Làm giàu ở nông thôn: Trưởng thôn mặt bấm ra sữa nuôi đàn chim to xác
Sinh năm 1994, anh Bùi Văn Vính đã là trưởng thôn (xóm) Lục 2, xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn ( Hòa Bình). Anh trẻ, anh nuôi 1 đàn đà điểu khổng lồ nên mọi người gọi anh là trưởng thôn mặt bấm ra sữa nuôi đàn chim to xác, chạy rõ nhanh mà không biết bay. Loài chim khổng lồ này dễ nuôi, năng suất cao khiến ông trưởng thôn Lục 2 mê mệt, đắm đuối..
Bùi Văn Vính là trưởng thôn trẻ nhất xã Yên Nghiệp. Khu vườn nhà Vính vốn trồng ngô, trồng mía nay bị biến thành sân chơi rộng rãi cho đám đà điểu-giống chim khổng lồ chỉ được cái chạy nhanh nhưng không biết bay. Từ ngày anh đưa loài chim to xác “nhất quả đất” này về xóm, bà con trong vùng Mường này kéo đến xem đông lắm. Những ngày đầu, anh bận tiếp khách từ sáng cho tới tối mit, thôi thì nước chè cứ gọi là uống no căng cả bụng. “Trước khi tôi đưa đà điểu về đây, bà con quê tôi chỉ nhìn thấy chúng trên ti vi. Giờ xóm mình có, ai cũng muốn được 1 lần tận mắt nhìn thấy cái giống gia cầm to xác này mặt mũi, chân cẳng ra làm sao..”, anh Vính chia sẻ.
Vính chia sẻ hóm hỉnh: Khu chuồng nuôi đà điểu phải có sân chơi với kích thước 5 x 80 – 100 m. Đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng, dài, nền sân ngoài thảm cỏ phải có chỗ lót cát. Thói quen của đà điểu sống ở sa mạc luôn thường xuyên tắm cát để làm sạch cơ thể và loại bỏ các ký sinh trùng ngoài da. Đà điểu cũng rất thích tắm mưa nên không có đệm cát nước mưa sẽ làm sân lầy bùn và bộ lông đà điểu bẩn dễ gây bệnh tật.
Cách đây 4 tháng, 20 con đà điểu mà Vính bắt về nhỏ như con gà mái mẹ dân bản hay nuôi. Nay chúng đã to lớn, cao lộc ngộc. Chúng chạy huỳnh huỵnh ngoài sân. Con nào con nấy vươn cái cổ dài ngoằng lên đòi ăn. “Chúng chỉ ăn cỏ, rau, dưa và thêm ít lương thực mà lớn nhanh như thổi. Mỗi tháng 1 con tăng lên cả chục cân…”, nhìn đám đà điểu chơi quanh sân, anh Vính không giấu nổi niềm vui.
Đà điểu tăng trưởng trọng lượng nhanh như thế này, Vính dự định cuối năm sẽ xuất được lứa đầu tiên. Với giá bán 100-120 nghìn đồng/1kg, cuối năm Vính sẽ thu được cả trăm triệu đồng.
Theo Vính, hệ thần kinh đà điểu rất nhạy cảm, dễ bị kích động khi có tiếng động lớn đột ngột hoặc người lạ mặt. Lúc đó cả bầy dồn tụ lại một chỗ ngóc đầu lên cao, quay lại bốn phía như đề phòng hiểm hoạ. Nếu có sự kinh động mạnh cả bầy chạy loạn xạ có thể dẫm đạp lên nhau, đâm vào bất cứ chướng ngại vật nào dễ gãy chân bị thương, rách da hoặc gãy cổ mà chết. Ảnh: Hoàng Anh.
Để đưa được đàn đà điểu về đất Mường, Vính cũng đã trải qua nhiều đắn đo. Sau khi kết thúc nghĩa vụ quân sự, anh trở về quê lập nghiệp. Anh còn vinh dự được bà con bầu làm trưởng thôn Lục 2. Nơi này đất đai rộng bát ngát, nhưng cuộc sống của bà con vẫn nghèo vẫn khó. Làm trưởng thôn, anh luôn nung nấu phải tìm lấy hướng đi để đánh thức vùng quê nghèo này.
Video đang HOT
Một lần về thăm anh bạn đồng ngũ ở Ba Vì (Hà Nội), Vính thấy mọi người nơi này nuôi đà điểu dễ hơn cả nuôi gà, lợn. Đám chim không lồ hiền lành, phàm ăn, tăng trưởng nhanh lại dễ bán khiến anh mê tít.
Nuôi đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể bán thịt từ 10 tháng tuổi.Thức ăn xanh cho đà điểu lá bắp cải già, cỏ ghi nê, cỏ voi non, rau muống, rau lấp…Nếu sân chơi hoặc có bãi chăn rộng có thảm cỏ tự nhiên thì đà điểu tự vặt cỏ không nhất thiết phải bổ sung thức ăn xanh.
