con nên đi làm về sớm, chuẩn bị cơm nước cho chồng chứ không phải nằm ườn để chồng cơm nước, phục vụ như thế. Chồng con đi làm đã vất vả, mệt mỏi rồi".
Nghe mẹ chồng nói vậy, tôi giận quá nên cãi lại: "Mẹ à, con nghĩ vợ chồng thì nên giúp đỡ, chia sẻ với nhau chứ không nên quá rạch ròi mọi chuyện như thế. Ví dụ như hôm nay con mệt, chồng con sẽ giúp con nấu cơm, dọn nhà và ngược lại. Trong hai vợ chồng, việc quá đòi hỏi, không thông cảm cho người kia chỉ khiến hôn nhân sớm tan vỡ thôi ạ".
Nghe đến cụm từ "hôn nhân tan vỡ", mặt mẹ tôi đỏ bừng lên vì tức giận. Bà gào lên nói tôi cạy khóe chuyện bà ly dị chồng, quát mắng tôi hỗn láo. Chồng tôi nghe vậy, chẳng hỏi han gì đã tát bôm bốp rồi mắng chửi tôi không ra gì.
Vợ chồng tôi vì chuyện đó mà giận dỗi, "chiến tranh lạnh" suốt mấy ngày nay. Tôi thấy trong chuyện này, tôi chẳng có gì sai cả.
Theo Dân Việt
5 THÓI QUEN tưởng nhỏ nhặt nhưng lại khiến PHỤ NỮ BẠC PHÚC, thường xuyên gặp khó khăn Nếu chị em vẫn còn mắc những thói xấu này, hãy bỏ ngay và nhanh chóng tu đức để cuộc sống may mắn hơn. Người xưa có câu "Gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận". Nhiều người thường xem thường những thói quen nhỏ nhặt trong cuộc sống, cho rằng nó chẳng đáng gì, chẳng ảnh hưởng gì....