Làm giàu ở nông thôn: Nuôi đàn bò cóc, mỗi tháng có 10 triệu đồng
Bà Phan Thị Khánh sinh sống ở bản Yên Hưng ( xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) nuôi đàn bò cóc (giống bò địa phương) hàng chục con, sau khi trừ chi phí chăm sóc mỗi năm bà đúi khoảng 120 triệu đồng, bình quân mỗi tháng có 10 triệu đồng-một khoản thu nhập không hề nhỏ ở vùng cao miền núi.
Thời gian qua, nhiều hộ dân sinh sống trên địa bàn xã Tô Múa, huyện Vân Hồ đang tích cực chuyển đổi diện tích hoa màu kém hiểu quả, sang trồng cây ăn quả có múi và nuôi đàn đại gia súc, trong đó có bò sinh sản, bò thịt có hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình bà Khánh là một trong tấm gương điển hình, trong phát triển mô hình nuôi bò cóc theo kiểu nhốt chuồng. Nhờ vậy, mà đời sống kinh tế của gia đình bà đã nâng cao rõ rệt, không phải lo cảnh đói nghèo như trước kia nữa.
Nhờ nuôi giống bò cóc địa phương theo kiểu nhốt chuồng, gia đình bà Khánh đã sở hữu khối tài sản lớn.
Chia sẻ với Dân Việt, bà Khánh cho biết: “Tôi nhận thấy ở địa phương có nhiều cỏ mọc xum xuê và rơm rạ của người dân tộc Thái thu hoạch sau mỗi vụ lúa thừa thải, vứt bỏ trên ruộng hoang phí. Tôi nghĩ, nếu chuyển sang nuôi bò nhốt chuồng có thể đem lại thu nhập lớn. Và tôi quyết định vay tiền anh em họ hàng làm vốn, sang mấy bản người Thái lân cận mua 10 con bò giống về nuôi. Hơn 1 năm sau,10 con bò cái đã cho sinh sản 10 con bê khỏe mạnh.
“Khi chuyển sang nuôi bò cóc nhốt chuồng, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi bò nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong chăm sóc. Sợ nhất là đàn bò bị dịch bệnh và mất số tiền lớn mua bò giống. Tôi bèn đi học hỏi kinh nghiệm và cách chăm sóc, tiêm phòng bệnh với người quen làm thú y xã. Tôi cho đàn bò ăn 3 bữa và dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, để tránh bốc mùi hôi thối và nguy cơ xảy ra dịch bệch. Vì vậy mà đàn bò của gia đình tôi phát triển rất tốt và ít dịch bệnh” – bà Khánh cho hay.
Video đang HOT
Bà Khánh trồng thêm cỏ voi, ngô trên nương rẫy để đảm bảo đầy đủ nguồn thức ăn cho đàn bò của gia đình.
Để có đầy đủ lượng thức ăn cho đàn bò, bà Khánh đã trồng thêm cỏ voi và ngô trên 4.000m2 đất nương rẫy, làm thức ăn cho đàn bò. Ngoài ra, bà còn mua thêm rơm rạ của nhiều gia đình trong bản sau mỗi vụ thu hoạch lúa, tích vào kho dự trữ cho đàn bò ăn dần vào mùa đông.
Nét mặt mừng rỡ của bà Khánh, khi thấy đàn bò phát triển khỏe mạnh.
Bà Khánh cho biết thêm: Khi bò trưởng thành, tôi thường bán dần cho các lái buôn và những người dân trong xã có nhu cầu mua tổ chức đám cưới, sự kiện… chứ không nuôi dàn trãi với số lượng lớn trong chuồng. Tôi làm như vậy, để làm sao đảm bảo đầy đủ thời gian chăm sóc và nguồn thức ăn vỗ béo cho đàn bò và tính đến hiệu quả kinh tế.
Hiện, trong trang trại bà Khánh nuôi 25 con bò cóc giống địa phương. Được nuôi theo kiểu nhốt chuồng, nên đàn bò của gia đình bà Khánh phát triển rất khỏe mạnh và béo. Trung bình 1 con bò trưởng thành, bà bán ra thị trường với giá hơn 10 triệu đồng/con.
Đàn bò của bà Khánh luôn được vỗ béo và phát triển tốt.
