Làm giàu ở nông thôn: Ở nơi này, dân đổi đời nhờ trồng sâm

Theo dõi VGT trên

Trồng các loại sâm quý-đó là cách làm giàu ở nông thôn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Tu Mơ Rông là “thủ phủ” của dược liệu. Nơi đây nổi tiếng với nhiều loại dược liệu quý như sâm dây, sâm Ngọc Linh…Sống trên “đất thuốc, đất sâm”, người dân Tu Mơ Rông đang tận dụng lợi thế đó để thoát nghèo, vươn lên làm giàu. “Sức sống mới” đang hiện hữu ngay dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ…

Rủ nhau trồng sâm “Quốc bảo”

Địa bàn huyện Tu Mơ Rông đúng là được thiên nhiên ưu đãi, nơi đây có nhiều loại dược liệu quý như sâm dây, sâm đương quy và đặc biệt là sâm Ngọc Linh – “Quốc bảo” như lời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Đầu tư, phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác do tỉnh ta phối hợp với các bộ ngành Trung ương tổ chức vào đầu tháng 9/2018.

Khoảng 10 năm về trước, người dân Tu Mơ Rông chưa hiểu biết nhiều về sâm Ngọc Linh nên chưa thực sự mặn mà trong việc phát triển. Vài năm trở lại đây, khi hiểu được giá trị của sâm Ngọc Linh, người dân ở Tu Mơ Rông rủ nhau “thi đua” trồng sâm (chủ yếu sâm dây và sâm Ngọc Linh).

Làm giàu ở nông thôn: Ở nơi này, dân đổi đời nhờ trồng sâm - Hình 1

Người dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum “thi đua” trồng sâm. Ảnh: H.N

Câu chuyện trồng sâm, thi đua trồng sâm đã và đang “ nóng” trên “bàn nghị sự” của Đảng bộ và chính quyền huyện Tu Mơ Rông. Mong muốn thì nhiều, nhưng nguồn lực lại có hạn, vì giá sâm Ngọc Linh giống khá cao. Vì vậy, chính quyền địa phương đang “đau đầu” để có thể tìm ra “lời giải bài toán” giúp người dân địa phương có thể làm giàu ngay trên mảnh đất Tu Mơ Rông.

Và giải pháp được chính quyền huyện Tu Mơ Rông đặt ra trước mắt là đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân biết lợi ích của sâm Ngọc Linh và các loại thảo dược khác nhằm thay đổi nhận thức của người dân ở nơi đây, trước khi triển khai mạnh mẽ việc phát triển các loại cây dược liệu quý này trong cộng đồng dân cư.

Điều đáng mừng là nhận thức người dân Tu Mơ Rông thay đổi, biết được lợi ích của trồng sâm nên để có giống sâm trồng, không ít hộ dân bán trâu, bò để mua giống hoặc mua hạt tự ươm…

Đi đầu trong phong trào trồng sâm Ngọc Linh phải kể đến xã Ngọc Lây. Ngọc Lây có 10 thôn thì 5 thôn có người dân tự trồng sâm Ngọc Linh. Và tiên phong trong việc trồng sâm ở Ngọc Lây là người làng Lộc Bông.

Gần như 100% số hộ làng Lộc Bông đã tự trồng sâm Ngọc Linh. Người dân rủ nhau “săn” sâm rừng sâu để trồng ở những nơi kín đáo, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp.

Khi sâm rừng khan hiếm, không chịu “bó tay”, họ sẵn sàng bán cả trâu, bò – vốn là cả cơ nghiệp của gia đình, để lấy tiền mua sâm giống về trồng.

Theo thống kê của xã Ngọc Lây, có hàng chục hộ ở địa phương đã bán trâu bò để mua giống sâm về trồng với mong ước đổi đời.

Anh A Nô ở Măng Rương II là một trong những người đầu tiên trồng sâm Ngọc Linh. Đến nay, gia đình A Nô có cả ngàn cây sâm Ngọc Linh, vài năm nữa, khi thu hoạch sâm thì gia đình anh có thể có tiền tỷ.