Về quê, anh đã mạnh dạn vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lạc Sơn để mua giống đà điều về nuôi. Khi đó, nhiều người tỏ ra nghi ngờ, thậm chí bi quan thay cho Vính khi nhắc đến việc nuôi đà điểu. Vính vẫn quyết tâm làm cho kì được. Giờ đám đà điểu lớn nhanh như thổi, mọi người đã dần thay đổi cách nghĩ về công việc với của anh trưởng thôn 9X này.
Theo Vính, đà điểu vốn là giống chim hoang dã, có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt. Chúng được thuần hóa thành vật nuôi và phát triển nhanh chóng ở nhiều nơi bởi mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, thức ăn cho đà điểu tương đối đơn giản, chủ yếu là rau, cỏ, ngô, sắn… Những thứ này quanh nhà đều có. Theo Vính, đà điểu là con vật dọn cỏ dại tốt nhất. Chúng ăn không từ một loại cỏ nào…
Trứng đà điểu bán rất có giá.
Ngoài sản phẩm thịt đà điểu, anh Vính dự kiến sẽ bán thêm trứng để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Mỗi con đà điểu cái đẻ từ 35 – 40 quả trứng/năm, quả bé nhất khoảng 0,8 kg, quả lớn 1,8 kg. Trên thị trường hiện nay, trứng đà điểu có giá 150.000 đồng/quả (trứng thịt) và 450.000 đồng/quả (có phôi) để ấp nở.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Từ 2 cây vàng làm vốn để thành "nông dân triệu đô"
Dắt chúng tôi đi giữa bát ngát vườn tiêu, nông dân Trần Lộc kể lại quãng đời lập nghiệp đầy gian truân để thành "nông dân triệu đô" hôm nay. Ông bảo: "Dù giàu bao nhiêu, tài sản nhiều bao nhiêu tôi cũng không bao giờ quên những ngày lấy nghề phu trầm làm kế sinh nhai. Đó là dấu ấn theo suốt cuộc đời tôi".
Những ngày phu trầm đầy nguy hiểm
Trước lúc làm phu trầm, chàng thanh niên Trần Lộc (SN 1966) là quân nhân phục vụ tại chiến trường Lào. Năm 1987, anh xuất ngũ trở về quê Thừa Thiên - Huế lập gia đình và sống với những mảnh ruộng lúa mà mất mùa nhiều hơn được mùa.
Nông dân Trần Lộc giữa bát ngát vườn tiêu, nơi cho thu nhập hơn 3 tỷ đồng/năm. Ảnh: Hồ Văn
Cần cù, chịu khó vươn lên làm giàu, nông dân Trần Lộc đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý như: Hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2005-2009; đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2005-2010, 2011-2015 và nay là danh hiệu Nông dân xuất sắc năm 2017...
Rồi những chuyến băng rừng theo trai làng đi tìm trầm cứ triền miên, hầu hết những cánh rừng Quảng Nam đều ghi dấu chân Trần Lộc. "Nhiều lúc hành trang trên vai cạn kiệt, tiền trong túi không còn, tôi và những phu trầm khác phải lần mò giữa rừng sâu, múc nước suối uống, hái rau rừng ăn. Đi có khi hàng tháng trời trong thiếu thốn và đói khát như thế, nhưng lắm lúc trở về vẫn tay trắng. Chuyến phu trầm đầu tiên trở về với thân xác bơ phờ, mệt mỏi, vợ con nhìn xót thương bảo: Đừng đi nữa... Nhưng nghề trầm lạ lắm, đã mang vào thân thì khó dứt ra được" - ông nói về những ám ảnh của nghề. Quần nát những cánh rừng đại ngàn của Quảng Nam mà thu nhập mang lại cũng chỉ đủ trang trải cho gia đình. Tích lũy không được là bao nên năm 1994, Trần Lộc quyết định một chuyến đi xa, tới những cánh rừng cung đường 7 của Nghệ An, nơi được cho là nhiều trầm, cũng là nơi nhiều phu trầm mãi mãi bỏ xác lại.
7 tháng mùa trầm đó, đế giày của ông mòn theo những cánh rừng Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn và qua cả đất Lào. Muỗi rừng, vắt rừng, rắn độc và cả những trận sốt rét thừa chết thiếu sống luôn đồng hành cùng những phu trầm.
