Làm giàu ở nông thôn: U50 xây “biệt phủ” hoành tráng nhờ gà và cá
Với quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Văn Kiệt (48 tuổi) thôn Đông Hòa, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã làm giàu từ mô hình trang trại vườn-ao-chuồng (VAC). Trang trại VAC của anh Kiệt mỗi năm cho lãi hơn nửa tỷ đồng. Và đó là nguồn lực để anh xây được ngôi nhà lầu hoành tráng.
Lãi nữa tỷ/năm
Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Văn Kiệt cho biết: Xuất thân trong một gia đình thuần nông, ngoài mấy sào ruộng tôi còn làm thêm các công việc tự do khác để kiếm sống, tuy nhiên thu nhập khá bấp bênh. Năm 2003, tôi bắt đầu chọn mô hình trang trại theo hướng VAC làm bước đi khởi nghiệp cho gia đình mình.
Trang trại theo mô hình VAC của anh Nguyễn Văn Kiệt cho lãi hơn nửa tỷ đồng/năm. Ảnh: Trần Hậu
Với nguồn vốn vay 50 triệu từ ngân hàng Agribank Điện Bàn, cộng với số tiền tích cóp được, tôi quyết định thành lập trang trại theo mô hình VAC. Ban đầu, do vốn ít nên trang trại chỉ có quy mô khoảng 0,5ha (năm 2003), đến nay quy mô trang trại của tôi đã mở rộng lên hơn 1,5ha. Với 2 ao nuôi cá (gồm cá trắm, chép, rô phi), hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng 40 tấn cá các loại, trung bình mỗi tấn có giá từ 25-30 triệu, tùy vào loại cá. 3 chuồng nuôi gà, nuôi theo hình thức gối đầu (khoảng trên 7.000 con/lứa, mỗi năm 3 lứa), mỗi kg gà bán ra thị trường hiện nay có giá từ 40-45.000 đồng/kg, cùng đàn bò 5 con. Hiện trang trại của tôi cho doanh thu trên 2 tỷ đồng/năm, mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi hơn nửa tỷ đồng… – anh Kiệt phấn khởi nói.
Với 7.000 con/lứa, mỗi năm 3 lứa, riêng gà hàng năm mang về nguồn doanh thu hơn 1,5 tỷ đồng cho gia đình anh Kiệt. Ảnh: Trần Hậu
Anh Kiệt cho biết thêm, ban đầu khởi nghiệp cái khó khăn nhất là vốn và kinh nghiệm, nhưng với tính siêng năng, cần cù và ước muốn làm giàu từ kinh tế trang trại, anh Nguyễn Văn Kiệt đã bền bỉ, chịu khó học hỏi, nghiên cứu và từng bước phát triển kinh tế theo mô hình VAC mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện trang trại đang giải quyết cho 5 lao động địa phương với mức thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Video đang HOT
Anh Kiệt bên ao nuôi cá của mình. Ảnh: Trần Hậu
Xây nhà lầu nhờ mô hình VAC
Chia sẻ về quá trình làm giàu đầy gian khó của mình, anh Kiệt cho hay: Trước đây diện tích của tôi chỉ có 0,5ha, chỉ để trồng lúa và một số cây hoa màu, nhưng hiệu quả không cao, tôi đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình VAC. Tôi đã cải tạo đất ruộng thành ao thả cá và chuồng trại để chăn nuôi gà. Sau một thời gian thấy có hiệu quả, với số tiền tích góp được, tôi mua thêm đất xung quanh và đến nay trang trại của tôi rộng hơn 1,5ha.
Nhờ phát triển kinh tế trang trại theo mô hình VAC mà anh Nguyễn Văn Kiệt xây được ngôi nhà lầu 2 tầng khang trang, có giá gần 2 tỷ đồng. Ảnh: Trần Hậu
Trang trại của tôi chia làm 2 khu: Khu nuôi gà và khu nuôi cá, nhằm tận dụng nguồn phân thải của gà làm thức ăn cho cá, tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, tôi còn nhận ruộng của bà con (hơn 10 mẫu) không có nhu cầu sử dụng để sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm làm thức ăn cho gà phục vụ cho trang trại. Nhờ mô hình VAC mà gia đình tôi vươn lên khá giả, xây được ngồi nhà mới khang trang, giá trị gần 2 tỷ đồng, nuôi 2 đứa con ăn học.
Hiện đầu ra của trang trại khá ổn định, thời gian tới, tôi đang có dự định mở rộng trang trại của mình, xây dựng thêm chuồng trại để nuôi thêm heo và trồng cỏ nuôi bò để nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình, cũng như giải quyết lao động cho địa phương, anh Kiệt chia sẻ.
Trang trại của anh Kiệt chia làm 2 khu, gồm khu nuôi gà và khu nuôi cá, nhằm tận dụng nguồn phân thải của gà làm thức ăn cho cá, tiết kiệm chi phí. Ảnh: Trần Hậu
Ông Mai Phước Thành – Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Thọ, cho biết: Mô hình VAC khép kín của anh Nguyễn Văn Kiệt đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập ổn định cho hộ gia đình. Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, với vai trò là trưởng thôn, anh Kiệt luôn gương mẫu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; thường xuyên giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm giúp bà con trong xã phát triển kinh tế, làm giàu trên chính mãnh đất quê hương mình.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Nuôi chim cút, đút túi 2 triệu đồng/ngày
Vỏn vẹn 500m2 chuồng trại, thả nuôi 10.000 con chim cút, bà Trần Thị Bé (42 tuổi, trú thôn Viêm Tây 2, xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) mỗi ngày đút túi gần 6 triệu đồng, trừ chi phí bà lãi 2 triệu đồng/ngày.