Cũng giống như A Nô, A Cam (thôn Măng Rương II) và A Thuyến (thôn Tu Bung)… cũng đang phát triển cây dược liệu quí hiếm này. Hiện, gia đình A Cam, A Thuyến đã phát triển được vài trăm cây sâm.

Tương tự như Ngọc Lây, người dân ở xã Măng Ri – “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh có khá nhiều hộ trồng sâm Ngọc Linh. Ông A Bar – thôn Pu Tá tự tin cho biết: Năm 2017, gia đình mình mua 100 gốc sâm để trồng dưới tán rừng. Dự kiến khoảng 6 năm là có thể thu hoạch khoảng 2kg.

Video đang HOT

Giá mỗi ký sâm Ngọc Linh tính rẻ lắm cũng 100 triệu đồng. Đó là chưa kể khi trồng vài năm, những cây sâm Ngọc Linh cho hạt và gia đình lấy ươm rồi tiếp tục trồng sâm thì lúc ấy, nguồn sâm sẽ nhiều lên, thu nhập sẽ tăng, người dân đổi đời…

Làm giàu ở nông thôn-đổi đời từ sâm

Giờ đây, về Tu Mơ Rông, đi đâu chúng tôi cũng nghe người dân bàn tán chuyện trồng sâm dây, sâm Ngọc Linh. Không ít hộ gia đình tại địa phương đã thoát khỏi cảnh nghèo và làm giàu từ sâm. Điển hình như chị Y Hlạng, Y Bắp, A Hình…

Nói đến chị Y Hlạng, làng Pu Tá xã Măng Ri thì ai cũng biết, bởi chị làm giàu bằng chính cây trồng mang đặc hữu của mảnh đất Tu Mơ Rông – đó là sâm dây. Song song làm rẫy, trồng mì, trồng lúa, Y Hlạng chủ yếu tập trung vào phát triển cây sâm dây.

Theo chị Y Hlạng, phát triển sâm dây không những có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn và phát triển loại dược liệu quý này. Đến nay, chị Y Hlạng đã phát triển được hơn cả héc ta sâm dây.

Tôi cũng từng đến thăm khu rẫy trồng sâm dây của gia đình chị Y Hlạng ở tận ngọn đồi cao cách làng vài kilômét. Chị vừa trồng thành khu riêng, vừa trồng xen trong khu rừng thông, xen trong khu lúa rẫy…

Làm giàu ở nông thôn: Ở nơi này, dân đổi đời nhờ trồng sâm - Hình 2

Phát triển sâm dây tại Tu Mơ Rông. Ảnh: H.N

Đổ mồ hôi, công sức để trồng sâm, đến nay gia đình chị Y Hlạng có nguồn thu từ chính sản phẩm sâm dây. Hàng ngày chị không chỉ bán củ, bán lá mà chị bán cả giống sâm dây.

Giờ đây, chị Y Hlạng còn là đầu mối thu mua sâm dây. Hàng năm gia đình chị thu nhập hàng trăm triệu đồng. Cũng chính từ nguồn thu nhập đó, kinh tế gia đình càng khá giả. Chị không những xây dựng được ngôi nhà vững chãi mà còn cho 3 người con ăn học đàng hoàng.

Chị Y Bắp ở thôn Đăk Viên, xã Tê Xăng vươn lên từ hai bàn tay trắng cũng chủ yếu từ sâm dây và sâm Ngọc Linh. Điều chúng tôi không ngờ tới là việc chị khởi nghiệp số tiền vay ít ỏi của Hội Nông dân với 3 triệu đồng.