Bà Khánh cho biết: Tôi nuôi bò không sợ thua lỗ, vì giá cả thịt thương phẩm trên thị trường hiện nay ở mức cao và ổn định, không hay tụt giá như các vật nuôi khác. Tôi tận dụng và gom phân bò bán cho các nhà vườn trồng cây ăn quả ở huyện Mộc Châu (Sơn La). Bình quân mỗi năm, tôi thu nhập từ việc bán phân gần 25 triệu đồng.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Trồng 1ha chè, lãi 100 triệu đồng/năm
Bà Phan Thị Khánh, bản Yên Hưng (xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) có kinh tế khá giả nhờ cây chè, mỗi năm bà có lãi 100 triệu đồng.
Cây chè, từ lâu đã được nhiều người biết đến là cây công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế cao. Nhiều hộ dân sinh sống ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ trồng chè. Gia đình bà Phan Thị Khánh là một điển hình như thế, mỗi năm bà thu lãi hàng trăm triệu đồng từ chè.
Bà Khánh cho biết: Vài năm trở lại đây, do chè Mộc Châu không ngừng có giá trị cao và được nhiều thương lái đến tìm mua. Theo chỉ đạo của UBND xã, gia đình tôi đã đầu tư giống trồng thêm được 1 ha chè mới. Để cây chè phát triển tốt, cho năng suất cao và sống được bằng nghề sản xuất chè, tôi luôn tập trung thâm canh, chăm sóc, đốn tỉa trồng dặm và thu hái, chế biến đúng kỹ thuật. Nhờ thế, sản phẩm chè của gia đình tôi luôn cho năng suất và chất lượng cao. Cứ vào mùa vụ thu hoạch là nhà máy chè ở xã Tô Múa và ngoài huyện Mộc Châu (Sơn La) đến tìm mua, nên sản phẩm chè của gia đình không lo ế ẩm.
Hàng ngày bà Khánh đều xuống vườn chăm sóc cây chè.
Về kỹ thuật chăm sóc chè, bà Khánh thường bón phân lân, đạm kết hợp phân chuồng cho vườn chè. Thông thường trồng chè nhà hơn trồng các loại cây công nghiệp khác. Mỗi năm chỉ cần làm cỏ cho vườn chè từ 1 - 2 lần, không phải chăm sóc tỉ mỉ như cây ngô, cây lúa... Bởi cây chè ít bị dịch bệnh và ít chí phí chăm sóc. Gia đình bà Khánh là hộ tiên phong và làm giàu từ cây chè ở bản Yên Hưng. Không chỉ làm giàu cho gia đình mình, mà bà còn chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều hộ khác trong bản về chuyển hướng sản xuất vươn lên thoát nghèo bằng cây chè.
Từ khi chuyển sang trồng chè, đời sống của gia đình bà Khánh đã khá giả hơn so với trước.
Một năm gia đình tôi thu hoạch được 5 lứa chè tươi, mỗi lứa khoảng 5 tấn cho lãi 20 triệu đồng. Tính ra mỗi năm gia đình tôi thu nhập 100 triệu đồng từ trồng chè. Từ khi chuyển sang trồng chè trên 1ha nương vườn, đời sống kinh tế của gia đình tôi đã dư giả hơn, có khoản tiết kiệm kha khá. Con cái tôi đều trường thành và có nghề nghiệp ổn định- bà Khánh chia sẻ.
Nét mặt vui mừng của bà Khánh, khi năm nay vườn chè phát triển xanh tốt.
Trao đổi với Dân Việt, ông Hà Văn Đỡ, Chủ tịch UBND xã Tô Múa, huyện Vân Hồ biết: Trước kia bà con trong xã chủ yếu trồng ngô, sắn, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn và thu nhập thấp. Từ khi chuyển sang trồng chè, thu nhập của người dân tăng lên. Nhận thức của nông dân làm chè thay đổi nhiều, người dân ký hợp đồng liên kết sản xuất và bán sản phẩm cho nhà máy. Ngược lại, nhà máy cam kết đồng hành, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Bởi vậy, trồng chè luôn đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định nhất cho bà con.
Theo Danviet
Ăn nên làm ra nhờ trồng 800 gốc bưởi Diễn trên đất dốc Nhiều năm trở lại đây, người dân sinh sống ở bản Yên Hưng (xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) ăn nên làm ra từ trồng bưởi Diễn trên đất dốc. Gia đình bà Phan Thị Khánh là một trong những hộ tiên phong trồng bưởi Diễn trên 1.5ha đất dốc, mỗi năm gia đình bà lãi 120 triệu đồng. Bà...