Làm mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông, xử lý thế nào?
Người tham gia giao thông khi bị xử phạt vi phạm luật lệ giao thông mà làm mất biên bản xử phạt thì xử lý thế nào?
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính:
Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại Đoạn 1 Khoản 1 Điều 56 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Căn cứ khoản 3 điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về lập biên bản vi phạm hành chính:
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Video đang HOT
Làm mất biên bản xử phạt vi phạm giao thông, xử lý thế nào?
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Vậy nên, việc làm mất biên bản nộp phạt sẽ không ảnh hưởng gì đến vấn đề xử lý vi phạm. Người vi phạm chỉ cần đến kho bạc nhà nước mà người vi phạm đã đến nộp phạt lần trước và trình bày vụ việc của mình. Do khi vi phạm giao thông, cơ quan xử phạt đã lập thành 2 biên bản, giao cho người vi phạm 1 biên bản, còn cơ quan sẽ lưu giữ lại 1 biên bản. Hồ sơ vi phạm của người vi phạm đã được lưu giữ lại, nên khi người vi phạm đến và trình bày vấn đề của mình thì việc xử lý vi phạm sẽ vẫn được tiến hành như bình thường.
Nếu như khi đi nộp phạt lại mà đã quá thời hạn theo quy định, thì số tiền nộp phạt sẽ được tuân thủ theo quy định tại điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Theo đó, thủ tục nộp tiền phạt:
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Người vi phạm có được ghi ý kiến vào biên bản?
Tôi chỉ công nhận 2 lỗi vi phạm. Vậy, xin hỏi tôi có được quyền ghi vào trong biên bản chỉ công nhận 2 lỗi vi phạm hay không?Hỏi: Tôi điều khiển phương tiện bị CSGT dừng xe kiểm tra và lập biên bản 3 lỗi. Tuy nhiên, tôi chỉ công nhận 2 lỗi vi phạm. Vậy, xin hỏi tôi có được quyền ghi vào trong biên bản chỉ công nhận hai lỗi vi phạm hay không? Nguyễn Minh Quang (Cầu Giấy, Hà Nội)
Ảnh minh họa.
Trả lời: Tại Điều 61, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định rõ, nếu không đồng ý với hành vi vi phạm thì người vi phạm có quyền giải trình đưa ra bằng chứng không vi phạm của mình. Đồng thời, sau hai ngày làm việc (tính từ thời gian lập biên bản) phải gửi đơn, thư hoặc ý kiến của mình không công nhận hành vi vi phạm đó đến người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Việc CSGT lập biên bản hành chính, là lập những hành vi đang hoặc vừa diễn ra như tả lại hành vi vi phạm đó của bạn. Việc chứng minh vi phạm là của cơ quan chức năng. Người vi phạm phải chứng minh, đưa ra lý lẽ mình không vi phạm. Vì vậy, nếu bạn không công nhận thì có trách nhiệm giải trình về hành vi đó.Còn trường hợp, người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra của cơ quan chức năng, sẽ bị lập biên bản thêm hành vi "Cản trở người thi hành công vụ".
Theo Giao Thông Vận Tải
Theo_PLO
Nghĩa vụ cấp dưỡng khi gây ra thiệt hại về tính mạng? Bồi thường thiệt hại, trong đó có bồi thường tiền cấp dưỡng là một nghĩa vụ tài sản của người có hành vi xâm phạm tính mạng. Nhằm tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người gây thiệt hại có điều kiện thực hiện nghĩa vụ bồi thường, các bên có thể...