“Làm khó” người dân về quê ăn Tết, các địa phương liệu có sai?
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, các địa phương nên tạo điều kiện để người dân về quê ăn Tết an toàn chứ không “ngăn sông cấm chợ” vì tỷ lệ tiêm vaccine đã cao, chúng ta đã có kinh nghiệm phòng chống dịch…
Càng đến gần dịp Tết nguyên đán, câu chuyện người dân về quê ăn Tết lại càng trở nên “ nóng” khi tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Lo sợ người về quê ăn Tết có thể làm tình hình dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều địa phương đã đưa ra những quy định mới có phần khắt khe hơn.
Chẳng hạn, Thanh Hóa có thư ngỏ gửi các tầng lớp nhân dân trong địa bàn TP Thanh Hóa và người dân TP Thanh Hóa đang làm việc tại tỉnh ngoài, nước ngoài… về việc tạm thời không trở về quê nếu không thực sự cần thiết; nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Điều này đã gây “bão” trong dư luận.
Cũng tại Thanh Hóa, ngày 21/12/2021, UBND xã Nga Phú (huyện Nga Sơn) đã ban hành quyết định về việc cách ly y tế tập trung tại nhà 14 ngày để phòng, chống dịch Covid-19 đối với công dân H.T.V. Người này đi từ Hà Nội về và đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19.
Ảnh minh họa: Đỗ Quân.
Video đang HOT
Ngày 30/12/2021, UBND xã Chiềng Yên (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) ra văn bản yêu cầu người lao động địa phương này đi làm ở xa muốn ăn Tết với gia đình, phải về trước ngày 10/1 (tức mồng 8 tháng Chạp) – tức trước Tết 22 ngày – để đảm bảo cách ly y tế.
Tương tự, Quảng Nam cũng vận động dân vùng dịch không về quê ăn Tết.
Về vấn đề, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng “Khi chúng ta đã chấp nhận “không Zero”, đã tiêm vaccine phòng Covid-19 thì chúng ta phải chấp nhận thực tế số ca mắc Covid-19 có thể tăng cao. Chính phủ đã ra Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, hiệu quả với dịch Covid-19 trong đó nới lỏng tất cả các hoạt động kể cả đi lại, kiểm soát rủi ro. Chúng ta không “ngăn sông cấm chợ” vì tỷ lệ bao phủ vaccine đã cao”.
Vì thế, theo ông các tỉnh cần thực hiện nghiêm quy định này, tránh mỗi nơi làm một kiểu gây ảnh hưởng tới làm kinh tế cũng như an sinh xã hội
Ngoài ra, việc địa phương vận động hay ra quy định “làm khó” người dân về quê dịp Tết sẽ tạo ra một số tiền lệ không hay và gây dư luận không tốt.
Vừa qua Chính phủ, Bộ Y tế đã “thổi còi” một số địa phương đưa ra quy định không hợp lý về cách ly, xét nghiệm đối với người từ địa phương khác về.
Theo TS Phu việc cách ly, xét nghiệm như thế Bộ Y tế đã có quy định cụ thể. Cụ thể, không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân, chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ như sốt, ho, khó thở… hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.
“Việc yêu cầu toàn bộ người vào địa bàn phải xét nghiệm vừa không cần thiết, vừa tốn kém, vừa gây tâm lý chủ quan phòng bệnh. Các địa phương nên tạo điều kiện cho lao động về quê đón Tết an toàn”, TS Phu nhấn mạnh.
Theo chuyên gia, tình hình dịch vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng mỗi ngày. Vì thế, dù về quê ăn Tết người dân vẫn không nên lơ là các biện pháp phòng bệnh. Thích ứng trong tình hình mới, chúng ta không để giãn cách xã hội như trước. Tuy nhiên, người dân phải tuyệt đối tuân thủ nghiêm 5K mọi chỗ, mọi nơi, hạn chế tiếp xúc với đám đông, giảm đi lại không cần thiết, không tổ chức các hoạt động đông người không cần thiết, không tổ chức ăn uống linh đình, hạn chế thăm nom, tụ tập… vừa ăn tết vui vẻ vừa an toàn dịch bệnh.
“Ý thức người dân lúc này là quan trọng nhất, không nên vì nghĩ đã tiêm vaccine mà chủ quan, lơ là. Việc không thực hiện tốt 5K sẽ làm lây lan mầm bệnh cho người khác, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, mắc bệnh nền, trẻ em hay những đối tượng chưa được tiêm đủ liều vaccine”, TS Phu nói.