Gia đình chị Y Bắp vốn nghèo, mẹ mất sớm, mới học lớp 6 chị phải nghỉ học để về phụ gia đình làm rẫy. Lập gia đình (năm 1995), hai vợ chồng chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng, bởi gia đình chồng cũng nghèo như gia đình chị. Không cam chịu đói nghèo, hai vợ chồng chị lăn lộn suốt ngày lao động cật lực trên nương trên rẫy. Sau 20 năm phát triển, gia đình chị có cả chục héc ta cây công nghiệp gồm cà phê, bời lời.

Vài năm trở lại đây, khi sâm dây có giá, chị bắt đầu đầu tư trồng loại cây này. Chị tận dụng mọi diện tích đất trống để phát triển sâm dây xen trong cây cà phê, bời lời. Tính đến nay, Y Bắp có vài sào sâm dây trồng xen trong ba khu rẫy.

Không chỉ trồng sâm dây, hiện tại chị Y Bắp cũng đã đầu tư trồng cả nghìn cây sâm Ngọc Linh, hiện đang sinh trưởng tốt. Khi sâm Ngọc Linh cho thu hoạch, nguồn thu nhập khủng đầy hứa hẹn đang chờ đón gia đình chị Y Bắp.

Cho đến hiện tại, Y Bắp là một trong những gia đình khá giả nhất làng Đăk Viên. Thu nhập từ sâm và cây công nghiệp, mỗi năm chị cũng bỏ túi vài trăm triệu đồng. Gia đình chị Y Bắp không chỉ xây dựng được ngôi nhà khang trang hàng trăm mét vuông mà cũng là một trong những người đầu tiên ở địa phương sắm xe ô tô tiền tỷ.

Trường hợp của A Hình ở thôn Đăk Sông, xã Tê Xăng cũng vậy. Hiện nay, gia đình ông có cả nghìn cây sâm Ngọc Linh và vài sào sâm dây.

Theo A Hình, ông bắt đầu trồng sâm Ngọc Linh cách đây đã 12 năm. Mỗi năm phát triển thêm một ít, giờ đây ông A Hình là một trong những người có diện tích trồng sâm Ngọc Linh nhiều nhất xã Tê Xăng.

Ngoài sâm Ngọc Linh, hiện nay, A Hình cũng có 3-4 sào sâm dây. Mỗi năm thu nhập từ sâm Ngọc Linh và sâm dây, gia đình ông cũng thu lời hàng trăm triệu đồng. Cuộc sống gia đình A Hình khá giả lên cũng từ sâm.

Chuyện làm giàu, làm giàu ở nông thôn từ sâm của đồng bào Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông hiện nay không còn là chuyện lạ. Bởi, đồng bào nơi đây trồng sâm Ngọc Linh, sâm dây khá nhiều. Hiện tại có đến 80% số hộ dân ở Tu Mơ Rông trồng sâm dây và có hàng trăm hộ đã và đang phát triển sâm Ngọc Linh. Với giá sâm dây và sâm Ngọc Linh như hiện nay thì trong vài năm tới, đồng bào Xơ Đăng nơi đây sẽ không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu từ sâm.

Theo Hà Nam (Báo Kon Tum)

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo

Khoảng những năm đầu 90 trở về trước, người Xê Đăng ở vùng Tu Mơ Rông mang bao lên rừng tìm sâm Ngọc Linh. Chỉ cần đi bộ trong rừng khoảng vài tiếng đồng hồ là tìm được đầy bao.

Đó là chuyện của dĩ vãng nhưng cũng chưa xa lắm. Giờ đây khi nguồn sâm Ngọc Linh tự nhiên cạn kiệt gần như không còn. Thay vì bất chấp nguy hiểm vào rừng sâu tìm sâm Ngọc Linh và dược liệu về bán, người Xê Đăng ở vùng căn cứ cách mạng xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã biết tự trồng sâm để làm giàu.

Nhờ trồng được sâm mà người đồng bào dân tộc thiểu số ở đây đang có cuộc sống thay đổi từng ngày.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 1

Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum nằm sâu trong dãy núi Ngọc Linh.

