Làm một điều để tạo ra sự thay đổi lớn
“Nhà nước của dân, do dân, vì dân; nhà nước kiến tạo, nhà nước phục vụ chính là ở đây. Bây giờ không phải bằng lời nói nữa mà phải bằng hành động, việc làm cụ thể”-Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu như vậy tại buổi làm việc với một số bộ, ngành Trung ương nhằm kiểm điểm, đánh giá việc triển khai cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực thuế và BHXH diễn ra ngày 31.3.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, bảo hiểm xã hội
Với câu: “Đây không phải bằng lời nói nữa mà bằng hành động”, có lẽ Thủ tướng muốn nhắc rằng, lâu nay chỉ nói nhiều, nhưng chưa thực sự phục vụ dân. Dân cần nhà nước hành động bằng những kiến tạo thông minh, tạo ra lợi ích thực sự và có giá trị bền vững. Dân nghe nói quá nhiều hai chữ “vì dân”, nhưng chưa định lượng được bằng các giá trị có thể thụ hưởng. Và dân đang cần điều này.
Thụ hưởng đó là gì, cụ thể như, đến thời điểm 1/1/2015, sau khi thực hiện các giải pháp, Bộ Tài chính đã giảm số giờ tuân thủ về thuế là gần 370 giờ/năm (chỉ riêng sửa đổi 7 thông tư đã làm tổng số giờ nộp thuế giảm 201,5 giờ). Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục rà soát để cắt giảm 45,5 giờ, để đạt được mục tiêu 171 giờ thủ tục về thuế trong năm 2015.
Trong lĩnh vực BHXH, ngoài những sửa đổi về quy định của pháp luật, còn có cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện giao dịch điện tử trong thực hiện các thủ tục hành chính. Đến cuối năm 2015 sẽ giảm số giờ thực hiện thủ tục BHXH xuống còn 49,5 giờ, bằng mức bình quân của các nước ASEAN 6.
Giảm được chừng đó giờ, doanh nghiệp bớt đi nhiều gánh nặng, tăng sức cạnh tranh, hiệu quả làm việc, tăng niềm tin về một nền hành chính lành mạnh, về một “nhà nước kiến tạo”. Cải cách hành chính tất nhiên phải dựa trên các quy định pháp luật, cải cách thể chế kinh tế, nền tảng kỹ thuật và công nghệ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là con người, làm công bộc của dân mà trong tâm thế của “ông chủ” thì không tài nào thay chuyển được tình hình.
Chính vì vậy nên Bộ trưởng Bộ KH ĐT Bùi Quang Vinh nói: “Phải truyền cảm hứng thay đổi từ cuộc họp này đến từng cán bộ, công chức. Nếu áp dụng công nghệ thông tin thì cán bộ, công chức đâu còn tiếp xúc với ai. Đó thực sự là một cuộc cách mạng dù rằng tự thay đổi mình là khó nhất, không dễ dàng gì”.
Video đang HOT
Sẽ khó có ai tự thay đổi nếu như không có những tác động hoặc động lực phù hợp và tích cực. Giảm biên chế đám “vác ô” để tăng lương cho công chức chuyên nghiệp là biện pháp cần phải làm gấp. Lãnh đạo phải thay đổi trước mới có thể dẫn dắt cấp dưới thay đổi theo. Đừng mơ tưởng sự thay đổi nếu như người đứng đầu các địa phương và cơ quan vẫn bảo thủ, trì trệ, không có sáng kiến, thậm chí hư hỏng.
Và làm ngay như Thủ tướng chỉ đạo: “Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy hoặc bố trí công việc khác đối với những người không còn phù hợp” . Chỉ cần làm được điều này thôi thì sẽ tạo ra sự thay đổi lớn.
Theo Dân Trí
Thủ tướng: Xử nghiêm việc lạm dụng, trục lợi bảo hiểm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có chỉ thị về tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT).
Chỉ thị nêu rõ, BHXH, BHYT là hai chính sách quan trọng của hệ thống an sinh xã hội, đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm, chỉ đạo thực hiện qua nhiều Nghị quyết va cac văn ban quy phạm phap luât. Nhiều chính sách BHXH, BHYT đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong bảo đảm an sinh xã hội. Công tác BHXH, BHYT thời gian qua đã được cac Bô, nganh va địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả quan trọng về số người tham gia BHXH, BHYT tăng nhanh qua các năm...
