Làm lại cuộc đời, tìm thấy hạnh phúc trên chính mảnh đất Trại Giam
Mảnh đất Tây Nguyên vẫn còn nhiều hố bom chưa được san lấp, có nhiều buôn làng nước ngọt vẫn chưa về tới … Khô cằn là vậy, thế nhưng, chính tại nơi đây, tình người, lòng nhiệt tâm của cán bộ đã bao dung, làm điểm tựa giúp phạm nhân Nguyễn Thị Văn làm lại cuộc đời, tìm thấy hạnh phúc trên chính mảnh đất Trại Giam.
Nơi học bài học làm người
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại tỉnh Quảng Nam, ngay từ nhỏ Nguyễn Thị Văn đã thiếu sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ nên sớm bước chân vào đời. 17 tuổi Văn đã có con với người đàn ông làm nghề lái xe. Trong lúc không đồng xu dính túi, lại không nghề nghiệp, quẫn trí, Văn đã trộm cắp tài sản của người khác. Kết quả, Văn bị TAND thị xã Tam Kỳ xử phạt 2 năm 6 tháng tù. Do đang nuôi con nhỏ nên Văn được tạm hoãn thi hành án nhưng do không nhận thức được vấn đề, Văn chuyển vào Tây Nguyên hành nghề, rồi bị TAND TP.Buôn Ma Thuột xử phạt 18 tháng tù giam. Vì quá xấu hổ, gia đình chồng đã đuổi Văn ra khỏi nhà và cắt đứt mọi quan hệ từ đây.
Lòng nhiệt tâm của cán bộ đã bao dung, làm điểm tựa giúp biết bao số phận tìm thấy nữa cuộc đời tươi đẹp còn lại.
Trong thời gian chờ cải tạo, buồn cho số phận, không ai bên cạnh trong lúc bóng đen ập đến cuộc đời mình, chính vì vậy khi một người con trai khác tỏ tình, ra vẻ quan tâm, Văn đã chấp nhận. Cứ ngỡ, người con trai này sẽ chăm lo cho Văn, giúp Văn vượt qua những ngày cải tạo vất vả sắp tới nhưng nào ngờ, anh ta chỉ lợi dụng Văn, khi biết Văn mang thai anh ta bỏ đi mất dạng. Sụp đổ hoàn toàn, Văn viết đơn xin vào trại giam Đăk Trung (thuộc Tổng cục thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an) trả án ngay trong thời gian được hưởng ưu tiên như một cách Văn kết liễu cuộc đời.
“Cứ ngỡ vào trại cải tạo thì cuộc đời của em kết thúc tại đây. Nhưng không ngờ, tại trại giam Đăk Trung này, em đã tìm lại cuộc đời”, Văn hồi tưởng lại.
Mẹ con Văn trong trại giam.
Ngay từ những ngày đầu Văn thụ án, Đại tá Phạm Hồng Việt, Phó giám thị phụ trách trại giam Đăk Trung cùng các cán bộ quản giáo luôn chủ động bố trí chỗ ăn nghỉ, miễn lao động cải tạo cho Văn và bố trí thêm một nữ phạm nhân khác chăm sóc cho hai mẹ con Văn. Tại trại giam này, ngày ngày được cán bộ, những người cùng cảnh ngộ an ủi, động viên, chia sẻ triết lý sống; rồi dành cho Văn nhiều tình cảm, mở rộng vòng tay chào đón Văn đong đầy yêu thương – như mạch nước ngầm êm ả tưới mát con người đang chịu nhiều khổ sở, Văn đã mở rộng lòng mình hơn; từ bỏ hẳn ý định phá thai.
Tìm thấy nửa cuộc đời tươi đẹp còn lại
Video đang HOT
Hằng ngày được cán bộ giảng giải cho biết, thai nhi là thiên thần, rất đáng yêu, cha mẹ không có quyền bỏ con; rồi được học các bài học yêu thương, thai giáo, cảm nhận sự thiêng liêng của tình mẫu tử, Văn đã yêu con mình hơn bất cứ điều gì. Văn không còn bỏ cơm, sống bất cần đời hay bi quan nữa mà làm điều gì cũng nghĩ đến bào thai trong bụng và sẵn sàng hy sinh tất cả như bao người mẹ khác để bảo vệ con mình. Những điều này, Văn chưa bao giờ được học, chưa được ai chia sẻ ở trường đời – dù trước đây đã có hai mặt con. Đấy cũng chính là động lực, là niềm tin tiếp thêm sức mạnh cho Văn sống một cách thực thụ, vui vẻ, yên tâm trả án.