Huyện Tu Mơ Rông nơi được xem là thủ phủ sâm Ngọc Linh, thì xã Măng Ri - nơi đặt khu căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Kon Tum trong những năm chiến tranh được xem là xứ sở của loài sâm quý này.

Khoảng những năm đầu 90 trở về trước, người Xê Đăng ở vùng Tu Mơ Rông mang bao lên rừng tìm sâm Ngọc Linh. Chỉ cần đi bộ trong rừng khoảng vài tiếng đồng hồ là tìm được đầy bao.

"Hồi đó sâm mọc trên núi Ngọc Linh nhiều lắm, đi chú ý dưới những tán cây cổ thụ, khe suối là thấy. Củ nhỏ thì phơi khô, nấu nước để uống, củ lớn thì mang xuống huyện lỵ đổi mắm muối, đôi khi đổi đôi dép tông Lào. Có lần mình gùi một bao sâm Ngọc Linh đi cả trăm cây số, xuống dưới trung tâm của tỉnh để đổi lấy chiếc áo về làm kỷ niệm", ông A Hình (54 tuổi, một người trồng sâm trên dãy núi Ngọc Linh) kể lại.

Mãi những năm sau này, giá lên cao cả vài chục triệu đồng 1kg sâm tươi, người người đổ xô đi vào rừng tìm. Sâm Ngọc Linh thì có hạn, nhu cầu thị trường lại rất lớn nên sâm hết dần. Giờ chuyện tìm được củ sâm tự nhiên trong rừng như là "chuyện mò kim đáy bể". Thay vì đi tìm, người dân vùng Măng Ri, Tê Xăng Ngọc Lây lên núi trồng sâm dưới tán rừng cổ thụ, vừa bảo vệ được rừng vừa cho thu nhập cao.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 2

Người dân xã Măng Ri tập trung phát triển sâm Ngọc Linh và sâm dây dưới tán rừng

Ông A Hình cho biết: "Sâm nhà mình có trồng được một ít dưới tán rừng. Tuổi thọ của sâm đã được hơn 7 năm. Đến nay, sâm đã cho thu hoạch lá và hạt đều đặn. Hiện khó nhất của người trồng sâm Ngọc Linh là giống. Mỗi cây giống có giá khoảng từ 200.000 đến 300.000 đồng, nhưng cũng rất hiếm".

Ngoài những hộ có điều kiện mới trồng sâm Ngọc Linh, còn đa số người dân ở Măng Ri đều trồng sâm dây trên rừng già. Hiện đầu ra và giá của loài sâm này rất ổn định nên đang được người dân mở rộng diện tích. Nhiều hộ nhờ trồng sâm dây mà kinh tế khấm khá, nuôi con ăn học đàng hoàng.

Chị Y H'Lang (ngụ làng Pu Tá, xã Măng Ri) là niềm tự hào của dân bản khi vừa làm kinh tế giỏi, vừa nuôi con thành đạt. Gia đình chị hiện trồng 6 sào sâm dây. Ngoài trồng sâm dây, chị còn đứng ra thu mua sản phẩm cho bà con. Nguồn thu từ kinh doanh và trồng sâm dây cho gia đình chị hàng năm hơn 100 triệu đồng. Thu nhập này giúp chị xây nhà kiên cố, nuôi 2 con học đại học.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 3

Nhiều người thu tiền tỉ nhờ trồng sâm Ngọc Linh.

Không chỉ các hộ gia đình mà hiện nay các đoàn viên, thanh niên cũng bước đầu thành công với mô hình trồng sâm dây. Anh A Nhoai, Bí thư Đoàn xã Măng Ri hiện trồng 2 sào sâm dây cạnh bên khu di tích căn cứ cách mạng Tỉnh ủy Kon Tum. Anh Nhoai vừa kết hợp trồng sâm dưới tán cây, vừa nhận khoán bảo vệ rừng, vừa trông coi khu di tích.

"Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này thích hợp trồng các cây sâm nên mình chuyển sang trồng. Trồng sâm dây chỉ thả dưới tán rừng là sống, không cần chăm sóc, không phân bón gì cả, khoảng 2 năm là cho thu hoạch. Với giá thị trường đang dao động hơn 100.000 đồng/kg sâm tươi, mỗi năm vườn sâm của mình cho thu nhập hơn 40 triệu đồng, ngoài ra còn được nhận tiền khoán bảo vệ rừng và trông coi di tích. Tới đây, mình tiếp tục xin nhận khoán thêm rừng để trồng sâm dây và bảo vệ rừng", anh A Nhoai chia sẻ.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 4

Vườn sâm dây của A Nhoai - Bí thư Đoàn xã Măng Ri dưới tán rừng.

Trước đây, Măng Ri là xã vùng sâu vùng xa, hầu hết là người đồng bào, đời sống còn nhiều khó khăn. Giờ về xứ sâm Măng Ri, những con đường bê tông đã vào đến tận ngõ từng nhà, những ngôi nhà mái ngói đỏ đã thay cho tranh tre nứa. Con đường độc đạo dẫn vào trung tâm xã, giờ đã phẳng phiu, uốn lượn qua các sườn núi. Nhiều năm qua, đời sống kinh tế bà con có sự thay đổi lớn.

"Những năm trước đường đi lại khó khăn, gặp phải mưa dài ngày, những anh em cán bộ xã có nhà ở xa phải ở lại chỉ biết ra vườn hái lá khoai lang, nấu cháo, cầm cự. Giờ quán xá mọc lên nhiều, thực phẩm cũng đa dạng, không còn cảnh đói. Có sự thay đổi như vậy là nhờ cây sâm. Người dân không còn vào rừng đi tìm sâm Ngọc Linh mà thay vào đó tự trồng. Giờ nhắc đến Măng Ri là nhắc đến sâm", ông Nguyễn Bá Thành, Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 5

Sâm dây và sâm Ngọc Linh đang là cây giúp vùng căn cứ cách mạng thoát nghèo

Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: "Toàn huyện hiện có 325 héc ta sâm Ngọc Linh và 32 héc ta sâm dây, trong đó chủ yếu tập trung tại xã Măng Ri, Tê Xăng và Ngọc Lây. Mục tiêu đề ra là đến năm 2020 huyện sẽ có 500 héc ta sâm Ngọc Linh. Tỉnh và huyện khuyến khích người dân trồng sâm, sẽ tạo mọi điều kiện về quỹ đất đối với những hộ có nhu cầu trồng. Huyện tập trung phát triển sâm Ngọc Linh tại khu căn cứ Tỉnh ủy Măng Ri và đầu tư để nhân giống dòng sâm này tại khu căn cứ, hỗ trợ bà con trồng để duy trì nguồn gen, cũng như xóa đói giảm nghèo".

Cuối cuộc trò chuyện, ông Mười tâm sự: "Giờ sâm Ngọc Linh ở huyện đang được bảo tồn, chưa bán ra ngoài nên mọi người muốn mua phải vào tận vườn thuyết phục người dân, còn mua nơi khác hãy thận trọng. Ngay như tôi, muốn mua củ sâm để làm vật mẫu mà phải vào tận vườn thuyết phục bà con 3 ngày liền mới mua được".

