Làm giàu ở nông thôn: Nuôi gà thả vườn, lãi hơn 180 triệu/năm
Từ vài trăm con gà ta thuần nuôi thả vườn, chỉ sau 1 năm, ông Nguyễn Văn Dũng đã nâng số lượng lên tới hàng ngàn con, đạt mức lãi bình quân hàng năm 180 triệu đồng…
Lúc đầu, ông Nguyễn Văn Dũng (bản Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La) khởi nghiệp nuôi gà thả vườn với vài trăm con gà mía. Đây là giống gà to, khỏe, thịt ngon nhưng do giống gà này không hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậucao nguyên Mộc Châu nên hay bệnh, kém phát triển. Ông Dũng trăn trở phải tìm giống gà nào đó nuôi phù hợp với khí hậu ở đây. Trong một lần ông Dũng về quê tỉnh Hưng Yên thăm họ hàng, thấy bà con ở nơi đây nuôi gà ta thả vườn rất phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông trở về Mộc Châu cải tạo lại chuồng trại chuyển sang nuôi hơn 1.000 con gà ta thả vườn, mà nói đúng ra là thả rông bởi đàn gà của ông ra đồi, đậu trên cây…Giống gà ta được ông cẩn thận tìm hiểu và đặt mua từ Sơn Tây nên rất tốt và khỏe mạnh.
Chuồng trại-nơi tối đến đàn gà ta tập trung vào ngủ được ông Dũng rãi lớp vỏ chấu nhằm giữ nhiệt, vừa đảm bảo cho gà không bị đau chân và phát triển tốt.
Ông Dũng chia sẻ: “Lúc đầu mới nuôi đàn gà ta, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăm sóc. Tôi tự mày mò nghiên cứu, lên mạng Internet, rồi tìm đọc các kỹ thuật chăm sóc, cách đề nâng cao sức đề kháng cho đàn gà. Chưa hết, tôi cũng đi tham quan học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi gà ở các huyện Phù Yên, Mai sơn rồi về áp dụng vào trang trại của mình. Giờ tôi đã yên tâm khi nâng số lượng đàn gà ta rồi…”.
Video đang HOT
Đàn gà ta thả vườn đồi của gia đình ông Dũng đang chờ đến ngày xuất chuồng bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Thức ăn cho đàn gà ta được ông chia ra từng khẩu phần rất logic và khoa học. Khi gà 21 ngày tuổi ông Dũng cho gà ăn thức ăn hỗn hợp. Gà đến 30 ngày tuổi ông chuyển sang cho gà ăn ngô xay và gạo xay.Thỉnh thoảng ông bổ sung chút rau xanh để cung cấp vitamin và chất khoáng cho đàn gà. Ông Dũng sử dụng rất ít cám công nghiệp trong chăn nuôi. Chuồng gà, được ông rải lớp vỏ trấu phủ lên trên mặt đất để cho gà không bị đau chân, vừa bảo đảm cho việc dọn dẹp vệ sinh chuồng trại tiện lợi. Khi phân gà bám vào vỏ trấu lúc quét dọn đảm bảo sạch sẽ hơn. Phân gà dọn xong được ông Dũng tận dụng bón cho vườn rau, 1 số cây trồng quanh nhà…
Nhờ cách chăm sóc tốt, ít dùng đến thức ăn công nghiệp nên đàn gà của ông Dũng phát triển khỏe mạnh và không hay bị dịch bệnh
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết: Mỗi năm gia đình tôi nuôi được 3 lứa gà ta thả vườn, không phải đi bán lẻ, bán mớ mà thương vào tận trang trại thu mua. Có thời điểm, nhà tôi còn không đủ gà bán cho các thương lái, nhất là dịp lễ, Tết. Từ nuôi gà ta thả vườn, sau khi trừ chi phí, tôi lãi hơn 180 triệu đồng/năm. Với tình hình giá gà ta đang lên, sắp tới, tôi sẽ tận dụng thêm mảnh vườn trồng bưởi Diễn sau nhà để thả thêm gà ta…
Theo Danviet
Rau an toàn giá cao vẫn "hút khách" dịp Tết
Những ngày này, các xã viên HTX rau an toàn Tự Nhiên, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) tất bật thu hái rau để cung cấp cho các siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch. Tương tự, nhiều HTX rau an toàn cũng đang hối hả đưa rau ra thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp tết.