Đến ngày Văn sinh, cán bộ, anh chị em đang trả án cùng Văn tất tả lo cho Văn, tất cả cùng nỗi lo chung. Rồi khi đón con Văn chào đời, mọi người vỡ òa trong niềm hạnh phúc. “Đấy chính là tình thân, là gia đình, em cảm nhận rất rõ. Khi em sinh xong, các chị cùng cảnh ngộ cứ xuống bệnh xá là qua ngồi với hai mẹ con một lúc dù thời gian đi khám bệnh chỉ có hạn. Ai cũng muốn bế bé chỉ vài phút. Các chị cán bộ cũng vậy. Có hôm hết giờ làm, lại qua chơi với hai mẹ con nên nhiều lúc nghĩ mình là phạm nhân thật nhưng chả khác gì ở nhà, thấy lòng mình ấm lại sau bao cơ cực” Văn chia sẻ. Sau vài tháng trả án, cải tạo tại trại giam, Văn giờ đã thay đổi, chững chạc hơn, đã có lý tưởng sống, có hoạch định cho những ngày sắp tới chứ cuộc đời không còn mù mịch như trước đây nữa.
Những tháng ngày đau khổ của Văn đã lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho hạnh phúc căng tràn
Văn cho biết: “Em ráng cải tạo tốt để sớm về với mẹ. Em sẽ sống như lời hướng dẫn của cán bộ để trở thành người có ích. Nữa cuộc đời còn lại, em phải sống lương thiện. Em sẽ không lập lại lỗi lầm, không đi theo vết xe cũ vì bây giờ em biết, em cần sống tốt để phúc cho con”.
Việc làm từ trái tim sẽ đến với trái tim. Khi cán bộ trại giam nhiệt tâm, dành tình cảm, yêu thương Văn hết lòng; kết quả Văn đã không phụ tấm lòng cán bộ. Sự thay đổi, hướng thiện và sống có lý tưởng của Văn đã minh chứng cho triết lý: “Mất nhân cách chỉ mất phân nữa cuộc đời” – và vấn đề quan trọng là, chúng ta cần mở rộng vòng tay để con người lầm lỗi tìm thấy nữa cuộc đời tươi đẹp còn lại …!
Thanh Trúc.
Theo NTD
Bức tâm thư xúc động gửi mẹ của thầy giáo sa vào dây ma túy
Mẹ ơi, con đã sai thật rồi. Ngàn lời con xin mẹ tha thứ" và đoạn "Chưa bao giờ con thấy thấm đau, thấm khổ, thấm lỗi như bây giờ..." là dòng tâm thư phạm nhân Biên viết gửi mẹ.
Mang trên mình bản án chung thân, đường về xa ngút tầm mắt, nhưng gã vẫn may mắn khi có người vợ thủy chung đợi chờ, người mẹ già hết lòng vì con trông ngóng. 8 năm trong trại giam, gã đã phục thiện thực sự và đang trở thành thầy giáo của những trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đang chấp hành án phạt tù tại đây.
"Mẹ ơi! Đã hơn 7 năm rồi kể từ ngày con phải xa mẹ, xa gia đình. Cũng ngần ấy thời gian, cứ sáng trưa chiều rồi lại tối, con luôn khao khát có được những giây phút bên mẹ, để được mẹ dạy bảo và bị mẹ mắng khi con sai. Những lúc như thế con mới thấy mình thật nhỏ bé trước mỗi bước đi của cuộc đời..."
Đó là những lời mở đầu trong lá thư có tựa đề "Thư gửi mẹ" của phạm nhân Nguyễn Chính Biên, hiện đang thụ án chung thân tội Mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy tại Đội 45, Phân trại số 1, Trại giam số 6, viết gửi mẹ hưởng ứng phong trào viết thư với chủ đề "Gửi lời xin lỗi" do Tổng cục VIII phát động. Bức thư đã làm lay động nhiều người và được Ban giám thị Trại giam số 6 khen thưởng.
Từ lời giới thiệu của Ban giám thị về trường hợp phạm nhân đặc biệt thường xuyên được khen thưởng trong phân trại này, tôi đã quyết định gặp Biên để nghe phạm nhân này trải lòng về sự sa ngã của đời mình.
Phạm nhân Phạm Chính Biên - Thư xin lỗi ở trại giam.
