Làm hơn 30 xét nghiệm để chẩn đoán… viêm phế quản cấp
Tình trạng “rộng tay” chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán ở các bệnh viện vẫn có chiều hướng gia tăng. Có những bệnh nhân, làm vài chục xét nghiệm chỉ để chẩn đoán các bệnh lý đơn giản.
Chỉ định quá mức cần thiết
Nhiều bệnh nhân đã được chỉ định quá mức các xét nghiệm cần thiết (ảnh minh hoạ). Ảnh: D.L
Ông Dương Tuấn Đức – Giám đốc Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế (BHYT) và thanh toán đa tuyến khu vực phía Bắc (Bảo hiểm xã hội Việt Nam – BHXH VN) chia sẻ, hệ thống giám định điện tử vừa phát hiện 1 bệnh nhân chẩn đoán viêm phế quản cấp, bệnh dây thần kinh liên sườn nhưng các bác sĩ chỉ định rất nhiều chiếu chụp không cần thiết như chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, siêu âm Doppler tim, Doople xuyên sọ, Doppler động mạch cảnh. Ngoài ra, bệnh nhân này còn được chỉ định làm 27 xét nghiệm khảo sát chức năng tuyến giáp, tim, gan, thận, mật, tiết niệu, điện giải, sàng lọc ung thư tuyến giáp, chẩn đoán cường giáp, nhồi máu cơ tim. Chi phí cận lâm sàng của ca bệnh này lên đến hơn 3 triệu đồng trên tổng chi phí khám và điều trị là hơn 4,6 triệu đồng. “Tôi nghĩ, bệnh nhân này đi khám sức khoẻ toàn thân hơn là đi khám bệnh. Vì nếu viêm phế quản, đau dây thần kinh đều có các triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ khi khám đều có thể định hướng được” – ông Đức nói.
Một bệnh nhân khác được chẩn đoán viêm dạ dày và tá tràng, viêm phế quản cấp nhưng cũng chi phí cho cận lâm sàng là hơn 6,1 triệu đồng.
“Nếu bệnh nhân nào đi khám các bệnh lý đơn giản và khá phổ biến này đều dùng tới 5-6 triệu đồng quỹ BHYT thì chẳng mấy mà quỹ BHYT âm” – ông Đức nói.
Theo ông Đức, chỉ định quá “rộng tay”, chỉ định trùng lặp, chỉ định đồng loạt cận lâm sàng và đặc biệt là chỉ định quá mức cần thiết vẫn diễn ra tại nhiều cơ sở y tế. Đó là một trong những lý do khiến chi xét nghiệm cận lâm sàng 6 tháng đầu năm 2017 là 4.680 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2016. Còn chi chẩn đoán hình ảnh toàn quốc là 3.441 tỷ đồng, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, theo ông Đức, thống kê cho thấy nhiều con số “lạ”. Cơ cấu chi quỹ BHYT thay đổi, tỷ trọng chi thuốc giảm từ 43,69% xuống 36,02% nhưng chi tiền khám và tiền giường từ 2,2% tăng lên 21,2% (từ 740,7 tỷ tăng lên 9.214 tỷ đồng). “Giá tiền giường tăng cao là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chỉ định vào điều trị nội trú hoặc kéo dài ngày nằm viện quá mức cần thiết” – ông Đức nói.
Video đang HOT
Qua kiểm tra, nhiều trạm y tế tuyến xã, BV tuyến huyện chỉ định nằm viện từ 3 – 5 ngày với các bệnh lý như viêm họng cấp, viêm amidan cấp, mụn, mẩn ngứa, viêm chân răng, vết thương nông phần mềm… Ngày điều trị bình quân tại các BV chuyên khoa lao toàn quốc là 17,2 ngày nhưng tại Tuyên Quang, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Hà Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn gấp 1,5 – 2 lần. Ngày điều trị bình quân ở bệnh nhân lao phổi tại BV Phạm Ngọc Thạch (Quảng Nam), BV Lao và Bệnh phổi Sơn La, BV Lao và Bệnh phổi Tuyên Quang gấp 6 lần BV Phổi T.Ư.