Chi 74.000 tỷ đồng cho chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn
Đại diện Bộ Tài chính cho biết: Ngân sách Nhà nước (NSNN) đã chi 74.000 tỷ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do COVID- 19.
Hà Nội triển khai tiêm vaccine diện rộng tại khu công nghiệp. Ảnh: TTXVN.
Theo Bộ Tài chính, kết quả thực hiện các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất ban hành năm 2021 khoảng 119,4 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ gần 120 nghìn doanh nghiệp và 20 nghìn hộ, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn do tác động của dịch COVID-19. Tính cả số miễn, giảm theo các chính sách ban hành năm 2020 nhưng tiếp tục được thực hiện tnăm 2021 là 16,8 nghìn tỷ đồng và hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 38 nghìn tỷ đồng, tổng số đã miễn, giảm, giãn, hỗ trợ trong năm 2021 khoảng 174,2 nghìn tỷ đồng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Tài chính đã đề xuất cấp có thẩm quyền nhiều chế độ, chính sách chi NSNN cho phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo nguồn kinh phí đẩy nhanh tiến độ mua và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân dân, như: trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021; thu hồi các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung dự phòng ngân sách Trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP); thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19, với số tiền huy động đến hết ngày 31/12/2021 đạt 8.803 tỷ đồng; trình Quốc hội cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch COVID-19 trong năm 2021 và 2022...
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, dự báo năm 2022, dịch COVID-19 có thể tiếp tục kéo dài, nguy cơ xuất hiện biến thể mới, phức tạp và nguy hiểm hơn; vaccine và thuốc điều trị có thể tiếp tục khan hiếm. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, trình Quốc hội bố trí 10 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên thuộc lĩnh vực y tế từ nguồn ngân sách Trung ương năm 2022 cho phòng chống dịch COVID-19; đồng thời bố trí 20,5 nghìn tỷ đồng dự phòng NSTW (khoảng 2,5% tổng chi NSTW), tăng 3.000 tỷ đồng so với dự toán năm 2021 và 1,7 nghìn tỷ đồng chi dự trữ Quốc gia, tăng 500 tỷ đồng so với dự toán năm 2021 để chủ động nguồn lực phòng, chống dịch COVID-19, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ trọng yếu khác.
Năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định bổ sung 14,62 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm, cắt giảm chi của ngân sách Trung ương năm 2021 cho dự phòng NSTW để chi cho phòng chống dịch COVID-19; trường hợp chưa sử dụng hết, số kinh phí còn lại được chuyển nguồn sang năm 2022 tiếp tục sử dụng, tiếp tục duy trì quỹ vaccine để mua vaccine phòng chống dịch.
Trong quá trình điều hành ngân sách, tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh phát sinh, Bộ Tài chính sẽ sử dụng các nguồn lực NSTW trên, kết hợp với các nguồn dự phòng, dự trữ tài chính, các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương để đảm bảo các nhu cầu phát sinh. Trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính sẽ trình cấp thẩm quyền rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chậm phân bổ, chậm thực hiện trong năm, lùi, giãn, hoãn các nhiệm vụ chưa thực sự cấp thiết... của các cấp ngân sách để ưu tiên cho phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội.
Trong năm 2022, Bộ Tài chính tiếp tục điều hành chi NSNN theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, dành nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ phục hồi kinh tế và dự phòng cho những trường hợp bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh.. phát sinh; chỉ ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thực sự cần thiết và có nguồn đảm bảo; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ và các nguồn lực hợp pháp của địa phương để xử lý các nhiệm vụ chi phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi đột xuất, cấp bách phát sinh theo quy định.
Quản lý chặt chẽ bội chi NSNN; kiểm soát chặt chẽ nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN, nợ của chính quyền địa phương; đảm bảo mức vay nợ trong hạn mức được duyệt, kiểm soát các chỉ tiêu an toàn nợ công trong phạm vi ngưỡng, trần theo quy định; tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng lộ trình cơ cấu lại, sáp nhập, giải thể đối với các quỹ hoạt động không hiệu quả.
Đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, về địa phương vẫn phải cách ly tập trung 14 ngày? Mặc dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 nhưng khi công dân trở về địa phương, xã vẫn ban hành quyết định cách ly tập trung 14 ngày tại nhà. Theo phản ánh của công dân tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) đến Dân trí, người từ Hà Nội về địa phương đã tiêm đủ 2 mũi vaccine...