Làm giàu ở nông thôn: Đổi đời nhờ nuôi 2 loài cá “khôn ăn, ở sạch”
Hai loài cá “khôn ăn, ở sạch” là cá chình và cá bống tượng được lão nông đất võ Bình Định Võ Tuấn Tú nuôi thành công. Gia đình ông Tú, thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã đổi đời nhờ 2 loài cá này, thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Khu nuôi cá chình của lão nông Võ Tuấn Tú ở xóm Cù Lao (thôn Châu Trúc) có diện tích rộng đến 20.000 m2.
Bắt đầu nuôi cá chình từ năm 2000 và đến 7 năm liên tiếp ông Tú vẫn lâm vào cảnh thua lỗ liên miên, nợ nần chồng chất. Có năm thua lỗ do thiên tai, đỉnh điểm thiệt hại lên đến con số 1,6 tỷ đồng.
Sau vấp ngã, nông dân Võ Tuấn Tú đã đi tìm hướng nuôi mới cho mình, ông tâm niệm rằng ngoài việc cả ngày “ăn ngủ” để hiểu căn bệnh của cá, thì người nuôi cần lắng nghe những gì cá mong muốn.
Video đang HOT
Thế là, ông Tú lên kế hoạch cho việc đầu tư nuôi chình, bống tượng thật chỉnh chu, khoa học. Mọi trang mạng, sách báo… có nội dung chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá chình, cá bống tượng được ông Tú lùng sục, nghiền ngẫm không bỏ sót một từ ngữ hay hình ảnh nào.
Ông Tú cho rằng, cá bống tượng, cchình đều có thói quen ăn ở giống hệt nhau (môi trường sạch, mồi tươi) và thời gian nuôi cũng tương đương. Bên cạnh đó, đây đều là loại đặc sản có giá trị cao nên được khách hàng rất ưa chuộng.
Để chuẩn bị nguồn thức ăn tươi, ông Tú mua cá vụn của các hộ đánh bắt trên đầm Trà Ổ về tự chế biến thành thức ăn cho chình, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, đồng thời giảm chi phí.
Theo ông Tú, 2 loại cá trên rất dễ mắc bệnh ghẻ lở về da nên người nuôi cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh. Cách phòng bệnh của rất đơn giản, việc cải tạo ao, xử lý nước ông không dùng hóa chất, kháng sinh mà chỉ dùng công nghệ lên men vi sinh từ các nguyên liệu như mật, đường, cám gạo.
Ngoài cá chình, cá bống tượng, ông Tú còn thả nuôi các loài cá ngon khác như cá trắm cỏ.
Hiện tại, ông Tú đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng để sở hữu 4 hồ nuôi cá chình, cá bống tượng kiên cố, có khả năng chống chọi được với sự tấn công của thiên tai. Với 3.000 con chình, 1.000 cá bống tượng, ông nuôi riêng biệt theo phương thức luân canh, mỗi năm xuất bán 1 hồ để có tiền trang trải cuộc sống và đầu tư cho vụ kế tiếp.
“Cá nuôi từ 1,5 năm đến 2 năm mới bán được, ban đầu con giống chỉ nặng 1 lạng nhưng đến khi xuất bán nặng hơn 1kg. Nếu không gặp sự cố về thiên tai thì có thể lãi đến 400 triệu đồng/ năm”, ông Tú cho hay. Theo ông Tú, mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng là những cách làm giàu ở nông thôn.
Theo Danviet
Nuôi thành công loài cá chình mun, lão nông đất võ thu nửa tỷ đồng
Người nuôi thành công cá chình mun là ông Võ Tuấn Tú, ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ (Bình Định). Với mô hình nuôi cá chình mun, mỗi năm lão nông đất võ Bình Định thu nửa tỷ đồng.
Ông Tú cho biết, ông mua cá vụn của các hộ đánh bắt trên đầm Trà Ổ về tự chế biến thành thức ăn cho chình, đảm bảo an toàn cho vật nuôi, đồng thời giảm chi phí. Được sự hướng dẫn của các nhà khoa học, ông tự ủ chế phẩm sinh học để xử lý các loại vi khuẩn gây bệnh cho cá chình. Ông còn nuôi bò lấy phân để nuôi trùn quế làm thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho cá chình. Nhờ đó, cá chình nuôi không xảy ra dịch bệnh, ăn khỏe, lớn nhanh, đạt năng suất cao...
Ông Tú kiểm tra chình nuôi. Ảnh: X.LỘC
Vốn làm nghề đánh bắt thủy sản trên đầm Trà Ổ, ông Tú được tham gia thực hiện Dự án nghiên cứu nuôi chình mun và nuôi cá lóc thực nghiệm trên đầm Trà Ổ của Sở KH&CN, từ đó ông đã đầu tư nuôi chình đạt hiệu quả cao.
Ngoài nuôi cá chình thương phẩm, ông Tú còn mua bán cá chình giống. Từ năm 2013 đến nay, bình quân mỗi năm ông thu lãi hàng trăm triệu đồng, có năm hơn 500 triệu đồng từ nuôi cá chình. Diện tích ao hồ nuôi cá chình thương phẩm, cá chình giống tiếp tục được mở rộng với quy mô nuôi ngày càng lớn.
Ông Phạm Bính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Châu, nhận xét: Từ một hộ nghèo, giờ đây ông Tú đã trở thành hộ khá giả ở địa phương. Với nghề nuôi cá chình, hàng năm ông Tú giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động phổ thông, với mức lương ổn định 5,5 triệu đồng/người/tháng; giải quyết việc làm theo mùa vụ cho 20 - 30 lao động, tiền công 200 ngàn đồng/người/ngày. Ông còn hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chình, kinh nghiệm nuôi cá chình thương phẩm và cung cấp chình giống cho trên 20 hộ trong và ngoài tỉnh.
Ông Võ Tuấn Tú tích cực hỗ trợ các hộ khó khăn, đóng góp quỹ vì người nghèo, Quỹ Hỗ trợ nông dân xã, đóng góp làm đường giao thông nông thôn, thắp sáng đường quê... với số tiền hàng trăm triệu đồng. Ông còn giúp hàng chục hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng.
Đam mê, quyết tâm, năng động trong làm kinh tế, giải quyết việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều lao động ở địa phương, góp công giữ được nguồn đặc sản quý (con chình) ở Bình Định, vì những điều đó, nhiều năm liền ông Tú đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Mới đây, ông được Hội Nông dân tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.
Theo Xuân Lộc (Báo Bình Định)
Làm giàu ở nông thôn: Tỷ phú trồng na ra trái "khổng lồ" Sau hơn 20 năm, kiên trì nhẫn nại bám đất trồng na-trong đó có giống na Thái ra trái "khổng lồ" , ông Bùi Trung Thông ở thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất khô cằn thành vườn na tươi tốt, sai trĩu quả. Đây là mô hình làm giàu ở nông thôn khi mỗi năm...