Trần Lộc kể: "Những chuyến đi ở rừng Nghệ An thường phải có người địa phương dẫn đường và mang theo súng. Sợ nhất là gặp mẽo (hay còn gọi là phỉ), chưa thấy bóng người họ đã bắn. Có những lần nghe tiếng súng vọng lại từ xa, vài hôm sau biết tin nhiều bạn trầm mất tích. Có những chuyến gặp phỉ chạy tán loạn, lạc cả tuần mới tìm thấy nhau. Đó là chưa kể, những đoàn phu trầm giết nhau, cướp bóc của nhau... vì cám dỗ từ trầm".
Nếm trải gian nan, mạng sống nguy hiểm từng ngày theo những chuyến săn trầm nên Trần Lộc quyết định giã từ nghề phu trầm, tìm kế sinh nhai khác. Cơ hội đến trong một lần có người cậu ruột từ Xuyên Mộc về thăm quê khuyên Trần Lộc vào cùng ông lập nghiệp. "Nghe cậu tôi bảo ở đó có nhiều đất, dễ làm ăn nếu cần cù chịu khó nên tôi quyết định đưa gia đình theo cậu vào Nam"- ông Lộc quyết định.
Tích tiểu thành đại
Năm 1995, Trần Lộc và vợ con đặt chân vào xã Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) lập nghiệp.
Với hơn 2 cây vàng có được từ nghề phu trầm, Trần Lộc quyết định mua 8 sào đất để trồng cà phê. Trồng được 3 mùa, ông quyết định phá bỏ cà phê trồng tiêu. "Hồi đó, vừa làm vườn nhà, tôi vừa tranh thủ đi làm mướn khi có người thuê. Tiền bán tiêu từng mùa, cộng với tiền thu nhập làm mướn, tôi mua thêm đất. "Cứ tích tiểu thành đại, đến năm 2007, tôi đã có 15ha đất. Ngoài trồng tiêu, tôi còn trồng thêm điều, khoai mì, cao su, tràm..."- ông Lộc cho biết.
Để giảm chi phí, tăng thu nhập, nông dân Trần Lộc tự mua ống cao su, van phun nước... mày mò chế tạo hệ thống béc phun tự động để tưới cây. Ông cũng tự mua các chế phẩm nông nghiệp, chất thải trong chăn nuôi để chế phân hữu cơ vi sinh bón cho các vườn cây.
Từ một nông dân chưa qua học hành, tự mày mò để trở thành một kỹ sư "chân đất" nên chỉ một mình ông cùng vợ và 3 con có thể chăm sóc cả 15ha vườn cây của nhà.
Nhẩm tính với chúng tôi, nông dân Trần Lộc cho biết: "Với 6ha tiêu, mỗi năm cho thu nhập khoảng 3 tỷ đồng; 6ha điều cho thu nhập 200 triệu đồng/năm; vườn cao su 60 triệu đồng/năm... đó là chưa kể vườn tràm đang tuổi lớn chưa thu hoạch".
Ngoài thu nhập khủng đó, ông Lộc tiết lộ, theo giá thị trường hiện nay, 15ha đất "nếu bán" sẽ có giá khoảng 20 tỷ đồng chưa kể tài sản trên đất. Trò chuyện với ông, chúng tôi chia sẻ: "Với tài sản và thu nhập đó, bây giờ ông đã là đại gia nông dân, nông dân triệu đô rồi". Ông cười cho biết: "Với nông dân chúng tôi, đất đai là tài sản quý giá như máu, cho dù giàu thế nào cũng không thể bán...
Trở thành "nông dân triệu đô", nhưng ông Lộc không bao giờ quên những người nông dân nghèo quanh mình. Theo Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc, ông Lộc đã hào phóng giúp đỡ 3 hộ dân trong xã vay 80 triệu đồng không lãi để làm vốn sản xuất. Thuê lao động làm công với lương 10 triệu đồng/tháng, mỗi mùa thu hoạch ông tạo việc làm cho 60 lao động nhàn rỗi với 200.000 đồng/người/ngày. Ngoài ra, ông thường xuyên đóng góp cho Quỹ khuyến học địa phương, ủng hộ Quỹ vì người nghèo mỗi năm không dưới 30 triệu đồng.
Từ những đóng góp cho cộng đồng, ông được tín nhiệm làm giám đốc HTX Lộc Sinh - nơi quy tụ 25 xã viên nông dân để chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, giúp nhau trong công việc. Ông cho biết, HTX sẽ tiến tới việc tìm đầu ra và làm thương hiệu cho chính nông sản của mình.
Theo Danviet
Người thích trồng "cột chống trời", mỗi cây dổi cho thu 1 cây vàng Vườn dổi rộng 2ha của ông Hoàng Thanh Giang (SN 1967) ở xóm La Văn Cầu, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình tựa như những cột trống trời ở xứ Mường. Giá trị mỗi cây dổi khi đã cho thu hoạch ổn định tương đương 1 cây vàng. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn dổi, ông Giang luôn cảm thấy...