Làm giàu ở nông thôn: Chỉ trồng 60 công khoai mà lãi 1,2 tỷ đồng
“Mấy anh tính lội bộ ra ruộng khoai lang của ông Bảy phải không? Đi bộ chi cho cực lại thêm mỏi chân. Chạy xe Honda ra tới “ngoải” luôn. Ông Bảy “chơi ngon” lắm, đắp bờ bao bề ngang 3m cho trên 60 công khoai lang tím Nhật. Vì vậy, việc chạy xe, mua bán, vận chuyển ngọt xớt…” – một người dân ngụ ấp Mỹ Tân, xã Mỹ Thuận, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) chỉ đường và nói cùng chúng tôi như thế.
Nhớ lại, suốt quãng đường hỏi thăm với nhà ông Trần Văn Bảy (Bảy Chòi), chúng tôi rất bất ngờ vì hầu như người dân ở đây, ai cũng biết tên ông. Điều này đến từ một lẽ, ông Bảy Chòi là người gắn bó, kiên trì với mô hình trồng khoai lang tím Nhật ở vùng này. Canh tác 60 công khoai lang tím Nhật (0,6ha), bình quân mỗi năm gia đình ông Bảy Chòi lời từ 1, 2 đến 1,5 tỷ đồng.
Bỏ lúa trồng khoai lang
Tìm tới nhà, ông Bảy Chòi vui vẻ nói với chúng tôi: “Tui vất vả trồng khoai lang thôi mà, đâu làm ăn dữ dằn gì đâu mà mấy ông nhà báo, phóng viên tới miết. Đâu hết đâu, còn các bác nông dân vùng khác cũng tới lui thăm hỏi, thăm quan… Làm được nhiêu tôi nói nhiêu à…”. Ông Bảy kể, ban đầu khởi nghiệp trồng khoai lang là từ 5 công đất. Năm công đất này, vốn trồng lúa, nhưng sản lượng không ổn định, đầu ra bấp bênh, năm thua nhiều hơn năm được. Từ năm 1980, ông Bảy quyết định chọn mô hình “1 lúa, 1 khoai lang tím Nhật”. Ông Bảy suy tính, khoai lang tím Nhật sản lượng tuy thấp (đạt 3-3,5 tấn/công) trong khi khoai lang trắng đạt từ 4-5 tấn/công, nhưng ngược lại giá bán khoai lang tím thường cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần khoai trắng.
Nhân công tập trung thu hoạch và phân loại khoai lang tím Nhật trên diện tích trồng của gia đình ông Trần Văn Bảy. Ảnh: A.T
Theo ông Trần Văn Bảy, bên cạnh đó, khoai lang tím Nhật ít bị sâu bệnh, dễ tiêu thụ trên thị trường, ít bị thương lái ép giá. Tuy nhiên người trồng khoai lang tím phải am hiểu các biện pháp khoa học, kỹ thuật, đặc biệt phải chọn dây khoai to, khỏe, chế độ bón phân, tưới nước hợp lý và đúng thời gian. Để chủ động nguồn nước và không bị nước lũ hàng năm đe dọa, lão nông Bảy Chòi còn đầu tư khép kín diện tích sản xuất khoai lang nên không lo nước ngập hay hạn hán kéo dài. Thấy khoai lang tím Nhật “ngon ăn”, ông Bảy đã chuyển toàn bộ diện tích sang trồng lúa sang trồng loại cây này. Đến nay, ông đang sỡ hữu 52 công đất và đang thuê thêm 10 công để trồng khoai lang tím Nhật. Điều đáng nói ở ông Bảy Chòi là dù trình độ học vấn còn rất hạn chế, nhưng ông rất đam mê nghiên cứu nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, thường xuyên đọc sách báo, xem đài, xem trên Internet các vấn đề có liên quan đến khoai lang tím Nhật. Ông Bảy còn tham gia các buổi hội thảo “đầu bờ”, trình diễn các biện pháp trồng khoai lang tím tiên tiến do xã, huyện, tỉnh tổ chức. Thêm vào đó, nghe ở đâu có cách làm “độc, lạ” về trồng khoai lang là ông Bảy Chòi lại ” khăn gói” đi ngay để học tập, rút kinh nghiệm…
Tương lai ăn nhiều… khoai lang
Ông Nguyễn Hữu Minh-cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của xã Mỹ Thuận chia sẻ với chúng tôi: “Mô hình trồng khoai lang tím Nhật của ông Bảy Chòi là mô hình tiên tiến, hiệu quả mà địa phương chúng tôi đang điển hình nhân rộng. Chúng tôi làm việc này là bởi nguồn thu nhập từ khoai lang tím khá tốt và ổn định lại phù hợp với thổ nhưỡng và tập quán canh tác của bà con. Khoai lang tím là 1 trong những nông sản chủ lực của chúng tôi hôm nay và trong tương lai. Trong tương lai, các món, sản phẩm chế biến từ khoai lang sẽ nhiều hơn…”.
Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương Trần Văn Bảy.
Video đang HOT
Ông Minh còn tiết lộ thông tin thú vị rằng, ông Trần Văn Bảy là người đầu tiên sáng chế ra máy tưới khoai bằng thép với 16 vòi phun xịt có khả năng thay cho 8 nhân công nếu tưới khoai theo cách truyền thống. Cách làm này giúp tưới đều cả mặt luống khoai. Tiếng lành đồn xa, đã có rất nhiều nông dân trong và huyện, tỉnh đến học hỏi theo cách làm này và đã thành công. Tuy nhiên, máy tưới này chỉ phù hợp trong giai đoạn lá khoai đang phát triển mạnh và phải tạm dừng trước khi thu hoạch khoảng 30 ngày.
“Năm 2010, ông Trần Văn Bảy đã đưọc công nhận danh hiệu Nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh, cấp T.Ư. Tháng 9.2017, ông vinh dự được tham gia hội nghị biểu dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V”.
Ông Lê Văn Tám, ngụ xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình (Vĩnh Long) cho biết : “Tôi có 45 công trồng khoai, lúc trước tưới kiểu thủ công mất rất nhiều thời gian, công sức, chi phí thuê mướn nhân công từ 250.000-300.000 đồng/người/ngày. Từ khi được ông Bảy hướng dẫn cách làm máy tưới 16 vòi, tôi đã tiết kiệm rất nhiều tiền bơm tưới…”.
Theo lời kể của ông Trần Văn Bảy, khoai lang tím Nhật mỗi năm thu hoạch 2 vụ. Vụ thứ nhất từ tháng 2-6 (âm lịch). Vụ thứ 2 từ tháng 7-11 (âm lịch). Giá khoai lang thương lái đang thu mua hiện nay từ 600-650.000 đồng/tạ (mỗi tạ 60kg). Tính ra, với 60 công khoai lang tím, hàng năm ông Bảy đều có lãi trên 1, 2 tỷ đồng. Riêng năm 2016, ông đã lãi trên 1,5 tỷ đồng. Ở vụ khoai lang đầu tiên của năm 2017, ông Bảy đã lãi gần 900 triệu đồng do khoai vụ, trúng giá. “Với tôi cứ bám khoai lang tím Nhật là chắc ăn như bắp luôn”-ông Bảy Chòi khẳng định.
Thấy ông Bảy làm ăn khấm khá, hiện nay đã có hàng chục hộ dân đã chuyển diện tích trồng lúa sang trồng khoai lang tím Nhật và luôn được ông hướng dẫn tận tình, chu đáo bởi ông đang là chi hội phó nông dân ấp Mỹ Tân.