Theo Chí Dũng (Báo Công an TP HCM)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnhBé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh
22:05:04 17/12/2024
Xác minh vụ người đàn ông bị tố đụng chạm nhạy cảm chủ sạp rau củ ở TPHCMXác minh vụ người đàn ông bị tố đụng chạm nhạy cảm chủ sạp rau củ ở TPHCM
09:08:32 17/12/2024
Xe đầu kéo tông loạn xạ khiến hầm chui ngã tư Vũng Tàu tạm phong tỏaXe đầu kéo tông loạn xạ khiến hầm chui ngã tư Vũng Tàu tạm phong tỏa
11:48:55 17/12/2024
Cháu bé 2 tuổi bị lạc trong rừng suốt đêm dưới thời tiết rét buốt 6 độ CCháu bé 2 tuổi bị lạc trong rừng suốt đêm dưới thời tiết rét buốt 6 độ C
21:25:03 17/12/2024
Tạm giữ tài xế lái ô tô tông 3 xe máy trên cầu làm 1 người rơi xuống sôngTạm giữ tài xế lái ô tô tông 3 xe máy trên cầu làm 1 người rơi xuống sông
17:22:11 16/12/2024
Hai học sinh lớp 6 tử vong vì nước lũHai học sinh lớp 6 tử vong vì nước lũ
19:33:08 16/12/2024
Giếng khoan phun ra cột khí và nước cao gần 10m: Trụ bê tông bị đẩy lênGiếng khoan phun ra cột khí và nước cao gần 10m: Trụ bê tông bị đẩy lên
07:22:05 17/12/2024

Tin đang nóng

4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng4 người sống "phông bạt" ồn ào nhất Việt Nam năm 2024, top 1 đang cố tẩy trắng
10:04:39 18/12/2024
1 tuần sau khi mẹ vợ qua đời, vợ liền đưa cho tôi tờ đơn ly hôn, tôi hoảng hốt níu kéo nhưng vợ phũ phàng nói: "Không cần"1 tuần sau khi mẹ vợ qua đời, vợ liền đưa cho tôi tờ đơn ly hôn, tôi hoảng hốt níu kéo nhưng vợ phũ phàng nói: "Không cần"
08:24:27 18/12/2024
Hyun Bin cúi mặt, cố nín nhịn 1 điều khi nghe tới tình đầu của Son Ye JinHyun Bin cúi mặt, cố nín nhịn 1 điều khi nghe tới tình đầu của Son Ye Jin
07:46:01 18/12/2024
Chồng giấu tôi bí mật đau lòng, 10 năm bên nhau trở thành vô nghĩaChồng giấu tôi bí mật đau lòng, 10 năm bên nhau trở thành vô nghĩa
07:03:41 18/12/2024
Sao Việt 18/12: Trấn Thành gặp gỡ 2 Hoa hậu nổi tiếng, Bảo Anh bình yên bên conSao Việt 18/12: Trấn Thành gặp gỡ 2 Hoa hậu nổi tiếng, Bảo Anh bình yên bên con
08:02:49 18/12/2024
Một mỹ nhân showbiz sở hữu biệt thự 1.100 tỷ đồng, 15 tuổi được tặng chuyên cơ riêng: Gia thế hiển hách khiến ai cũng kiêng nểMột mỹ nhân showbiz sở hữu biệt thự 1.100 tỷ đồng, 15 tuổi được tặng chuyên cơ riêng: Gia thế hiển hách khiến ai cũng kiêng nể
07:49:47 18/12/2024
CSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứuCSGT dùng xe đặc chủng kịp thời đưa bé trai 2 tháng tuổi đi cấp cứu
07:34:22 18/12/2024
Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk LắkKỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk
09:56:53 18/12/2024

Tin mới nhất

Rúng động nguy cơ TP.HCM bị nhiễm dịch bệnh X, Bộ Y tế vào cuộc ?

Rúng động nguy cơ TP.HCM bị nhiễm dịch bệnh X, Bộ Y tế vào cuộc ?

13:42:15 18/12/2024
Dịch bệnh X đang bùng phát tại Congo đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM triển khai ngăn ngừa nguy cơ dịch bệnh lạ này xâm nhập vào thành phố.
Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

10:05:52 18/12/2024
Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã gây tranh cãi khi yêu cầu học sinh cởi áo khoác trong một hoạt động của trường, mặc dù thời tiết lạnh.
Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

10:03:11 18/12/2024
Ngày 18/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong.
Vụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguội

Vụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguội

09:26:50 18/12/2024
Bốn năm nay, ô tô Mercedes-Benz C-Class biển số 38A-271.xx có 5 lỗi phạt nguội chưa bị xử phạt. Tài xế xe sang này mới đây dừng giữa làn đường ngược chiều, cản trở phương tiện khác, gây bức xúc.
Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

