Làm giàu ở nông thôn: Nuôi chim cút, “đút túi” cả tỷ đồng
Bám sát xu hướng thị trường, mạnh dạn đầu tư mở rộng chăn nuôi, mô hình nuôi chim cút đã mang lại thu nhập cao cho hộ gia đình anh Hạ Văn Nam ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Từ nuôi hàng vạn con chim cút, mỗi năm gia đình anh Nam thu về hơn 2 tỷ đồng, tạo hướng làm giàu ở noongg thôn.
Gia đình anh Hạ Văn Nam là một trong những hộ tiên phong trong việc xây dựng mô hình nuôi chim cút ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). Tìm hiểu được biết, khoảng năm 2005, sau một thời gian tìm hiểu thị trường, anh Hạ Văn Nam đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của con chim cút và quyết định mua giống chim cút về nuôi thử.
Lúc đầu, anh Nam mua trên 1.000 con chim cút còn nhỏ về làm giống. Nhận thấy chim cút là loại vật nuôi không quá khó, gia đình anh Nam đã mạnh dạn đầu tư phát triển số lượng chim và mở rộng diện tích chuồng nuôi. Từ năm 2011, anh Nam đầu tư cả hệ thống máy chế biến thức ăn cho chim và lò ấp trứng nên rất thuận tiện cho việc chăm sóc và quá trình ấp nở chim giống.
Anh Hạ Văn Nam kiểm tra trứng cút trước khi xuất bán.
Bắt nhịp kịp với nhu cầu của thị trường, anh Nam vừa nuôi chim cút thịt, vừa nuôi chim cút đẻ trứng và ấp trứng, bán chim giống. Thời gian để một con chim cút trưởng thành và đẻ trứng là khoảng 35 – 40 ngày; số lượng chim đẻ trứng khoảng 90 – 95%. Ưu thế nổi trội của chim cút là liên tục cho trứng trong vòng 7 – 9 tháng.
Video đang HOT
Theo kinh nghiệm nuôi chim cút của anh Hạ Văn Nam, nuôi chim cút đòi hỏi phải chăm sóc, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo đủ ánh sáng. Mật độ nuôi không quá dày (40 – 50 con/m2).
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nên vệ sinh chuồng thông thoáng, giữ nhiệt độ mát mẻ; còn mùa đông, do thời tiết lạnh, chim sinh sản chậm nên cần đảm bảo ánh sáng và tăng độ ấm, nhiệt độ thích hợp cho chim cút phát triển là 20 – 30C.
Hiện nay, với 2 khu chuồng nuôi rộng gần 2.000 m2, anh Nam và gia đình thường xuyên duy trì đàn chim cút với số lượng dao động khoảng 15 – 16 vạn con. Trong đó, anh cho trên 10 vạn con đẻ lấy trứng lộn, còn lại là cho đẻ lấy trứng thường.
Cứ mỗi ô chuồng được anh Nam ghép 30 con chim mái với 10 con chim trống. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn chim cút nhà anh đẻ rất đều. Với giá bán chim cút giống mới nở là 700 đồng/con; 5.000 – 5.500 đồng/chục quả trứng cút lộn, 3.500 đồng/chục quả trứng thường; 12.000 đồng/1 chim bố mẹ thải loại… bình quân mỗi năm anh Nam thu về khoảng trên 2 tỷ đồng.
Nhờ đó, mô hình trang trại nuôi chim cút ủa anh Nam đã trở thành một trong những mô hình nuôi chim cút lớn nhất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ phát triển nuôi chim cút, anh Nam đã có nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi, con cái học hành đến nơi đến chốn. Ngoài ra, anh còn đang thuê hơn 2,5 ha ao đầm của xã để nuôi thêm thủy sản các loại.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, nhờ có kinh nghiệm nhiều năm nên ai có nhu cầu nuôi chim cút, anh Hạ Văn Nam đều nhiệt tình chia sẻ. Vì thế, hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Tường đã có khá nhiều hộ phát triển mô hình nuôi chim cút.
Nhìn chung, các hộ nuôi chim cút đều cho thu nhập khá ổn định. Bên cạnh đó, trang trại nuôi chim cút của gia đình nhà anh Nam cũng tạo việc làm thường xuyên và việc làm thời vụ cho hàng chục lao động là người địa phương với thu nhập bình quân 200 – 250 nghìn đồng/người/ngày.
Anh Nam chia sẻ, điều làm anh vui nhất đó là đã tìm ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả, hướng làm giàu ở nông thôn và thực sự phù hợp với điều kiện của quê hương.
