Làm mất điện toàn miền Nam, bị xử lý thế nào?
Sự cố gây mất điện 22 tỉnh miền Nam đã được xác định là do tài xế xe cẩu bất cẩn. Vậy tài xế này sẽ bị xử lý như thế nào?
Tài xế xe cẩu thừa nhận “vô ý”
Liên quan đến sự cố mất điện diện rộng ở 22 tỉnh thành miền Nam vào chiều 22/5 như đã thông tin, được biết, sau khi đến trình diện, bị tạm giữ tại cơ quan công an, ngày 23/5 tài xế Ngô Tấn Thảo (ngụ TX Thuận An, tỉnh Bình Dương) đã được cho về nhà.
Bước đầu, tài xế này đã thừa nhận là “tác giả” gây nên sự cố trên đường dây 500 kV Di Linh – Tân Định, ở khoảng trụ 1072 – 1073 gần trạm biến áp 500 kV Tân Định.
Riêng xe cần cẩu BKS 61P – 3745 do tài xế Thảo điều khiển gây nên sự cố đã bị cơ quan chức năng lập biên bản và tạm giữ.
Chiếc xe gây ra sự cố mất điện toàn miền Nam
Tường trình tại trụ sở Công an P.Hòa Phú, ông Thảo cho biết, lúc 13h15 chiều 22/5 ông điều khiển xe cẩu để di chuyển những cây dầu ở một vườn ươm, dưới đường điện 500 kV nói trên.
Lúc cẩu 1 cây dầu cao trên 10m, ông Thảo không chú ý đã để phần ngọn cây vướng vào đường điện 500 kV gây nổ.
Lúc này, ông Thảo bỏ xe chạy ra ngoài, nhưng theo tường trình, có thể bị tia lửa điện phóng tới làm ông bị thương tích nhẹ, lốp trước xe cẩu cũng bị nổ.
Ông Thảo sau đó đã vào bệnh viện sơ cứu rồi đến công an địa phương trình diện, trình báo rõ vụ việc.
Sự cố do ông Thảo gây ra đã gây mất liên kết hệ thống điện 500 kV Bắc – Nam, gây nhảy tất cả tổ máy phát điện, gây nên tình trạng mất điện trên diện rộng ở miền Nam.
Chưa có và rất khó thống kê nhưng sự cố mất điện này được xác định là có thiệt hại cực kỳ lớn, ở nhiều địa phương.
Video đang HOT
Buộc bồi thường là… không khả thi!
Vấn đề dư luận quan tâm là ông Thảo với việc vô ý gây nên sự cố nghiêm trọng này, sẽ bị xử lý như thế nào?
PV có trao đổi với 1 lãnh đạo CA tỉnh Bình Dương. Ông này cho biết đang phối hợp cùng cơ quan chức năng để làm rõ, cho đến thời điểm này cá nhân ông chưa đưa ra nhận định gì.
Theo luật sư Trường, nếu có thống kê được là quá lớn thì vấn đề buộc ông Thảo bồi thường là không khả thi!
Còn theo luật sư Nguyễn Văn Trường (Trưởng Văn phòng luật sư Trường – thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM) cho hay: “Theo tôi, trường hợp ông Ngô Tấn Thảo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm đ, khoản 7, điều 15, Nghị định 68/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010.
Cụ thể là, phạt tiền từ 5 – 6 triệu đồng đối với một trong các hành vi: sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải có chiều cao vượt quá 4,5 mét trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây cao áp trên không hoặc cao quá chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy dẫn đến gây sự cố lưới điện.
Cũng theo luật sư Trường, ngoài ra, chiếu theo điều 6 của Nghị định nói trên, người gây nên sự cố còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực gây ra.
Cụ thể, “cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác thì phải bồi thường”.
Việc bồi thường này được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, nói về trường hợp ông Thảo, luật sư Nguyễn Văn Trường nhận định: “Về mức độ thiệt hại, nếu có thống kê được là quá lớn thì vấn đề buộc ông Thảo bồi thường là không khả thi”.
Phân tích rõ, luật sư Trường còn nhận định thêm, qua vụ việc này, các cơ quan chức năng ngành điện lực cũng phải kiểm điểm trách nhiệm của mình theo quy định tại điều 14 về “trách nhiệm của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp và của đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp”.
Cụ thể điều trên quy định, trước khi đóng điện, chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp phải hoàn thành việc di dời hoặc cải tạo nhà ở, công trình, chặt tỉa cây theo quy định tại Nghị định 106/2005/NĐ-CP.
Những tồn tại chưa xử lý được phải lập biên bản, có thống nhất của đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp về nội dung tồn tại, biện pháp, thời gian khắc phục…
Chủ đầu tư xây dựng công trình lưới điện cao áp phải bàn giao đầy đủ hồ sơ liên quan đến bồi thường, hỗ trợ để di dời, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp.
Theo NTD
Sự cố đứt đường dây 500KV gây thiệt hại rất lớn
Liên quan đến sự cố đứt đường dây 500KV gây cúp điện toàn miền Nam, ông Vũ Ngọc Minh, phó tổng giám đốc Tổng Cty Truyền tải Điện Quốc gia (EVN-NPT) cho biết, vì sự cố bất khả kháng nên đã gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Ông Minh cho biết, việc cấp điện cho khu vực miền Nam là do đường dây 500kV từ Đắk Nông đi Phú Lâm và từ Di Linh đi Tân Định cũng như Tân Định đi Phú Lâm. Sự cố xảy ra trên đường dây 500kV từ Di Linh đi Tân Định. Sự cố xảy ra 30 phút, EVN-NPT đã phát hiện ra nguyên nhân.