Nhộn nhịp sản xuất rau an toàn
Bà Nguyễn Thị Luyến - Giám đốc HTX rau an toàn Tự Nhiên cho biết: "Cơ sở chúng tôi có 14ha rau, củ theo mùa được sản xuất theo quy trình VietGAP và gần 5ha rau an toàn. Do nhu cầu rau sạch trong dịp tết tăng mạnh nên hầu hết sản phẩm của chúng tôi đã được chuyển đến các siêu thị như Metro, Saigon Coopmart và các cửa hàng thực phẩm sạch... HTX cũng có một cửa hàng giới thiệu sản phẩm ở Hà Nội, nhưng cung chưa đủ cầu nên sản phẩm của chúng tôi rất ít có mặt tại các chợ truyền thống".
Nhiều người tiêu dùng thủ đô tìm tới các địa chỉ uy tín để mua rau sạch. Ảnh: L.S
Để phục vụ thị trường dịp tết, HTX Nông nghiệp Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã trồng khoảng 20ha gồm su hào, bắp cải, cà chua, khoai tây... Ông Nguyễn Khắc Bút - Phó Giám đốc HTX Tiền Lệ cho hay: "HTX có quy định và ký cam kết với các xã viên trong việc thực hiện sản xuất rau an toàn (RAT), đồng thời ghi nhật ký hằng ngày để các cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau của HTX. Kể từ khi triển khai dự án đến nay, hầu như vụ thu hoạch nào sản phẩm RAT Tiền Lệ cũng tiêu thụ hết, bởi nhu cầu RAT trên thị trường khá lớn. Đặc biệt, thời điểm này, do thời tiết thuận lợi, ít mưa nên rau, quả phát triển tốt. Với các loại rau có nguồn gốc, xuất xứ, các cửa hàng, đơn vị sẵn sàng đến thu mua tại ruộng".
Giá cao vẫn "hút hàng"
Tại các hội chợ tết, hội chợ xuân, các cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội những ngày này thu hút đông đảo khách tham quan, mua sắm, nhiều nhất là sản phẩm RAT với chủng loại đa dạng như: Cải ngọt, cải bó xôi, cải bẹ, rau dền, rau muống, dưa leo, bí, bầu, khổ qua, cà chua... Mặc dù giá bán RAT cao hơn so với rau bán ở chợ nhưng nhiều người dân vẫn tin tưởng lựa chọn loại thực phẩm được gắn nhãn tiêu chuẩn. Theo khảo sát của phóng viên, rau cải ngồng có giá 25.000 đồng/kg, cải mèo 28.000 đồng/kg, cà chua 26.000 đồng/kg... Một số giống rau hiếm, đặc sản vùng miền có giá cao hơn như rau bò khai 78.000 đồng/kg, măng tây xanh Đà Lạt 190.000 đồng/kg...
Bà Hoàng Thị Lan ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: Các sản phẩm RAT thường có giá cao hơn so với ngoài chợ 30%, nhưng có thể truy xuất được nguồn gốc nên gia đình tôi cũng an tâm sử dụng. Đặc biệt năm nay, rất nhiều sản phẩm đã có thể sử dụng điện thoại thông minh để quét các thông tin như nơi trồng, ngày thu hoạch...
Theo ông Đào Ngọc Nam - Giám đốc Công ty CP Sản xuất và thương mại An Việt, một đơn vị tham gia cung ứng RAT đến địa bàn khu dân cư, trước đây người dân rất dè dặt với RAT vì vẫn có sự nhập nhèm. Nhưng hiện nay, việc liên kết sản xuất theo chuỗi được mở rộng, giúp cho việc kiểm soát chất lượng được tốt hơn. Các đơn vị sản xuất cũng liên tục cải thiện quy trình sản xuất, làm đúng yêu cầu của đơn vị phân phối, vì thế người tiêu dùng đã bắt đầu tin tưởng hơn vào các sản phẩm RAT. "Đặc biệt khi ngày càng nhiều đơn vị ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, giúp người tiêu dùng nhận dạng sản phẩm an toàn tốt hơn nên mức tiêu thụ RAT đã tăng lên rất nhanh" - ông Nam cho hay.
Theo Dantri
Chị Luyến "rau sạch" ở cao nguyên Mộc Châu Nhắc đến cái tên "Luyến rau sạch" cả xã Đông Sang (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) từ lãnh đạo cho đến người dân, không ai là không biết. Bà Luyến là người đầu tiên trồng rau sạch với quy mô lớn. Bà đứng ra thành lập hợp tác xã rau an toàn VietGAP to nhất nhì ở Mộc Châu và lo khâu...