Báo động tình trạng vượt quỹ
Trong 6 tháng đầu năm 2017, hệ thống thông tin giám định BHYT đã tiếp nhận 75,9 triệu hồ sơ điện tử với số tiền đề nghị thanh toán trên 39.304 tỷ đồng, tăng 10.000 tỷ đồng (tăng 30%) so với cùng kỳ 2016. Lượt khám chữa bệnh cũng tăng 9,5 triệu, tăng 14,3% so với cùng kỳ 2016.
Hiện đã có 56/63 tỉnh, thành chi vượt quỹ khám chữa bệnh được sử dụng 6 tháng đầu năm với số tiền trên 8.480 tỷ đồng.
Theo ông Phạm Lương Sơn – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, tổng dự toán chi khám chữa bệnh năm 2017 chỉ có 71.000 tỷ đồng, vậy mà 6 tháng chúng ta đã chi hết 39.000 tỷ (chiếm 42% tổng chi phí cả năm). Điều này rất đáng báo động. Nếu chúng ta cứ chi thế này thì cả năm 2017 dự tính sẽ chi khoảng 85.000 tỷ đồng. “Dự toán chi hết thì chúng tôi sẽ phải báo cáo Chính phủ để lấy quỹ dự phòng bù vào. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng bệnh nhân đến viện không có thuốc, không được cung cấp dịch vụ y tế” – ông Sơn chia sẻ.
Theo ông Sơn, BHXHVN sẽ lên “danh sách đỏ” những tỉnh chi vượt quỹ 55-60% số tiền cho phép, lập “danh sách da cam” cho các tỉnh ngấp nghé vượt và yêu cầu các tỉnh phải chấn chỉnh. “Chúng tôi yêu cầu cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, Sở Y tế, UBND, Tỉnh uỷ đều phải có trách nhiệm đốc thúc việc kiểm soát Quỹ BHYT” – ông Sơn phân tích.
Theo Danviet
Hành trình tìm con cho vợ từ nhà hộ sinh đến phòng xét nghiệm ADN
Chị M. ở Nghệ An chia sẻ câu chuyện đời mình cho Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền với mong muốn tìm lại đứa con ruột của mình.
LTS: Suốt 12 năm qua, ThS. Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền từng chứng kiến nhiều câu chuyện của khách hàng tìm đến trung tâm làm xét nghiệm. Chuyện buồn có mà vui cũng có, mỗi câu chuyện đều gắn liền với mỗi gia đình, mỗi phận đời. Đối với bà Nga, mỗi hoàn cảnh tìm đến TT xét nghiệm không ai giống ai nhưng đều để lại trong lòng bà những cung bậc cảm xúc khó tả. Trong loat bai "Bi hài sau phòng xét nghiệm ADN", chúng tôi chia sẻ cung đôc gia nhưng câu chuyện buồn vui của những ngươi từng đi xét nghiệm ADN qua lời kể của bà Nga.
ThS. Nguyễn Thị Nga kể cho chung tôi nghe câu chuyện "Hành trình tìm con cho vợ" của một người chồng. Chi M., vơ anh la người từng bỏ rơi con ở nhà hộ sinh khi vừa mới lọt lòng.
Chi M., khi con la sinh viên, vì quá tin lời đường mật của một tay Sở Khanh nên chi đa có bầu. Sau đo hăn ta "quât ngưa truy phong" nhưng chị vân quyết sinh con rôi bỏ lại đứa bé ơ nha hô sinh.
Chị M ở Nghệ An chia sẻ câu chuyện đời mình cho bà Nga với mong muốn tìm lại đứa con ruột của mình.
"Tôi kìm lòng và thầm nhắc với bản thân: "Không được nhìn mặt con bé, không được mềm lòng, không được vấn vương gì hết, có thế mới dứt được khúc ruột của mình mà ra đi". Và cuối cùng tôi đã lấy hết sức can đảm, chạy trốn khỏi bệnh viện, rời xa đứa con tội nghiệp", chị M. kể vơi ba Nga.