Vậy nguyên nhân là gì?
Có một xe cẩu trồng cây ở khu vực TP Bình Dương mới đã vi phạm khoảng cách ở cột 1072 và cột 1073, làm nhảy các tổ máy phát điện trên đường dây 500kV từ Di Linh đi Tân Định. Do vậy, tải của đường dây này phải chuyển sang các đường dây khác. Tuy nhiên, vì khu vực miền Nam tải rất cao nên tiếp tục gây nhảy ở hai đường dây còn lại. Do đó, sự cố đã gây mất điện toàn bộ khu vực miền Nam.
Ông Vũ Ngọc Minh.
Việc khắc phục sự cố đã được triển khai ra sao?
Sau khi sự cố xảy ra, EVN-NPT đã chỉ đạo lãnh đạo Công ty điện 4 đến hiện trường kiểm tra. Hiện, xe vị phạm đã được công an địa phương lập biên bản tạm giữ. Chúng tôi đã chỉ đạo để khôi phục lại phụ tải nhanh nhất có thể nhằm cung ứng điện cho khu vực phía Nam.
Phải nói thêm rằng, điện cung cấp cho khu vực miền Nam chủ yếu bằng đường dây 500kV là chính. Do đó, phụ tải nào sử dụng lưới điện 500kV sẽ bị mất điện. Tuy nhiên, phụ tải nào "ăn" điện ở các nhà máy vẫn có điện bình thường.
Có phải sự cố đã gây mất điện tại 22 tỉnh, thành phố?
Trong lịch sử ngành điện đã xảy ra sự cố tương tự chưa thưa ông?
Sự cố tương tự cũng đã từng xảy ra ở đường dây 220kV, tuy nhiên với đường dây 500kV đây là lần đầu tiên xảy ra. Thực tế, chỉ cần khoảng cách khoảng 4m là đã xảy ra phóng điện, gây mất điện.
Phải khẳng định đây là sự cố bất khả kháng. Đã làm mất điện từ tỉnh Ninh Thuận đổ vào các tỉnh phía Nam. Sau khi sự cố xảy ra, lãnh đạo cao nhất của EVN đã chỉ đạo trực tiếp tại Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia để đóng điện nhanh nhất có thể.
Tuy nhiên, để khắc phục sự cố, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia phải xử lý theo quy trình. Do đó, việc đóng điện phải đóng dần dần chứ không đóng được cùng một lúc. Ngay sau khi sự cố xảy ra, đã khôi phục và đóng điện được; tuy nhiên để đóng điện hoàn toàn cần có thời gian và phụ thuộc thao tác trên lưới.
Theo ông khó khăn lớn nhất trong việc xử lý sự cố là gì?
Thực tế, đường dây 500kV rất là quan trọng, đặc biệt là việc cung cấp điện vào mùa khô cho khu vực phía Nam. Đường dây 500kV kéo dài từ Nho Quan (Ninh Bình) đến Hà Tĩnh, từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng vào các tỉnh miền Nam. Vì là đường độc đạo nên lúc nào cũng trong tình trạng quá tải. Do đó, để hạn chế sự cố chủ quan, Tổng Cty đã giao cho các đơn vị đi kiểm tra từng khu vực, từng vị trí cột; thậm chí soi cả việc phát nhiệt để tránh sự cố chủ quan gây ra. Tuy nhiên, sự cố xảy ra là khách quan, bất khả kháng nên đã gây hậu quả khôn lường.
Hiện trường cây chạm vào đường dây 500KV gây mất điện khu vực miền Nam chiều 22/5
Dự kiến thiệt hại sẽ thế nào thưa ông?
Khi sự cố xảy ra, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Do đó, theo dự đoán, thiệt hại xảy ra sẽ rất lớn. Tuy nhiên, để đưa ra một con số cụ thể là rất khó. Vì cùng một KW sản lượng, nếu cung ứng cho bên sản xuất mà vì mất điện phải phá sản phẩm, sẽ khác với việc chỉ cháy một cái bóng đèn. Do đó, muốn biết chính xác thiệt hại lại phải căn cứ vào việc bán điện.
Vậy đến khi nào mới khắc phục được hoàn toàn sự cố?
Ngay sau sự cố xảy ra, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã khắc phục được rồi. Tuy nhiên, để giống như trước khi mất điện xảy ra, cần phải có thời gian. Theo kinh nghiệm, tuỳ thuộc vào người thao tác. Có người thao tác đảm bảo quy trình mà nhanh sẽ khác với người làm đúng trình tự 1-2-3-4 vì sẽ lâu hơn. Do đó, việc này đòi hỏi phải có người điều độ kinh nghiệm trong việc xử lý sự cố.
Cảm ơn ông.
Theo NTD
Xác định nguyên nhân mất điện toàn TPHCM Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa xác định nguyên nhân dẫn tới mất điện toàn bộ hệ thống điện miền Nam chiều nay (22/5). Thông tin chính thức từ EVN cho hay, vào khoảng 14h đã xảy ra sự cố trên đường dây 500kV Di Linh - Tân Định. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, sự cố đường dây 500kV...