Làm giàu ở nông thôn: Chỉ trồng rau, cà thôi mà tôi lãi 400 triệu
Nhận thấy việc trồng hoa màu, anh Đoàn Trung Kiên, ở Hợp tác xã 3 ( xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã chuyển trồng ngô, đỗ sang trồng rau màu sạch bán ra thị trường, thu nhập ngày càng tăng. Với 2ha trồng rau màu, gia đình anh Kiên lãi 400 triệu đồng mỗi năm.
Quyết tâm vượt khó
Trước đây, với 2 ha dất sản xuất, anh Kiên quyết trí bám đất, làm giàu từ cây ngô, đậu, đỗ. Nhưng những năm gần đây giá ngô, đỗ lên xuống thất thường, thương lái ép giá, khiến nhiều nông dân không còn mặn mà sản xuất, vì bỏ công sức nhiều lãi ít, thậm chí bị lỗ.
Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật vườn rau của anh Kiên phát triển xanh tốt mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình
Loay hoay với bài toán nuôi con gì, trồng cây gì có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tình cờ khi đi qua các chợ đầu mối, chợ huyện, thấy đâu cũng bán nhiều rau, người mua cũng nhiều. Anh Kiên tính ngay đến việc trồng rau màu gắn với tiêu chuẩn sạch để bán ra thị trường.
Mới đầu, anh Kiên chuyển 2.000 m2 đất sang trồng rau xanh các loại, vừa trồng vừa tìm thị trường tiêu thụ. Không ngờ cây rau rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nới đây, những luống lên xanh tốt. Vụ rau đầu tiên thu lãi hơn nhiều lần so với trồng ngô, đỗ. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng an Kiên trông thêm nhiều loại rau, như bắp cải, su hào, cà chua, hành, cà pháo…
Video đang HOT
Nhờ kết hợp trồng nhiều loại rau màu theo nhu cầu người tiêu dùng nên việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn
Thấy nhu cầu thị trường tiêu dùng rau xanh ngày cang nhiều, năm 2013, anh Kiên mở rộng diện tích trồng rau lên 1 ha, rồi lên 2 ha, kết hợp mua một chiếc ôtô tải nhỏ chuyên chở rau đến các chợ đầu mối. Anh chịu khó áp dụng khoa học kỹ thuật trồng rau nên vườn rau của gia đình anh lúc nào cũng xanh tốt. Nhờ thế có rất nhiều thương lái đến đặt mua rau ngay tại vườn của anh Kiên nên việc trồng rau của gia đình ngày phất lên, mỗi năm thu lãi hơn 400 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm làm giàu
Gặp anh Kiên trong ngôi nhà khang trang với đủ những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, anh vui vẻ nói rằng: Toàn bộ tài sản trên là từ trồng rau bán mà có đấy. Tôi chưa bao giờ nghĩ trồng rau sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình tôi như vậy.
Anh Kiên nói rằng, để rau ít sâu bệnh cho năng suất cao, cần tính toán lựa chọn thời điểm trồng các loại rau phù hợp với từng mùa vụ, như: Su hào trồng vào tháng 7, cà pháo trồng vào tháng 2, còn cà chua và bắp cải có thể trồng được quanh năm…
Theo anh Kiên, trong số các loại rau trồng, cà chua là mất nhiều công chăm sóc nhất, vì ngoài chăm sóc như các loại rau khác còn phải làm giàn, tỉa mầm, nhưng bù lại là được thu hoạch từ 4-5 tháng. Để nâng cao chất lượng rau và hạn chế nhân công anh Kiên còn đầu tư khoan giếng nước, đầu tư hệ thống tưới phun tự động, máy xới đất phục vụ việc trồng rau,
Sản phẩm rau sạch, an toàn trong đó có cà chua của anh Kiên có bán ở nhiều chợ đầu mối trên địa bàn
Cần chú trọng khâu làm đất, tạo độ tơi xốp, làm sạch cỏ, hạn chế sâu bệnh hại rau. Khoảng cách trồng hợp lý với từng loại rau. Chủ yếu dùng phân chuồng đã hoai mục kết hợp bón thúc thêm phân NPK, phân đạm để rau sinh trưởng tốt. Ngoài ra, không phun thuốc bảo vệ thực vật cho rau, mà dùng thuốc sinh học sẽ không ảnh hưởng đến môi trường và tạo sản phẩm sạch được khách hàng tin tưởng anh Kiên chia sẻ.
Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất, chất lượng sản phẩm rau ngày càng cao. Năm 2017, gia đình anh Kiên thu hoạch 80 tấn bắp cải, 50 tấn su hào, 10 tấn cà chua, 20 tấn cà pháo, với giá bán trung bình từ 3-7.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi 400 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho mình mà anh Kiên còn đem kinh nghiệm của mình trồng rau của mình chia sẻ với bà con trong xóm cùng làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Trên sen, dưới cá khấm khá mấy hồi
Với mô hình trồng sen kết hợp thả cá, kinh tế gia đình anh Trần Quốc Quý, thôn An Lưu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã nhanh chóng trở nên khấm khá...Với mô hình này, anh Quý được thu "kép" gồm cả sen và cá trên cùng một diện tích.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào nuôi trồng nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, thời gian qua trên địa bàn thôn An Lưu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã đưa cây sen vào trồng thử nghiệm kết hợp với nuôi cá, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Trần Quốc Quý đang chăm sóc ao sen.