Kể từ ngày bỏ rơi đứa con đáng thương, chị luôn đau khổ dày vò, hận mình, hận đời ... Có những lúc chị M. tưởng sẽ gục ngã, thậm chí nghĩ đến cái chết nhưng cứ nghĩ đến đứa con gái, chị lại dặn mình phải đứng vững. Chị luôn có mong ước cháy bỏng, đó là tìm lại đứa con để bù đắp những thiệt thòi ma minh đã gây ra cho nó...
Và rôi, chị gặp gơ va kêt hôn người chồng hiện tại. Chính sư chân thanh cua anh khiến chị không thể giấu nhem quá khứ của mình. Anh hiểu và tha thứ cho chị. Nhưng những cơn ác mộng về đứa con gái bé bỏng luôn ám ảnh chị va chị khao khát tìm lại đứa con tội nghiệp.
Một ngày, anh N., chồng chị hỏi rất kỹ về nơi sinh đứa bé. Anh khuyên chị cứ bình tĩnh, rồi thế nào cũng tìm thấy con bé.
Một hôm, trong hành trình tìm con, chị M. tình cờ gặp chồng đi ra từ một nhà hộ sinh, nơi mà chị đã bỏ lại đứa con.
"Nhẽ nào anh đang có một người đàn bà khác, với một đứa con mới chào đời cũng tại cái nhà hộ sinh này?", chị M. nghi ngờ.
Chị lấy lại bình tĩnh rồi vào văn phòng mong nhận được tin tốt lành về đứa con của mình. Cô điều dưỡng đưa cho chị một tờ giấy ghi địa chỉ trại trẻ mồ côi - nơi con chi đang đươc nuôi dương.
Nữ điều dưỡng cũng không quên nhắc chị phải đưa con đi xét nghiệm ADN vì chỉ có xét nghiệm ADN mới biết chính xác đó có phải con chị không. Cô cung kê chuyên vưa có một anh tên N. cũng đến đây tìm con cho vợ. Chị M. xúc động và vui mừng hẳn lên khi nghe đến tên anh và được nghe cô điều dưỡng nói chính chồng chị đã nhiều lần đến đây, quyết tâm tìm cháu.
Gặp được con, chị M. sung sướng vô cùng, nhưng vẫn còn chưa thật sự yên tâm vì không chắc chắn cháu có đúng là con ruột của mình không? Biết vậy, chồng chị lại lẳng lặng giúp chị giải toả những hoài nghi. Anh dân vơ đên Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền đê lam xet nghiêm ADN.
"Hôm vợ chồng tôi cầm tờ kết quả xét nghiệm ADN đến trại trẻ để làm thủ tục và nhận con, tôi ôm con, nước mắt tuôn trào. Tôi thầm thì với con tôi trong tiếng nghẹn ngào: "Con ơi, con có một người cha tuy không sinh ra con, nhưng tuyệt vời hơn bất cứ một người cha nào trên thế gian này", chị M chia sẻ.
-----------------------------------------------------------
Tưng tiêp chuyên 1 căp vơ chông tre tim đên trung tâm, ba Nga rất ngac nhiên về tai sao ho lai chi muôn lam xet nghiêm cho đưa tre vơi ngươi vơ ma không phai la vơi ngươi chông như le thông thương. Va thăc măc cua ba đa đươc giai đap qua câu chuyên đây cam đông cua ho. Mơi đôc gia đon đoc "Đi xet nghiêm ADN đê chưng minh sư trong sach cua vơ" vao 3 h00 ngay 27/7/2017.
Theo Danviet
Thông tin mới về vụ GĐ bổ nhiệm con động kinh làm phó khoa UBND tỉnh Đồng Tháp khẳng định, việc Giám đốc bệnh viện bổ nhiệm con trai mắc bệnh động kinh làm Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh - Xét nghiệm là chưa đúng quy định. Hôm nay, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết đã có kết quả kiểm tra vụ ông Phạm Văn Nông - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Thanh...