Bà Võ Kim Sa, ngụ ấp Mỹ Tân kể: “Năm nay tôi chuyển 20 công đất lúa sang trồng khoai láng tím Nhật thì trúng lớn luôn, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Vụ rồi kiếm được trên 250 triệu đồng, vụ tới sắp thu hoạch chắc cũng trúng cỡ vậy…”
Theo Danviet
Mặc rớt giá, U70 vẫn "mát tay" xuất chuồng 2.000 lợn giống/tháng
69 tuổi, ở cái độ tuổi U70 mà như nhiều người sau khi nghỉ hưu sẽ chọn cuộc sống an nhàn bên con cháu. Nhưng với cựu kỹ sư khí tượng thủy văn - ông Giang Văn Lùng khối 1, thị trấn Cao Lộc (Lạng Sơn) lại chọn cách nuôi lợn nái sinh sản. Ông chỉ tay về phía trước, giới thiệu về trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản tại HTX của ông.
Hiện nay ông Lùng là Phó Giám đốc của HTX Hợp Thịnh - một trang trại lợn giống kết hợp trồng trọt cho thu nhập cao mỗi năm.
Đủ giờ mới được vào...
Ấn tượng ban đầu của chúng tôi đó là khu trang trại HTX của ông nằm tách biệt, biệt lập với khu dân cư, nó nằm ở vị trí trung tâm thung lũng, ba bốn bề đều là đồi cao. Từ nơi "căn cứ" của ông có thấy nhìn bao quát được toàn bộ khu trang trại mà ông đang quản lý.
Toàn cảnh khu trang trại lợn giống do ông quản lý nhìn từ chòi nơi ông nghỉ ngơi.
Khi chúng tôi gợi ý muốn vào thăm mô hình trang trại nuôi lợn của ông, ông cười nói: "Nếu thế tối phải ngủ đây rồi". Ban đầu chúng tôi nghĩ ông nói vui nhưng không phải vậy. "Nếu muốn vào thăm trang trại lợn thì phải cách ly ít nhất 24h thì mới được vào, ngay cả ông cũng vậy, chủ muốn vào thăm đàn lợn của mình cũng phải đợi đó 24 tiếng, ông giải thích. Nhờ có quy trình quản lý chặt chẽ như vậy mà đàn lợn của ông phát triển tốt và ít dịch bệnh. Công nhân trong trang trại lợn của ông lâu lâu mới được về quê, chỉ trừ gia đình có việc thì họ mới rời trang trại. Vì nếu đi lại, ra vào thường xuyên rất dễ mang mầm mống bệnh từ ngoài vào.
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, nhưng may mắn sau khi học hết phổ thông ông được cử đi học bên Liên Xô và sau khi về nước ông công tác tại Đài khí tượng thủy văn. Cuộc đời của ông đã đi qua nhiều tỉnh thành, nhưng cuối cùng ông quay về mảnh đất xứ Lạng, nơi ông sinh ra và lớn lên. Mặc dù có tiền lương hưu hàng tháng nhưng ông nói: "Tôi mê làm nông, ngồi ở không khó chịu bứt rứt chân tay". Ông Lùng chia sẻ: "Tôi thích lắm, đam mê lắm, nhờ có đam mê nên mới được nhu bây giờ."
Sau khi nghỉ hưu, năm 2006 ông sử dụng diện tích đất của bố mẹ để lại, cải tạo trồng các loại cây ăn quả như mận, xoài, măng bát độ,... chăn nuôi gà sao, nuôi dê, nuôi dế,... nhưng do không tìm được đầu ra cho sản phẩm nên cho thu nhập thấp dẫn đến thất thu về vốn. Nhờ nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của thị trường cũng như nông dân trong vùng ông quyết tâm chuyển sang mở mô hình chăn nuôi lợn nái để cung ứng lợn giống cho thị trường trong vùng cũng như các tỉnh lân cận.
