Làm giàu với con “siêu sạch” chỉ với số vốn 500.000 đồng
Trại dế của anh Trương Thanh Dũng ở xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa (Long An) nổi tiếng với sản phẩm dế thương phẩm. Không chỉ thu hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ trại dế, với kinh nghiệm của mình, anh Dũng còn nhiệt tình truyền lại cho bất cứ ai ở khắp các địa phương có nhu cầu làm mô hình nuôi dế.
Dế 60 ngày tuổi là trưởng thành và bắt đầu sinh sản. Để dế đẻ nhiều và dế con khỏe mạnh,cần vệ sinh chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi sạch sẽ, khô ráo, máng thức ăn phải che đậy, tránh nước gây nấm mốc.
Vốn là một miền quê thuần nông, huyện Đức Hòa từ xưa đến nay chỉ được biết đến với cây lúa và nghề chăn nuôi một số cây trồng chịu hạn như: khoai mì, đậu phộng… Anh Trương Thanh Dũng đã tìm nhiều phương cách để cải thiện kinh tế gia đình, và nhờ tình cờ đọc một bài báo về nghề nuôi dế. Anh cũng mày mò nuôi thử vài con rồi đi tham quan trực tiếp một số trại nuôi dế ở huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh.
Theo anh Dũng, dế là loại côn trùng rất dễ nuôi, có thể ăn bất cứ thứ gì như cỏ, thức ăn thừa, cám… Dế cũng có một đặc tính là hễ thức ăn nhiễm độc hay có hóa chất là dế chết ngay. Do vậy, những con dế thành phẩm xuất ra ngoài tươi sống đều “siêu sạch”, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trại dế Thanh Dũng có 600m2 nuôi dế thương phẩm.
Anh Dũng chia sẻ, dế dễ nuôi và phát triển rất nhanh, nhưng vấn đề lúc này là đầu ra, không biết xuất đi đâu, trong khi người dân vốn chưa bao giờ coi dế, hay côn trùng là loại thực phẩm cho con người. Ban đầu, anh Dũng tìm đến những nơi nuôi chim, hay các hồ câu đề giới thiệu dế có thể sử dụng làm mồi câu, hay thức ăn cho chim. Hầu hết các nơi đều rất thích và trở thành nơi tiêu thụ dế cho anh Dũng.
Xơ dừa để tao môi trường sống cho trứng dế.
Rồi anh Dũng lại tiếp tục lặn lội đi đến các quán nhậu, nhà hàng, tự tay vào bếp chế biến món dế chiên nước mắm, rồi mời miễn phí cho các “thượng đế”. Một người, hai người rồi nhiều người cùng thử và rất thích thú với món khoái khẩu từ dế. Tiếng lành đồn xa, sản phẩm dế của trại dế Thanh Dũng từ đó nhanh chóng được xuất đi nhiều nhà hàng, quán ăn ở khu vực Đức Hòa, Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh, rồi đi khắp các tỉnh, thành phía Nam.
Video đang HOT
Công đoạn cho dế ăn cám.
Câu chuyện của chúng tôi luôn bị ngắt quãng vì những cuộc gọi điện thoại liên tiếp cho anh Dũng của nhiều người ở khắp nơi để hỏi về kinh nghiệm nuôi dế. Anh Dũng tận tình chia sẻ, chỉ với chưa đầy 500.000 đồng là có thể khởi nghiệp với con dế. Đóng một thùng gỗ 1m x 2m x 70cm, bọc nilông để lót có giá 150.000 đồng/thùng. Cho vào thùng 2 ổ trứng với giá 100.000 đồng/ổ và bắt đầu nuôi sau 1,5 tháng là có thu. Như vậy, chỉ với số vốn chưa đến 500.000 đồng, sau 1,5 tháng nuôi dế mà có nguồn đầu ra, người nuôi đã thu được 1,5 triệu đồng sau khi trừ vốn.
Trại dế Thanh Dũng bình quân xuất 200kg/ngày.
Hiện trại dế Thanh Dũng có 600m2 nuôi dế, bình quân xuất 200kg/ngày, tính theo năm sản lượng dế đạt khoảng 70 tấn. Với giá 100.000 đồng/kg dế thịt, 200.000 đồng/kg dế trứng, mỗi năm trại dế của anh Dũng thu lãi hơn 1 tỉ đồng.
Công đoạn ngắt cánh dế.
Điều quan trọng, anh Dũng còn giúp rất nhiều bà con khác trong vùng kỹ thuật nuôi và đảm bảo đầu ra sản phẩm dế. Hiện thị trường của Trại dế Thanh Dũng đã đến được nhiều nước khi khách hàng mang về như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.
Đóng gói dế thành phẩm.
Thị trường của Trại dế Thanh Dũng đã xuất khẩu đến nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan.
Theo Nguyễn Vũ Thành Đạt – Thông Hải (Báo Ảnh Việt Nam)
Dẫn dê về nuôi ở bờ vuông tôm, dễ sinh lời, mau hoàn vốn
Với sự trợ giúp về vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều hộ nông dân ở xã Hòa Thành, TP.Cà Mau (Cà Mau) đã xây dựng mô hình nuôi dê, tận dụng cây tạp mọc trên các bờ vuông tôm, dễ sinh lời, hoàn vốn.