Bước chân lầm lỡ của một thầy giáo trẻ
Nguyễn Chính Biên (40 tuổi, ở xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, Bắc Ninh), sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có 3 anh em. Bản thân được bố mẹ cho ăn học, thoát ly và trở thành cử nhân quản lý giáo dục và làm công tác giảng dạy tại một trường tiểu học trên địa bàn. Trước thời điểm phạm tội, Biên đã có vợ là đồng nghiệp giảng dạy cùng trường và hai đứa con trai ngoan ngoãn, mạnh khỏe.
Kể về bước ngã cuộc đời mình, Biên cho biết, do công tác trong ngành giáo dục nên Biên có quen biết với nhiều người trong ngành, trong đó có Trần Đình Phi, lúc bấy giờ đang là kế toán tại một trường học trên địa bàn huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An). Trong những lần ra Bắc "công tác", Phi thấy cuộc sống của vợ chồng Biên còn khó khăn nên đã rủ rê tham gia đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam rồi đưa ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ.
Lóa mắt trước những đồng tiền bất chính, Biên đã nhắm mắt đưa chân mà không hề biết rằng, lúc bấy giờ Phi đã là "ông trùm" ma túy, thiết lập được đường dây liên tỉnh cỡ bự. Mỗi lần xách ma túy từ Nghệ An về Bắc Ninh, Biên được trả công từ 15 đến 20 triệu đồng, là số tiền quá lớn so với thu nhập công chức lúc bấy giờ nên đã không thể cưỡng lại được sự cám dỗ của đồng tiền.
Đến chuyến hàng thứ 3 vào ngày 6/11/2006 thì Biên bị bắt quả tang với 12 bánh heroin. Cùng với 21 bị cáo khác trong đường dây đã bị tuyên án vì vận chuyển 59 bánh heroin, Biên nhận mức án chung thân. Sau ngày tuyên án, Phạm Chính Biên được chuyển đến Trại giam số 6 vào ngày 8/8/2008, thụ án và cải tạo lao động tại Phân trại số 1, lao động trong nhà xưởng với ngành nghề là làm mi mắt giả.
Biên tâm sự, đã 8 năm kể từ ngày bị bắt và kết án, nỗi nhớ gia đình, vợ con ngày nào cũng thôi thúc. Ngày anh lên xe thùng vào trại giam, vợ đang mang thai đứa thứ hai, đến nay, đứa lớn đã học lớp 4 trường làng. Hằng năm, vào dịp lễ Tết, vợ con vẫn thường vào thăm nuôi, động viên để Biên gắng cải tạo tốt, sớm trở về sum họp gia đình. So với nhiều phạm nhân khác, Biên vẫn còn may mắn khi người vợ rất mực thủy chung, đã ở vậy nuôi con, chờ chồng và chăm sóc mẹ chồng năm nay ngoài 70 tuổi.
Biên cho biết, thời kỳ đầu khi mới vào Trại giam, tư tưởng chán nản và tuyệt vọng lắm. Khi được Ban giám thị và cán bộ quản giáo phân tích, động viên, Biên đã tỉnh ngộ và quyết tâm cải tạo tốt. Đến nay, Biên đã trở thành phạm nhân điển hình của Phân trại số 1, tham gia đầy đủ và thường xuyên các hoạt động do trại giam tổ chức. Ngoài việc được khen thưởng trong cuộc thi viết thư "Gửi lời xin lỗi", trong năm vừa qua, Biên cũng đã đoạt giải trong cuộc thi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do trại giam tổ chức.
Chia sẻ về việc chọn mẹ già để gửi thư chứ không gửi cho người vợ đang chịu nhiều thiệt thòi ở quê của mình, phạm nhân Nguyễn Chính Biên cho biết, bản thân được bố mẹ nuôi ăn học, đến lúc vừa trưởng thành đã vướng vào lao lý, thấy tội lỗi với đấng sinh thành. Mẹ của Biên, bà Vũ Thị Sen năm nay đã ngoài 70 tuổi, cuộc đời chịu quá nhiều thiệt thòi và mất mát khi chồng mất cách đây hơn 10 năm, mọi gánh nặng phận người đều đè nặng lên đôi vai gầy. Tâm thư gửi đến mẹ già
"Tình cảm vợ chồng cũng rất đáng quý, nhưng lần này muốn dành lời xin lỗi để gửi mẹ. Nếu có lần thứ hai được phép viết thư, sẽ viết thư cho vợ, người đàn bà thứ hai trong đời mình vướng nặng nợ trần gian", phạm nhân Biên chia sẻ.
