Làm net ế ẩm, nhiều chủ quán net rủ nhau đi… chở đồ thuê
Nhiều chủ quán net đang phải tính thêm làm nghề khác để ‘tìm cách sinh nhai’, và chạy xe ôm chở đồ thuê chính là phương án khả dĩ.
Hiện tại ai cũng biết rằng ngành ‘net cỏ’ đang trở nên vô cùng khó khăn do cạnh tranh quá lớn với nhau, chưa kể những cyber game to đùng mở ra đã hút hết khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy mà nhiều chủ kinh doanh không ngừng than ế ẩm, gần như buổi sáng không có ai đến chơi cả, may mắn lắm thì chiều và tối mới đông khách bù lại được chút ít.
Chính vì vậy mà các chủ quán net đang phải tính thêm làm nghề khác để ‘tìm cách sinh nhai’. Điển hình như câu hỏi sau đây:
Vâng và thật bất ngờ là ngành nghề được nhiều chủ quán net lựa chọn nhất chính là… đi chở đồ thuê (làm shiping) cho các cửa hàng đồ ăn hay bán hàng khác, thậm chí là có ai đi xe ôm cũng nhận luôn. Điều quái dị là đến quán cũng nhờ khách trông chứ chẳng mặn mà gì giữ của nữa cả.
Thực tế thì có rất nhiều chủ quán net đã tận dụng thời gian rảnh buổi sáng chẳng có ai chơi thì chỉ cử một nhân viên hay người nhà trông phòng máy, còn mình thì đi làm… xe ôm. Đến chiều đông khách thì lại trở về cắm chốt.
Quán net vắng nên nhiều chủ kinh doanh phải ‘xoay’ đủ nghề (ảnh minh họa).
Video đang HOT
Đây đúng là một cách hay để tăng thu nhập cho các chủ quán net ‘cỏ’ trong tình hình hiện tại. Khi đã lỡ đầu tư quá nhiều không thể nào bán gấp cả dàn máy đi chịu lỗ lớn để xoay sang làm việc khác thì chỉ còn mỗi cách bám trụ và xoay sở để đảm bảo cuộc sống mà thôi.
Rõ ràng thời đại quan niệm mở quán net là ‘ngồi mát ăn bát vàng’ đã qua rất lâu và những ai đang định theo ngành kinh doanh này nên nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư!
Theo GameK
IPO "hàng khủng" thất bại, vì đâu nên nỗi?
Từ đầu năm đến nay, không ít đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của những doanh nghiệp lớn rơi vào tình cảnh ế ẩm như Tổng công ty Cao su Việt Nam (VRG), Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nguyên nhân thất bại và kinh nghiệm nào rút ra từ các trường hợp này?
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng, có nhiều lý do dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp khi IPO.
Ở Genco 3 và VRG là do tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước quá cao, VRG còn hạn chế không cho người nước ngoài nắm giữ.
Tại Vinalines, gánh nặng nợ và hoạt động kinh doanh cốt lõi không tốt nên khó thu hút nhà đầu tư. IPO thời gian gần đây kém hấp dẫn còn bởi quy định hạn chế tín dụng chảy sang thị trường chứng khoán trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN kéo dài quá lâu.
Về cơ bản, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhưng kém hấp dẫn, là lý do chính khiến đợt IPO thất bại. Nhà đầu tư thấy nội tại doanh nghiệp không ổn nên e ngại đầu tư.
Công ty Chứng khoán FPT nhận xét, với VRG, nông nghiệp là mảng kinh doanh cốt lõi, đem lại 70% doanh thu và lợi nhuận trước thuế.
VRG có quy mô lớn, mô hình tổ chức phức tạp, hoạt động trong lĩnh vực có nhiều rủi ro là yếu tố khiến việc gọi vốn từ các nhà đầu tư gặp khó khăn. Nhà đầu tư là các tổ chức tài chính đánh giá, VRG chưa đủ sức hấp dẫn để họ rót vốn.
Luật sư Lê Nết, Công ty Luật LNT Lawyer, thành viên Tổ trọng tài quốc tế - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhìn nhận, tình trạng cổ phần ế ẩm của doanh nghiệp nhà nước khi IPO xuất phát từ việc nhà đầu tư chưa có niềm tin ở doanh nghiệp và tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp có những điểm yếu kém. Một phần nữa là do tình hình thị trường chứng khoán khi đó không thuận lợi, khiến nhà đầu tư thận trọng.
Theo luật sư Lê Nết, người mua bao giờ cũng muốn mua khối lượng lớn cổ phần với giá rẻ.
Do đó, doanh nghiệp càng bán cổ phần số lượng lớn sẽ càng hấp dẫn nhà đầu tư, vấn đề còn lại là Nhà nước xem xét lựa chọn giá bán tốt với lợi nhuận trước mắt, hay hướng tới đại chúng hóa doanh nghiệp với triển vọng lợi nhuận lâu dài trong tương lai.
Các doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ chào bán ra công chúng và tỷ lệ mà nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia.
Giới phân tích cho rằng, để hấp dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp cần cải thiện "sức khỏe", minh bạch thông tin, có định hướng, chiến lược phát triển rõ ràng, qua đó gia tăng niềm tin đối với nhà đầu tư.
Khi tiến hành IPO, đầu tiên, nền tảng doanh nghiệp phải tốt, phương thức IPO chỉ hỗ trợ doanh nghiệp, bởi "có bột mới gột nên hồ". Tiếp theo đó là công đoạn tìm thuê đơn vị tư vấn tốt.
Nếu cốt lõi doanh nghiệp không tốt, nhà tư vấn khó có thể thuyết phục được nhà đầu tư và ngược lại, nếu doanh nghiệp tốt mà không thuê được đơn vị tư vấn tốt cũng không dễ dàng kết nối được nhà đầu tư.
Để IPO thành công, doanh nghiệp cần chú trọng cải thiện hoạt động cốt lõi, nếu tình hình kinh doanh chưa tốt, doanh nghiệp nên tiếp tục tái cơ cấu.
"Không nên nóng vội khi IPO, bởi IPO là một bước ngoặt quan trọng của doanh nghiệp, giúp thay đổi về mặt sở hữu, cách tiếp cận thị trường, cách thức kinh doanh, nên doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước.
IPO vô cùng quan trọng, nếu không chuẩn bị kỹ từ hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp đến mục tiêu, chiến lược trong thời gian tới, doanh nghiệp dễ thất bại", Tổng giám đốc SHS nói.
Tháng 2/2018, VRG bán được gần 101 triệu cổ phần trong tổng số 475,1 triệu cổ phần đưa ra đấu giá, với giá đầu thành công bình quân 13.011 đồng/cổ phần (giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phần).
Cũng trong tháng 2/2018, Genco 3 chào bán 267 triệu cổ phần, với giá khởi điểm 24.600 đồng/cổ phần, nhưng chỉ bán được hơn 7,5 triệu cổ phần.
Đầu tháng 9/2018, Vinalines chào bán ra công chúng hơn 488,8 triệu cổ phần, với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần, kết quả chỉ bán được hơn 5,4 triệu cổ phần.
Hải Yến
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Vpop tháng 9: Mai Tiến Dũng và Tiêu Châu Như Quỳnh 'rủ nhau' thất tình Cặp đôi nghệ sĩ Mai Tiến Dũng và Tiêu Châu Như Quỳnh cùng cho ra mắt ca khúc mới để vỗ về những trái tim tan vỡ. Tại đêm Chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018 vừa qua, Mai Tiến Dũng đã đem đến một màn trình diễn mãn nhãn với sân khấu được đầu tư vô cùng hoành tráng. Tiếp...