Giúp nông dân mạnh dạn đầu tư
Dẫn chúng tôi đi thăm các mô hình nuôi dê của Tổ hợp tác nuôi dê ấp Cái Ngang, xã Hòa Thành, ông Lê Văn Tài - Chủ tịch Hội ND xã Hòa Thành cho biết, trước khi thực hiện dự án, kinh tế của nông dân gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn sản xuất, lao động nhàn rỗi còn nhiều, chưa tiếp cận được khoa học kỹ thuật, thu nhập không ổn định. Khi nông dân tiếp cận nguồn vốn Quỹ HTND đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi dê và dần ổn định sản xuất.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý đến thăm mô hình của Tổ hợp tác chăn nuôi dê xã Hòa Thành. ảnh: Chúc Ly
Cụ thể, 7 hộ trong Tổ hợp tác đã vay vốn để mua tổng cộng 42 con dê giống. Đến nay đàn dê đã tăng lên hơn 90 con. Ngoài ra, một số nông dân ngoài dự án thấy mô hình nuôi dê hiệu quả nên đã làm theo, nâng tổng số đàn dê trong ấp, ngoài xã lên đến hơn 500 con.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Bùi Văn Lành, thành viên Tổ hợp tác, cho hay: "Gia đình tôi có ít đất sản xuất, trước đây nuôi tôm cũng bấp bênh, đời sống kinh tế gia đình nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi được vay vốn từ nguồn Quỹ HTND, tôi mua được 7 con dê giống. Sau hơn 1 năm chăn nuôi nay đã nâng lên 20 con.
Mô hình nhiều triển vọng
Nuôi dê là mô hình dễ thực hiện, tận dụng được nguồn thức ăn là cây tạp trên bờ vuông tôm nên chi phí sản xuất thấp, cho lợi nhuận cao hơn những mô hình chăn nuôi khác, lại ít rủi ro...".
Anh Bùi Văn Lành
Cũng theo anh Bùi Văn Lành, gia đình anh đã bán 2 con dê đực, thu được gần 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhiều con dê giống sắp đến lứa bán. "Nuôi dê là mô hình dễ thực hiện, tận dụng được nguồn thức ăn là cây tạp trên bờ vuông tôm nên chi phí sản xuất thấp, cho lợi nhuận cao hơn những mô hình chăn nuôi khác, lại ít rủi ro..." - anh Lành cho hay.
Còn theo ông Ngô Văn Ký, khi mới bắt đầu nuôi dê, các tổ viên được Hội ND xã giới thiệu cho theo học các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi, anh em trong tổ cũng thường xuyên trao đổi lẫn nhau về kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi dê. Mô hình này rất phù hợp với những nông dân ít vốn, sau 2 năm có thể hoàn vốn và có lãi...
Gia đình anh Bùi Văn Lành đang phát triển đàn dê ở bờ vuông tôm với tổng số hơn 20 con.
Lợi thế của mô hình là con dê rất dễ tính, ít bệnh hơn so với bò. Sau thời gian nuôi khoảng 1 năm dê cái bắt đầu sinh sản. "Mỗi lần sinh, dê mẹ đẻ từ 2-4 con. Sau khi nông dân bán hết dê con, thu hồi vốn, vẫn còn lãi những con dê mẹ" - ông Ký cho biết.
Theo UBND xã Hòa Thành, địa phương có đất sản xuất chủ yếu là nuôi tôm quảng canh. Bờ bao vuông tôm trước nay thường bị bỏ hoang, không sinh lợi nhuận. Chính vì vậy, mô hình nuôi dê là giải pháp tận dụng đất và lao động nhàn rỗi tốt. Tuy nhiên, xã Hòa Thành cũng chủ trương không mở rộng mô hình một cách ồ ạt. Các hộ dân và Hội ND cần tính đến vấn đề đầu ra, sức tiêu thụ dê giống, dê thịt của thị trường để có hướng phát triển bền vững.
Vừa qua, trong chuyến thăm mô hình nuôi dê của Tổ hợp tác, bà Nguyễn Hồng Lý - Phó Chủ tịch Hội ND Việt Nam, nhận xét: "Tôi đánh giá cao tinh thần nâng cao sản xuất của các tổ viên. Đồng thời, đây cũng là mô hình nhiều triển vọng cho nông dân vùng đồng bằng. Tuy nhiên, bà con nông dân cần theo dõi sát nhu cầu và giá cả thị trường để có hướng đầu tư hợp lý, tránh việc sản xuất ồ ạt dẫn đến dư thừa...".
Được biết, Hội ND xã Hòa Thành đã và đang làm việc với một số cơ sở giết mổ ở huyện Thới Bình để bao tiêu sản phẩm dê thịt cho các hộ nuôi dê./.
Theo Danviet
Mổ dê, phát hiện vật thể nghi dương bảo quý hiếm Khi làm thịt con dê 10 năm tuổi, một chủ nhà hàng đã phát hiện 2 dị vật nghi là dương bảo quý hiếm. 2 dị vật nghi là dương bảo của gia đình anh Phúc Theo đó, vào ngày 4/4, anh Trần Công Phúc (SN 1970), chủ quán dê ở TP.Vinh, Nghệ An làm thịt một con dê khoảng 10 năm tuổi....