Chim cút đẻ tiền triệu
Bà Trần Thị Bé - Chủ trang trại cung cấp trứng chim cút xã Điện Thắng Bắc cho biết, bà gắn duyên với con chim cút từ năm 2002. Với số tiền vốn ban đầu 20 triệu đồng, bà đầu tư làm chuồng, mua vài trăm con chim cút giống. Qua vài ba tháng chăm sóc, chim cút lớn nhanh, mắn đẻ, mỗi ngày bà thu nhập từ 150.000 - 200.000 đồng từ việc bán trứng cút.
Bà Trần Thị Bé đang chăm sóc chim cút giống
"Thấy dễ nuôi mà thu nhập ngày càng cao, tôi quyết định lấy số tiền lãi đầu tư mở rộng quy mô trại. Đến nay, trại chim cút của tôi đã lên đến hơn 10.000 con, mỗi ngày doanh thu đạt gần 6 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 2 triệu đồng/ngày" - bà Bé chia sẻ với Danviet.
Sau 15 năm tâm huyết nuôi chim cút, bà Trần Thị Bé cho hay, đây là nghề nuôi có chi phí thấp. Con giống (20 ngày tuổi) có giá khoảng 6.000 đồng/con, về trại nuôi khoảng gần 1 tháng thì cút bắt đầu đẻ trứng. "Chim cút đẻ liên tục, tuy nhiên khoảng 10 tháng là phải thay con giống khác, để cho sản lượng trứng cao hơn. Hiện gia trại tôi có đến 15.000 - 17.000 con, bao gồm cả chim cút mẹ và chim cút con để nuôi đẻ lứa kế cận" - chị Bé nói.
Chia sẻ kinh nghiệm
Theo bà Trần Thị Bé, nếu như trứng cút đẻ ra đem bán liền thì mỗi quả có giá chỉ từ 400 - 500 đồng/quả, nhưng sau khi ấp khoảng 10 ngày để bán trứng cút lộn thì có giá 800 - 900 đồng/quả, gần gấp đôi số tiền bán trứng ban đầu. Do vậy mà những năm qua, bà đã đầu tư hơn 100 triệu đồng cho 10 lò ấp trứng, với công suất 10.000 quả trứng cút lộn/ngày. Hiện nay, ngoài việc lấy trứng từ trại để ấp, bà còn mua thêm trứng của bà con trong xã để về ấp. Mỗi ngày, trại chim cút của bà cung cấp hơn 10.000 trứng cút lộn ra thị trường.
Bà Bé đang thu gom trứng chim cút
Thị trường mà bà Bé tiêu thụ chủ yếu là các nhà hàng, quán nhậu, quán ăn vặt,... trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trung bình, gia đình bà thu nhập từ 30 - 40 triệu đồng/tháng từ việc nuôi chim cút.
"Chim cút dễ nuôi là vậy, nhưng để nuôi số lượng lớn, cho số lượng trứng ổn định là chuyện không hề đơn giản. Phải luôn tập trung theo dõi, chịu khó chăm sóc. Để chim cút khỏe mạnh, đẻ trứng đều, yêu cầu chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, thường xuyên dọn vệ sinh. Nước cho cút uống phải là nước sạch. Thức ăn là loại cám chuyên dụng cho loài chim cút, ngày cho ăn 2 - 3 lần. Nhằm tăng dinh dưỡng cho cút, thỉnh thoảng pha các loại vitamin vào nước hoặc thức ăn. Loài vật này không cần nhỏ vacxin như gà, nhưng khâu tiêu độc khử trùng hết sức quan trọng, phải triển khai thường xuyên, trại nuôi chim cút của tôi gần nhà nên rất tiện chăm sóc..." - bà Bé cho hay.
Lò ấp trứng với công suất 10.000 trứng cút lộn, nhờ biết đi tắt đón đầu, mỗi ngày bà Bé đút túi tiền triệu từ việc bán trứng chim cút lộn
Trao đổi với Danviet, ông Nguyễn Lương Thuận - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Điện Thắng Bắc cho hay: "Quá trình đô thị hóa đang diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hẹp dần. Địa phương đang khuyến khích phát triển các mô hình ít tốn đất như nuôi chim cút, hiệu quả kinh tế khá cao. Toàn xã hiện có trên 200 hộ nuôi chim cút. Trong số đó, không ít hộ vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ loài gia cầm này như hộ bà Trần Thị Bé, thu nhập hàng năm từ 300 - 400 trăm triệu...".
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Chỉ trồng rau, cà thôi mà tôi lãi 400 triệu Nhận thấy việc trồng hoa màu, anh Đoàn Trung Kiên, ở Hợp tác xã 3 (xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã chuyển trồng ngô, đỗ sang trồng rau màu sạch bán ra thị trường, thu nhập ngày càng tăng. Với 2ha trồng rau màu, gia đình anh Kiên lãi 400 triệu đồng mỗi năm. Quyết tâm vượt khó Trước...