Lá thư được kiểm duyệt và gửi về Bắc Ninh theo dấu bưu điện. Khi gọi vào, mẹ của Biên có thắc mắc, bình thường vẫn nhận được thư con nhưng không thấy có dấu đỏ của Trại giam như lần này. Khi nghe con trai giải thích, bà Sen đã ứa nước mắt nghẹn ngào: "Làm cha, làm mẹ bao giờ cũng mong điều tốt đẹp nhất cho con cái. Con sa ngã, mẹ rất giận nhưng lúc nào mẹ cũng mở rộng lòng thương đón con trở về...", lời nói ấy của mẹ, lúc nào cũng văng vẳng bên tai, trở thành động lực để Biên tự răn mình cải tạo tốt hơn mỗi ngày.
Được sự đồng ý của Ban giám thị Trại giam số 6 và của phạm nhân Nguyễn Chính Biên, chúng tôi xin trích một đoạn trong bức thư lay động lòng người của phạm nhân này viết gửi mẹ: "Thật may mắn khi 8 năm qua con được chấp hành án tại Trại giam số 6. Ở đây, chúng con luôn nhận được sự quan tâm, chỉ dạy tận tình của Ban giám thị, Hội đồng cán bộ nên con đã nhận rõ những sai lầm, những việc làm đã gây ra biết bao mất mát, đau khổ cho gia đình, người thân, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tác hại từ ma túy là rất nghiêm trọng cho cuộc sống cộng đồng.
Mẹ ơi, con đã sai thật rồi. Ngàn lời con xin mẹ tha thứ, mong mẹ hãy tha thứ cho những lỗi lầm mà con đã gây ra. Chưa bao giờ con thấy thấm đau, thấm khổ, thấm lỗi như bây giờ. Mẹ già ngày đêm thổn thức, mẹ hiền con nhỏ bơ vơ. Nước mắt con giàn giụa trong những đêm dài không ngủ. Rồi con lại nghĩ đến lời khuyên dạy của mẹ. Cuộc sống của con bây giờ chỉ có một thứ có thể gột rửa hết lỗi lầm, đó là mồ hôi công sức, là nước mắt sự phục thiện của bản thân qua từng ngày tu dưỡng và rèn luyện nơi đây. Chính tình thương yêu và sự bao dung nơi mẹ đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho con trên bước đường trở về nẻo thiện. Ngày hôm nay con của mẹ đang bước trên con đường ấy, con đường của ngày trở về.
Thưa mẹ kính mến! Tuy con đã phạm sai lầm, nhưng chuyện đó đã là quá khứ. Con đã thực sự hối hận, đã nhìn rõ lỗi lầm và sẽ quyết tâm sửa chữa lỗi lầm, quyết tâm làm lại cuộc đời vì ngày mai tươi đẹp hơn. Con sẽ làm lại ngay từ bây giờ và ngay từ ngày hôm nay".
Thời gian gần đây, do đạt được những thành tích xuất sắc trong quá trình thụ án nên Biên đã được chuyển từ Đội 33 về Đội 45, là đội có 33 trẻ vị thành niên đang chấp hành án phạt tù để lao động, trực tiếp làm gương cho các cháu noi theo theo chính sách giáo dục của Ban giám thị. Bên cạnh việc hướng dẫn các cháu lao động đúng cách, Biên còn tham gia dạy bảo, giúp đỡ các em bằng văn hóa để các em cải tạo tốt hơn, rút ngắn ngày về lại với xã hội.
Biên cho biết, bản thân còn có một số "tài lẻ" như viết, vẽ và Tết năm nào cũng tham gia gói bánh chưng cho phân trại. Nhắc đến Tết, bản thân Biên lại xao xuyến bồi hồi, mong đợi ngày này hơn bao giờ hết. Bởi xuân đến, Tết về là lúc Biên lại được gặp gỡ vợ con, được tham vấn sức khỏe của mẹ già ở quê, từ đó tạo động lực để tu tâm cải tạo tốt, mong ngày về với xã hội ngắn lại.
(*) Tiêu đề đã được đặt lại
Theo Canh sat Toan câu
Sự hối hận muộn màng của nữ "hoa khôi" trại giam nhiễm HIV - Con đường tăm tối ấy khiến Trang chôn vùi tuổi xuân trong trại cai nghiện rồi đến trại giam. Nhưng đau đớn hơn là cô phải chống chọi với căn bệnh thế kỷ suốt bao năm qua. Chỉ mong cuộc đời đừng ai lầm lỡ như mình Lê Hoàng Yến Trang (SN 1975, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) vốn là cô gái...