Theo Danviet
Ở nơi đàn bà, con gái cũng nuôi, bắt được rắn hổ mang
"Thức ăn chính của rắn hổ mang là gà, vịt con thải loại. Nuôi rắn hổ mang tốn ít thức ăn, nhân công lao động vì từ 2- 3 ngày mới phải cho ăn 1 lần. Tuy nhiên, rắn hổ mang là loại rắn cực độc, vì vậy, trong quá trình nuôi phải thật sự cẩn thận, nhất là vào mùa giao phối, rắn hổ mang thường rất dữ tợn và hay tấn công người"-ông Phùng Văn Cương, thôn 4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường Vĩnh Phúc) cho biết.
Nhờ kiên trì, cần cù, chịu khó, ông Phùng Văn Cương, thôn 4, xã Vĩnh Sơn đã gây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang, mỗi năm cho thu nhập gần 1 tỷ đồng.
Mô hình nuôi rắn của gia đình ông Phùng Văn Cương, thôn 4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho doanh thu gần 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: Chu Kiều
Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, trước những khó khăn, ông Cương phải bươn trải nhiều nghề để kiếm sống. Thế nhưng, cái nghèo vẫn cứ đeo bám lấy gia đình ông. Năm 1997, ở địa phương có một số hộ gia đình gây nuôi rắn hổ mang thành công và cho thu nhập khá, ông Cương mạnh dạn tìm tòi, học hỏi và trút hết vốn liếng tích lũy được để đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi hơn chục con rắn hổ mang sinh sản. Thế nhưng, mọi thứ không được như kỳ vọng, sau hơn 10 năm chăn nuôi, năm 2008, đàn rắn của ông Cương bị bệnh phổi, chết gần hết.
Với bản chất của người lính cụ Hồ, không khuất phục trước những khó khăn, thử thách, từ số rắn ít ỏi còn sót lại, ông Cương bắt tay vào việc gây nuôi lại đàn rắn. Ông Cương tích cực tìm hiểu về đặc tính, cách phòng, trị bệnh cho rắn hổ mang qua sách, báo, ti vi và học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi từ các hộ đi trước ở địa phương. Mất khoảng 2 năm, ông Cương bắt đầu cho xuất bán lứa rắn thương phẩm đầu tiên.
Ông Cương cho biết: Nuôi rắn hổ mang lãi nhất là ở vụ trứng rắn. Thông thường, mỗi một con rắn cái cho từ 20- 25 quả/vụ và đẻ liên tục trong vòng tháng. Với giá bán hiện nay dao động từ 60- 80 nghìn đồng/1 quả, gia đình có thể thu về từ 1-2 triệu tiền trứng/con rắn cái. Còn giá rắn thịt hiện nay là 600-700 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, cho thu lãi từ 200- 300 nghìn đồng/con.Ông Cương vừa chăn nuôi rắn thương phẩm, vừa nhân giống số lượng rắn và đầu tư chuồng trại mở rộng quy mô. Đầu năm 2018, ông Cương đầu tư hàng tỷ đồng để mua 1 ô đất rộng hơn 200m2 và xây dựng chuồng trại chăn nuôi quy củ với hệ thống làm mát, quạt thông gió đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè để rắn sinh trưởng và phát triển tốt. Mỗi ô rắn, ông Cương xây dựng theo thiết kế chuẩn, xếp tầng vừa tiết kiệm diện tích, vừa tiện cho việc chăm sóc và xuất bán.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi rắn hổ mang ông Cương cho biết: "Rắn thường hay bị bệnh phổi, ướp xác khiến rắn chậm lớn và chết. Vì vậy, để đảm bảo cho rắn sinh trưởng và phát triển tốt, cùng với việc xây dựng hệ thống chuồng trại đảm bảo ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, cứ 2- 3 ngày gia đình tôi dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ và cho ăn thêm thuốc kháng sinh phòng bệnh...
Hiện nay, nghề nuôi rắn đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, ông Cương cũng như những người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn mong muốn tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp vào đầu tư các cơ sở chế biến rắn thương phẩm trên địa bàn để sản phẩm rắn có đầu ra ổn định.
Theo Thanh Huyền (Báo Vĩnh Phúc)
Một Hợp tác xã nuôi đàn rắn hổ mang cực độc lên tới 30.000 con Ông Nguyễn Văn Thịnh, Giám đốc HTX Chăn nuôi và Chế biến rắn Thịnh Hưng (xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: "Hiện, số lượng rắn nuôi của HTX đạt khoảng hơn 30.000 con rắn sinh sản, gấp hơn 60 lần so với thời điểm mới thành lập. Từ đầu năm 2018 đến nay, HTX cung ứng cho thị...