Tuy nhiên, công tác BHXH, BHYT còn một số hạn chế như số người tham gia bảo hiểm còn thấp, mới chỉ có khoảng 20% lực lượng lao động tham gia BHXH, khoảng 71% dân số tham gia BHYT; tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH con diên ra ở nhiều doanh nghiệp. Quỹ BHXH, nhất là quỹ hưu trí, tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần. Thủ tục tham gia, hưởng BHXH, BHYT còn phức tạp, rườm rà.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật cũng như khắc phục những hạn chế và triển khai thưc hiên tốt các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, bảo đảm thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, nhóm giải pháp trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020; nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu hết năm 2015, số người tham gia BHYT đạt 75% dân số, số người tham gia BHXH đạt chỉ tiêu theo yêu cầu Nghị quyết số 21 đã đề ra.
Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân tham gia BHYT, BHXH
Thủ tướng giao Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện chính sách và tổ chức đổi mới cơ chế tài chính, xây dựng giá dịch vụ y tế theo lộ trình tính đúng, tính đủ, đổi mới phương thức thanh toán BHYT; tổ chức tốt việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT, bảo đảm cung ứng dịch vụ y tế có chất lượng, nhất là y tế tuyến cơ sở.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hiệu quả các giải pháp làm tăng thêm nhanh số người tham gia BHXH.
Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT tại địa phương, coi chỉ tiêu bao phủ BHXH, BHYT là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Đồng thời huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho người dân tham gia BHYT, trước mắt tập trung hỗ trợ 30% mức đóng BHYT còn lại cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo; vận động để học sinh, sinh viên, hộ gia đình có mức sống trung bình mua BHYT, góp phần tăng tỷ lệ người tham gia BHYT; chỉ đạo Sở Y tế thành lập đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu về BHYT trên địa bàn, xem xét bổ sung 01 lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở Y tế chịu trách nhiệm về lĩnh vực BHYT.
Các tỉnh có tỷ lệ bao phủ BHXH thấp (dưới 20%), BHYT thấp (dưới 60%) cần tập trung xây dựng, ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện nhằm nâng cao số người tham gia BHXH, BHYT để đạt bằng tỷ lệ trung bình của cả nước về người tham gia BHXH, BHYT vào cuối năm 2015; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện hằng năm.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ ban hành văn bản quy định chi tiết Luật BHXH sửa đổi; bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí đóng BHYT và hỗ trợ mức đóng BHXH, BHYT cho các nhóm đối tượng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, BHXH Việt Nam và các Bộ, ngành xây dựng tiêu chí, kế hoạch phát triển BHYT tại mỗi cơ sở giáo dục, đào tạo và tổ chức thực hiện các giải pháp mở rộng BHYT đối với học sinh, sinh viên, phấn đấu đạt tỷ lệ tham gia BHYT 100%; phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất nâng mức cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập và tham gia BHYT.
Xử nghiêm việc lạm dụng, trục lợi BHYT
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức khám, chữa bệnh BHYT, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các cơ sở y tế và cơ quan BHXH và các cơ quan quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước; phấn đấu trong năm 2015 cơ bản hoàn thành kết nối dữ liệu giữa các cơ cơ sở khám, chữa bệnh BHYT với cơ quan BHXH, BHYT trên phạm vi cả nước phục vụ thanh toán BHYT nhanh, chính xác, không thất thoát.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức BHXH, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa người lao động, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan BHXH, các cơ quan quản lý nhà nước và minh bạch thông tin về quyền lợi của người tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên phạm vi cả nước.
BHXH Việt Nam đẩy mạnh cải cách, đơn giản thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, tạo thuận lợi cho cac bên tham gia BHXH, BHYT, BHTN; nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nganh BHXH; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH, BHYT, BHTN, tiên tơi việc vận hành cơ sở dữ liệu điện tử trong phạm vi cả nước và thay thế sổ BHXH, thẻ BHYT giấy bằng thẻ điện tử. Trươc măt, trong năm 2015, tâp trung triên khai thưc hiên giao dich điên tư trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHTN, BHYT và đề nghị cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT.
Thủ tướng Chính phủ lưu ý, Bộ Y tế cần tăng cường và thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các biểu hiện lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT.
BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các địa phương tăng cường phối hợp với Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ngành Y tế, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; kiểm tra, rà soát hồ sơ giải quyết hưởng chế độ BHXH, BHYT; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi trục lợi BHXH, BHYT, BHTN.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo các Công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động các tỉnh nêu cao vai trò bảo vệ quyền lợi của người lao động; tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, đề nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo quy định.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng: Giảm thủ tục sẽ bớt tham nhũng Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2015 diễn ra trong ngày 1/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không chỉ nêu rõ các "địa chỉ" có nguy cơ nảy sinh tham nhũng lớn mà còn yêu cầu các Bộ trưởng phải chủ động việc rà soát hoàn thiện, cải cách thể chế để chủ động phòng chống tham nhũng. Thủ tướng: Giảm...