Trong những ngày hè này nếu có dịp đi qua xã Triệu Sơn, mọi người sẽ thấy bức tranh thôn quê bình yên với những cánh đồng bạt ngàn sen hồng, thoang thoảng tỏa hương trong gió. Thôn An Lưu với đặc thù có nhiều diện tích đất nông nghiệp trũng lầy, chua phèn, sản xuất lúa kém hiệu quả như vùng ruộng Dích, vùng Bàu, Trốc Đội... Ba năm trở lại đây, nhiều hộ gia đình trong thôn đã chuyển đổi diện tích đất phèn hoang hóa, trồng lúa năng suất thấp sang trồng sen kết hợp thả cá. Đến nay thôn An Lưu có khoảng 30 hộ trồng sen với diện tích trên 25 ha.
Ghé thăm ruộng sen của gia đình anh Trần Quốc Quý, một trong những hộ trồng sen hiệu quả tại thôn An Lưu, anh cho biết vụ sen năm nay gia đình anh trồng 2 ha sen kết hợp với nuôi các loại cá nước ngọt như trắm đen, mè, chép. Theo anh Quý, sen là loại cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt thấp, chỉ mất chi phí đầu tiên cho lần xuống giống, sau đó chỉ chăm sóc bón phân và thu hoạch.
Như ước tính của anh Quý, trồng sen kết hợp thả cá cho thu nhập cao gấp 5 đến 7 lần so với trồng lúa và nhiều lần so với các cây trồng khác. Sen được trồng 1 vụ/ năm, bắt đầu từ tháng 2 và sau 4 - 6 tháng có thể cho thu hoạch. Sen nở rộ vào tháng 6 đến tháng 8. Hiện tại thị trường sen đang dễ bán, các thương lái tìm đến thu mua tận nơi. Đầu vụ giá sen hạt khoảng 4050.000 nghìn đồng/ kg, cuối vụ khoảng 25.000 đồng/kg. Tính ra 1 ha trồng sen lãi ròng trên 80 triệu đồng/năm, chưa kể nguồn thu từ cá trong ao.
Anh Quý chia sẻ kỹ thuật trồng sen: "Để trồng sen cho năng suất cao, trước khi trồng, cần làm vệ sinh ao, bắt ốc bươu vàng và cá rô phi, vì các loại này thường ăn các nhánh sen non mới ra. Sau khi trồng giống sen khoảng 1 tháng, bón lân để kích thích ra rễ nhanh, với lượng bón 10kg lân/sào. Quá trình trồng được 2 tháng thì tiến hành bón NPK để kích thích sen đẻ nhánh, lượng bón ở thời điểm này khoảng 10-15kg/sào..."
Anh Quý cho biết thêm về kinh nghiệm trồng sen, đến thời điểm sen phát triển đều mặt ruộng và ra hoa bói, bón kali và phân NPK, lượng bón 7-10 kg kali và 10 -15kg NPK/sào. Khi thu hái lứa bói đầu tiên bón thêm một lần nữa với lượng phân tương tự. Tại thời điểm bắt đầu thu hoạch, phải chú ý kiểm tra phát hiện sâu ăn lá để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong quá trình trồng và chăm sóc, cần tăng cường thêm phân chuồng ủ và phân hữu cơ để tăng chất lượng sen".
Phó Chủ tịch UBND xã Triệu Sơn Nguyễn Ngọc Lân cho biết, đẩy mạnh việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, xã Triệu Sơn tập trung triển khai có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Huyện ủy về nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Cây sen đang là loại cây trồng rất phù hợp cho các vùng đất trũng ở xã Triệu Sơn, mở ra hướng chiến lược trong phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập từ cây trồng trên một đơn vị diện tích. Trong thời gian tới UBND xã tiếp tục xây dựng và phát triển đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các vùng đất thấp trũng, đất phèn hoang hóa sẽ được quy hoạch lại để phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả hơn, trong đó có mô hình sen- cá.
Theo Phan Việt Toàn (Báo Quảng Trị)
Làm giàu ở nông thôn: "Nuôi" lan rừng đột biến mà kiếm bộn tiền Nhờ chịu khó đi sưu tầm các loại lan rừng đột biến khác nhau, đến nay ông Nguyễn Văn Hiển (55 tuổi, tổ 3, phường Thái Bình, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đang sở hữu nhiều loại lan rừng đột biến quý hiếm khác nhau vừa thoả niềm đam mê chơi lan, vừa kiếm bộn tiền... Ông Nguyễn Văn Hiển bắt đầu...