07:31:39 18/12/2024
Cảnh sát giao thông ở Hà Tĩnh đã vào cuộc xác minh để xử lý tài xế xe Mercedes-Benz C-Class có hành vi dừng đỗ giữa làn ngược chiều, chặn hướng lưu thông của phương tiện khác.
Dịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bay

Dịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bay

07:12:56 18/12/2024
Ngày 12/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ban hành công văn số 1412/BC-DP, báo cáo nhanh về các trường hợp mắc bệnh không rõ nguyên nhân tại Cộng hòa Dân chủ Công-gô.
Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

22:02:20 17/12/2024
Theo chuyên gia, những nạn nhân bị sàm sỡ cần mạnh mẽ lên tiếng, cơ quan chức năng cần trừng trị nghiêm minh các hành vi biến thái để ngăn ngừa tình trạng trên.
Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

21:31:24 17/12/2024
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà cho biết trường hợp 4 bệnh nhân trên may mắn chỉ mới bị ngộ độc khí CO (carbon monoxide) ở giai đoạn nhẹ, kịp nhận biết được tình trạng cơ thể để tới bệnh viện chữa trị kịp thời.
Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

21:29:27 17/12/2024
Mặc khác, năng lực của chủ rừng còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tận gốc, dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt và rừng vẫn bị xâm hại.
Mô tô, xe gắn máy trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải

Mô tô, xe gắn máy trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải

15:43:08 17/12/2024
Theo Thông tư 47 vừa được ban hành, Bộ GTVT quy định mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải định kỳ.
Hà Nội: Xe máy kẹp ba va chạm với ô tô tải, một người tử vong

Hà Nội: Xe máy kẹp ba va chạm với ô tô tải, một người tử vong

15:16:59 17/12/2024
Cụ thể, vào thời gian trên, xe máy chở theo 3 thanh, thiếu niên di chuyển trên quốc lộ 6, khi đi tới đoạn đường qua xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ thì xảy ra va chạm với ô tô tải BKS 29C-776.xx đi chiều ngược lại.
Dùng mìn phá khối đá hơn 400 tấn chắn ngang đèo Khánh Lê

Dùng mìn phá khối đá hơn 400 tấn chắn ngang đèo Khánh Lê

15:14:47 17/12/2024
Khối đá nặng hơn 400 tấn chắn ngang quốc lộ 27C, đoạn qua đèo Khánh Lê (tỉnh Khánh Hòa) do sạt lở, được lực lượng chức năng dùng mìn phá thành công.

Có thể bạn quan tâm

Hàng loạt cặp đôi nổi tiếng công bố ly hôn, chia tay trong năm 2024

Hàng loạt cặp đôi nổi tiếng công bố ly hôn, chia tay trong năm 2024

Netizen

14:02:01 18/12/2024
Có những cặp đôi chia tay quay lại làm bạn. Nhưng cũng có những cái kết khiến cả 2 nhân vật chính và các fan đau lòng.
HTS tiên phong giải tán lực lượng vũ trang

HTS tiên phong giải tán lực lượng vũ trang

Uncat

13:58:13 18/12/2024
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gần đây đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để thảo luận về tương lai Syria, tập trung vào việc xây dựng một chính phủ không tồn tại các lực lượng vũ trang độc lập.
Những bộ phim nên xem cùng gia đình vào dịp Giáng sinh này

Những bộ phim nên xem cùng gia đình vào dịp Giáng sinh này

Phim âu mỹ

13:56:07 18/12/2024
Dưới đây là những bộ phim Giáng sinh vô cùng ấm áp, hoàn toàn phù hợp để cả gia đình quây quần cùng thưởng thức trong dịp lễ sắp tới.
Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn

Sau ngày chồng mất, em chồng tìm đến gặp và đưa tôi 2 tỷ, đi kèm với số tiền là một bí mật khiến tôi uất nghẹn

Góc tâm tình

13:55:20 18/12/2024
Tôi và chồng quen nhau từ thời đi học, yêu nhau 4 năm ở bên nhau 6 năm. Chúng tôi có hai con, một trai một gái. Gia đình tôi không dư dả, chỉ đủ ăn.
Tính toán của Ukraine khi ám sát tướng cấp cao của Nga

Tính toán của Ukraine khi ám sát tướng cấp cao của Nga

Thế giới

13:55:16 18/12/2024
Bên cạnh đó, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky tuyên bố Nga sẽ nêu vấn đề này trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an vào ngày 20/12.
Kaity Nguyễn đảm nhiệm nhiều vai trò trong phim Tết "Yêu nhầm bạn thân"

Kaity Nguyễn đảm nhiệm nhiều vai trò trong phim Tết "Yêu nhầm bạn thân"

Hậu trường phim

13:53:55 18/12/2024
Không chỉ đóng vai nữ chính trong phim chuyển thể từ kịch bản nổi tiếng của Thái Lan, Kaity Nguyễn còn thực hiện 3 công việc khác trong đoàn phim.
Mỹ Tâm gặp sự cố "vồ ếch" trước hàng nghìn khán giả

Mỹ Tâm gặp sự cố "vồ ếch" trước hàng nghìn khán giả

Nhạc việt

13:48:08 18/12/2024
Mỹ Tâm bị vấp ngã, vồ ếch trước hàng nghìn khán giả. Sau đó nữ ca sĩ vẫn giữ sự chuyên nghiệp, tiếp tục biểu diễn dù gặp phải sự cố
Khánh Vân đáp trả sau đám cưới: Ai đã xé váy Kim Duyên, vì sao Lan Ngọc và dàn sao vắng mặt?

Khánh Vân đáp trả sau đám cưới: Ai đã xé váy Kim Duyên, vì sao Lan Ngọc và dàn sao vắng mặt?

Sao việt

13:35:52 18/12/2024
Hoa hậu Khánh Vân đã livestream để giải đáp những thắc mắc của cư dân mạng liên quan đến lễ cưới hoành tráng của cô.
Kbiz có thêm cặp sao "phim giả tình thật", nhà trai vừa bị Dispatch bóc phốt quân sự chấn động

Kbiz có thêm cặp sao "phim giả tình thật", nhà trai vừa bị Dispatch bóc phốt quân sự chấn động

Sao châu á

13:27:35 18/12/2024
Ngày 18/12, tờ KoreaBoo đưa tin nam idol đình đám Song Mino (WINNER) đang hẹn hò nữ diễn viên Park Joo Hyun. Cặp sao đã yêu đương khoảng 2 năm.
Doãn Hải My -vợ Văn Hậu khoe đôi chân dài thẳng tắp hậu sinh con, "flex" luôn túi xách hiệu chứng tỏ độ giàu có

Doãn Hải My -vợ Văn Hậu khoe đôi chân dài thẳng tắp hậu sinh con, "flex" luôn túi xách hiệu chứng tỏ độ giàu có

Sao thể thao

13:00:06 18/12/2024
Nàng WAG Doãn Hải My là cái tên quá quen thuộc trong giới WAG Việt. Hải My từng là hotgirl Hà thành lọt vào top 10 hoa hậu Việt Nam. Nhưng phải đến khi trở thành nửa kia của cầu thủ nổi tiếng Đoàn Văn Hậu cái tên Doãn Hải My mới được dâ...
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 11: Bé Trâm Anh bị dọa bắt cóc

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 11: Bé Trâm Anh bị dọa bắt cóc

Phim việt

12:53:41 18/12/2024
Vì Công - em trai của Thắng đang trốn nợ ở nhà chị gái nên nhóm xã hội đen dọa bắt cóc bé Trâm Anh để buộc phải đưa bọn chúng gặp Công.