Ông đã đi đến thăm quan học hỏi nhiều mô hình chăn nuôi ở các tỉnh bạn. Từ đó mở rộng các mối quan hệ thuận lợi cho trao đổi kinh nghiệm cũng như đầu ra con giống. Hiện nay mô hình của ông cũng đầu tư nhiều hệ thống móc móc hiện đại với tổng số vốn lớn.
Cận cảnh bên trong trang trại lợn giống của ông. (ảnh: NVCC)
Khi mới bắt đầu, nhờ các mối quan hệ nên trang trại của ông đã liên kết với Công ty bên Thái Lan để được trao đổi, phổ biến kỹ thuật chăm sóc đàn lợn nái 600 con và cho thu nhập hơn 1,5 tỷ một năm sau khi trừ các chi phí.
Ông Lùng cho biết: Thời điểm mới đầu rất khó khăn đặc biệt là vốn, sau đó là kỹ thuật. Nhờ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhiều mô hình ở các tỉnh bạn và qua các chương trình trên phương tiện thông tin đại chúng ông học hỏi được rất nhiều từ kỹ thuật chăm sóc cũng như đầu ra sản phẩm.
Từ trắng tay mất vốn, thành chủ HTX chục tỷ...
Hiện tại Trang trại lợn nái sinh sản tại HTX của ông đang có hơn 800 con lợn nái sinh sản. Mỗi tháng xuất chuồng khoảng 2.000 con lợn giống chủ yếu xuất sang thị trường Hà Lan.
Ngoài chăn nuôi lợn nái thì HTX của ông còn mở rộng thêm 8ha mô hình trồng cây dược liệu như Hoàng Ngọc, cà gai leo...cho thu nhập hơn 300 triệu/năm. Ông tận dụng nhau thai lợn nái để nuôi thả cá với diện tích gần 3ha cho năng suất cao...Còn gà, vịt chăn nuôi trong trang trại chủ yếu để phục vụ bữa ăn cho hơn 32 nhân công tại HTX. Ông tận dụng phân chuồng cho vào hệ thống máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh sử dụng trong trồng trọt cho thu nhập gần hơn 1.2 tỷ/năm.
Ông giới thiệu cây dược liệu Hoàng Ngọc mới cho đợt thu hoạch đầu tiên tại trang trại của ông.
Ngoài công việc quản lý trang trại HTX, ông Lùng còn mở rộng thêm trang trại riêng với 4ha rừng bạch đàn cho thu nhập hơn 100 triệu/năm...
Khi được hỏi về dự định sắp tới, ông cho biết: Ông đang có kế hoạch mở rộng diện tích để trồng 5 - 10ha chanh leo, các loại cây quý cho thu nhập cao như đinh lăng, nhân sâm, ba kích...
Ông Lùng là một hội viên nông dân vinh dự nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp UBND tỉnh, Hội Nông dân tỉnh nhờ có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ông Lùng luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm với bà con trong xóm, trong vùng.
Rời ngôi nhà khang trang, hàng ngày ông lên ngôi nhà nhỏ dựng trên đỉnh đồi, nơi ông gọi là "căn cứ" treo nhiều giấy khen mà Hội nông dân tặng ông vì có thành tích trong lao động sản xuất.
Ông Hoàng Văn Tinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Lộc cho biết: Mô hình chăn nuôi sản xuất của hội viên Giang Văn Lùng được đánh giá cao về quy mô cũng như chất lượng đầu ra. Đây là mô hình lớn, cần được quan tâm đầu tư, và là mô hình đáng để các hội viên học tập...
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Người Sán Chỉ đầu tiên trồng trà hoa vàng Vượt lên tư duy trồng trà hoa vàng chỉ để phục vụ cho nhu cầu của gia đình, anh Lỷ Nhật Dẩu, thôn Thán Phún, xã Bắc Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã nhanh nhạy bắt nhịp với nhu cầu thị trường, học hỏi kỹ thuật cấy ghép, xử lý hoa để đưa trà hoa vàng thành phẩm xuất bán, mang...